Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

QUY HOẠCH CẢ HẠNH PHÚC

QUY HOẠCH CẢ HẠNH PHÚC Đừng quy hoạch hạch phúc của những người mà họ đang phải cố làm việc để đạt được hạnh phúc của mình. Vấn đề là chính ...

QUY HOẠCH CẢ HẠNH PHÚC

Đừng quy hoạch hạch phúc của những người mà họ đang phải cố làm việc để đạt được hạnh phúc của mình.

Vấn đề là chính sách phúc lợi “hậu lao động”, chứ không phải chuyện giờ làm - việc giữa doanh nghiệp và người lao động.

Nhu cầu được làm việc và kiếm tiền để “xây dựng hạnh phúc” là điều hiển nhiên và chính đáng. Nó cần được tôn trọng, nó cần được đảm bảo.

Chuyện chính sách là bảo vệ những quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ lao động như thế nào, chứ không phải là ngăn cản và giới hạn quyền được làm việc và kiếm tiền của họ lại.

Đời sống người lao động quá thấp và bấp bênh, vì họ không được đảm bảo về mặt pháp lý thông qua các cơ chế như hợp đồng, bảo hiểm, công đoàn độc lập, hưu trí...đấy chính là cốt lõi của lao động.

Họ có thể làm 8 tiếng 1 ngày, và họ có thể làm thêm 3 tiếng 1 ngày, đó là việc của người lao động và doanh nghiệp - nhưng cái cần thiết của sự can thiệp nhà nước chính là đảm bảo quan hệ làm thêm này giải quyết được tình trạng thực tế của lao động - họ không bán sức lao động mà lại bị trả lương thấp, bị ngược đãi, bị bóc lột hoặc thiếu cơ chế giám sát, xử lý khi có xung đột.

Chúng ta vẫn đang được đánh giá là quốc gia có dân số vàng, nhưng ngược lại, rơi vào danh sách đất nước lười lao động nhất và năng suất thấp nhất khu vực - ngoại trừ việc áp dụng công nghệ thì đó còn là yếu tố nhân sự (con người). Mặc dù là quốc gia lười biếng, nhưng một thực tế đau lòng là công nhân lại bị bóc lộc (bỏ rơi) một cách thậm tệ.

Hãy thôi xen vào và quy hoạch cả hạnh phúc của công nhân, thay vào đó hãy làm sao đảm bảo cho việc lao động trở nên hiệu quả, khi đó hạnh phúc của người lao động sẽ tự hiện diện mà không cần can thiệp thô bạo vào mà lại với các biện pháp hết sức sai lầm. Hơn nữa, cần phải cải thiện chỉ số sống của quốc gia như môi trường, quản trị, thị trường, luật pháp...đó là các nền tảng sống thực sự, chứ không phải chỉ chuyện một vài giờ làm thêm như một nhu cầu tất yếu của “những người khốn khổ” bị bỏ rơi bấy lâu nay.

Lê Luân




Không có nhận xét nào