Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

QUYẾT ĐỊNH RÚT QUÂN KHỎI MIỀN BẮC SYRIA, ĐIỂM VÀNG ĐỂ DONALD TRUMP ĐI VÀO HUYỀN THOẠI, ĐỒNG THỜI ÔNG TRUMP MUỐN TRÁNH SAI LẦM CỦA MỸ Ở VIỆT NAM

QUYẾT ĐỊNH RÚT QUÂN KHỎI MIỀN BẮC SYRIA, ĐIỂM VÀNG ĐỂ DONALD TRUMP ĐI VÀO HUYỀN THOẠI, ĐỒNG THỜI ÔNG TRUMP MUỐN TRÁNH SAI LẦM CỦA MỸ Ở VIỆT ...

QUYẾT ĐỊNH RÚT QUÂN KHỎI MIỀN BẮC SYRIA, ĐIỂM VÀNG ĐỂ DONALD TRUMP ĐI VÀO HUYỀN THOẠI, ĐỒNG THỜI ÔNG TRUMP MUỐN TRÁNH SAI LẦM CỦA MỸ Ở VIỆT NAM

Nhìn vào toàn cục ở miền Bắc Syria, nơi người Kurd đã định cư, nếu ta làm phép so sánh sẽ không khó nhận ra nơi đây có một sự tương đồng với Cao nguyên Trung phần của Việt Nam, cái nôi của người Thượng.

Những ai luống tuổi hoặc những ai có am hiểu về vùng đất Cao nguyên sẽ không quên cái tên Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées - Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, viết tắt là FULRO (đọc là Phun-rô). FULRO là một tổ chức liên minh chánh trị - quân sự của các sắc tộc Cao nguyên Trung phần, Chàm, Khmer tồn tại từ 1964 đến 1992. Tổ chức này chủ trương đấu tranh cho quyền tự quyết của các sắc tộc trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và kế tiếp là Việt Nam cộng sản với mục đích cụ thể là đòi ly khai vùng lãnh thổ Cao Nguyên Trung phần để thành lập một nhà nước độc lập.

Vì thời gian có hạn nên tui không đi sâu vào chi tiết quá trình hình thành và hoạt động cũng như cáo chung của tổ chức sắt máu FULRO này. Chỉ nói đơn giản là tiền thân của tổ chức FULRO chính là phong trào BAJARAKA do những trí thức người Thượng, đứng đầu là Y Bhăm Êñuôl người RAdé (người Ê Đê) thành lập vào ngày 01/5/1958. Tổ chức BAJARAKA chủ trương đấu tranh bất bạo động yêu cầu chấm dứt mọi chánh sách phân biệt đối xử đối với các sắc tộc thiểu số. BAJARAKA là chữ viết tắt tên bốn dân tộc chủ yếu tại Cao Nguyên là Bahnar (người Ba Na), Jarai (người Gia Rai), RAdé (người Ê Đê) và Kaho (người Cơ Ho).

Ngày 25/7/1958, BAJARAKA gởi thỉnh nguyện thơ tới tòa đại sứ Pháp, tòa đại sứ Mỹ và Liên Hiệp Quốc tố cáo những hành vi phân biệt sắc tộc của chánh quyền Việt Nam Cộng hoà và yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng được độc lập trong khối Liên hiệp Pháp hoặc độc lập dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Tháng 8 và tháng 9/1958, BAJARAKA tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột nhưng đều bị trấn áp, tất cả những lãnh tụ của phong trào bị bắt.

Như chúng ta đã biết, xung đột sắc tộc là một ngọn lửa chiến tranh âm ỉ, dai dẳng nhứt trong lịch sử nhơn loại nếu chúng ta không biết cách giảm nhiệt, khống chế nó. Vấn đề người Thượng ở Việt Nam cũng vậy, nếu không khéo léo sẽ dễ dẫn tới những cuộc phân qua tàn khốc. Do đó, ngày 15/4/1950, Hoàng đế Bảo Ðại đã ban hành Dụ số 6 thành lập "Hoàng Triều Cương Thổ - Domaine de la Couronne" gồm Xứ Thượng miền Nam và Xứ Thượng miền Bắc, độc lập với các chánh quyền đồng bằng. Ranh giới và diện tích Xứ Thượng miền Nam giống như diện tích và ranh giới Xứ Thượng Nam Ðông Dương trước kia, gồm một phần lãnh thổ Nam Kỳ, Trung Kỳ, Cambodia và Ai Lao, với cảng Cam Ranh làm cửa ngõ đổ ra Thái Bình Dương. Sau khi thành lập "Hoàng triều cương thổ", người dân ở Xứ Thượng Miền Nam có cuộc sống thái hòa, bằng chứng là vua Bảo Đại thường lên Cao nguyên nghỉ mát để hòa mình vào lòng người Thượng và để tránh việc phải ký vào những văn bản do Pháp bắt buộc.

Tuy nhiên, sau Hiệp định Geneva 1954 chấm dứt chiến tranh và phân chia Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc theo chủ nghĩa tách biệt là miền Bắc theo cộng sản, Miền Nam theo Tự do. Khoảng 120.000 người Miền Nam theo cộng sản đã ngược ra Bắc, trong số này có gần 6.000 người Thượng, những người này được huấn luyện chánh trị và quân sự để trở vào miền Nam sau 1956 giúp phe cộng sản chuẩn bị một cuộc chiến tranh tàn khốc trong mưu đồ cướp lấy Miền Nam của cộng sản Bắc Việt. Và cũng từ đó, Xứ Thượng ở miền Bắc được lập theo "Hoàng triều cương thổ" tại Dụ số 6 của Vua Bảo Đại đã bị cộng sản Bắc Việt xóa bỏ và Xứ Thượng ở Miền Nam cũng vậy, cũng bị chánh quyền Ngô Đình Diệm xóa bỏ.

Trước âm mưu của cộng sản Bắc Việt trong việc huấn luyện chánh trị và quân sự cho hơn 6.000 người Thượng để họ quay lại Cao nguyên Trung phần phát động một cuộc chiến tranh tàn khốc chống lại Việt Nam Cộng Hòa, tàn sát người Việt Nam Miền Nam, năm 1956, các cố vấn quân sự Mỹ đã vào tận các buôn làng trang bị vũ khí cho thanh niên Thượng thành lập các đội Dân sự Chiến đấu Thượng (Civilian Indigenous Defense Group, CIDG) và Lực lượng Đặc biệt với mục đích đánh bại âm mưu của cộng sản Bắc Việt khi đưa lực lượng người Thượng theo cộng sản trở lại chiến đấu ở Cao nguyên Trung phần.

Sau cuộc chính biến lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963, tất cả những lãnh tụ phong trào BAJARAKA mà trước đây bị chánh phủ Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa kết tội đồng lõa với cộng sản đều được thả. Paul Nưr, phó chủ tịch phong trào BAJARAKA được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Kon Tum, Y Bhăm Ênuôl, chủ tịch phong trào BAJARAKA được bổ nhiệm vào chức vụ phó tỉnh trưởng tỉnh Darlac. Tháng 3/1964, được sự ủng hộ của Mỹ, những người lãnh đạo phong trào BAJARAKA kết hợp với sắc tộc Thượng khác và người Chàm tại Trung phần thành lập Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (tiếng Pháp: Front de Libération des Hauts Plateaux, FLHP).

Mặt trận Giải phóng Cao nguyên chia làm hai phe, Phe chủ trương ôn hòa, do Y Bhăm Êñuôl đại diện và phe chủ trương bạo động, do Y Dhơn Adrơng cầm đầu. Từ tháng 3 đến tháng 5/1964, phe bạo động bị truy quét gắt gao phải chạy qua Cao Miên lập căn cứ tại trại Rolland (Camp Le Rolland), tỉnh Mondolkiri cách biên giới Việt - Miên khoảng 15km, tiếp tục tuyển mộ thanh niên Thượng tham gia FLHP chống chánh quyền Việt Nam Cộng hòa. Ngày 19/9/1964, các toán biệt kích thuộc Lực lượng Đặc biệt và các đội Dân sự Chiến đấu Thượng nổi dậy đánh chiếm một số đồn ở Quảng Đức (Đắk Nông ngày nay) và Darlac giết chết 35 quân nhân người Việt, bắt sống quận trưởng quận Đức Lập; chiếm đài phát thanh Buôn Mê Thuột kêu gọi thành lập một quốc gia độc lập.

Ngày 20/9/1964, Chuẩn tướng Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, Tư lệnh Vùng II Chiến thuật phản ứng mãnh liệt. Ông cho Sư đoàn 23 Bộ binh cùng một số tiểu đoàn Biệt Động Quân và thiết giáp vây quanh đài phát thanh, và những đồn bị chiếm đóng. Khi phiến quân sắp bị tiêu diệt thì đột nhiên chuẩn tướng Vĩnh Lộc nhận được khuyến cáo của Beachner, tham tán thứ ba tòa đại sứ Mỹ trên Cao nguyên là nên thương thuyết.
Cuộc thương lượng giữa phiến quân và Tư lệnh Vùng II Chiến thuật, qua trung gian là đại diện tòa đại sứ Mỹ, đi đến những thỏa thuận sau:

- Y Bhăm Êñuôl được cử làm chủ tịch chính thức phong trào FLHP, tuy nhiên ngay chiều 20 tháng 9 năm 1964 Y Bham Ênuôl đào thoát sang Cao Miên.

- Những chỉ huy phiến quân không bị truy tố và không bị truy đuổi khi rút quân qua Cao Miên.

Và từ đó, cái tên FULRO là nỗi ám ảnh của công dân Việt Nam Cộng Hòa, những cuộc đột kích, tàn sát dã man do FULRO gây ra cùng với khủng bố Việt cộng là sự nhức nhối to lớn của người Miền Nam Việt Nam. FULRO chui lủi trong rừng sâu thoát ẩn, thoát hiện nhưng lạ thay nó hiếm khi đụng độ với cộng phỉ Miền Nam dù cả 2 lực lượng đều nằm chung một nơi trú ẩn. Người ta tin rằng FULRO đã thỏa hiệp với Việt cộng để cùng chống kẻ thù chung là Việt Nam Cộng Hòa. Oái oăm cho Việt Nam Cộng Hòa là Pháp, Mỹ lại ủng hộ cho FULRO. 

Vì vậy những cuộc càn quét FULRO của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa thường bị Mỹ ngăn cản hoặc thường bị rơi vào các ổ phục kích của FULRO lẫn cộng quân. Tuy nhiên, sau ngày Quốc hận 30/4/1975, cũng như cộng phỉ Miền Nam (Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam) thì FULRO (Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức) cũng bị Việt cộng vắt chanh bỏ vỏ. Một lần nữa, FULRO lại đi theo Tàu cộng một cách gián tiếp thông qua sự ủng hộ của Khmer Đỏ. Để rồi khi Khmer Đỏ bị tiêu diệt, vào năm 1992, các tàn quân FULRO cuối cùng đã hạ vũ khí, 407 binh sĩ FULRO cuối cùng ra giao nộp vũ khí cho Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên Hiệp Quốc (UNTAC) tại Cao Miên Nhiều người trong số đó được đi tị nạn chánh trị tại Mỹ. 

Riêng số phận của Y Bham Ênuôl, thủ lãnh của FULRO theo chủ trương ôn hòa, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn Kinh-Thượng theo phương thức hòa bình đã bị Les Kosem, từng giữ chức Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Champa (FLC), một trong những lãnh tụ của lực lượng FULRO theo chủ trương bạo động đã đem quân bao vây Camp le Rolland ép Y Bham Ênuôl nhường lãnh thổ của Mặt trận Giải phóng Cao Nguyên cho Mặt trận Giải phóng Champa (FLC) đã đem Quân đội Hoàng gia Cambodia bao vây Camp le Rolland bắt Y Bham Ênuôl đưa về Phnom Penh giam lỏng vào ngày 30/12/1968 trước khi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đưa trực thăng sang chở đi. Đến tháng 4/1975 thì cả gia đình Y Bham Ênuôl đã bị Khmer Đỏ hành quyết.

Trở lại chủ đề người Kurd ở Syria. Nếu ta so sánh người Kurd ở Syria với người Thượng ở Cao nguyên Trung phần thì ta không khó hình dung có một sự tương đồng giữa FULRO với lực lượng vũ trang người Kurd hiện nay tại miền Bắc Syria theo phép so sánh sau:

1. Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) tương đồng như phe ôn hòa của FULRO do Y Bham Ênuôl cầm đầu.

2. Lực lượng Đảng Lao động người Kurd (PKK) tương đồng với phe chủ trương bạo động của FULRO do Y Dhơn Adrơng cầm đầu.

3. Thổ Nhĩ Kỳ tương đồng với Việt Nam Cộng Hòa.

4. Chánh quyền của độc tài Assad tương đồng với cộng sản Bắc Việt với sự chống lưng của Nga, Iran,...

5. Mỹ, NATO tương đồng với các thế lực trước đây đã ủng hộ phe ôn hòa của FULRO do Y Bham Ênuôl cầm đầu gồm Pháp, Mỹ, Liên Hợp quốc và Quốc vương Cambodia là Hoàng thân Sihanouk.

Bởi vì từ đầu thế kỷ 20, người Kurd bắt đầu chiến đấu vì mục tiêu hình thành quốc gia gọi là Kurdistan tương đồng với FULRO ở Cao nguyên Trung phần. Năm 1920, Hiệp ước Sèvres, một trong nhiều hiệp ước mà các cường quốc ký kết sau Thế chiến I, đã đề cập đến sự sụp đổ của Đế chế Ottoman và kêu gọi hình thành khu tự trị của người Kurd. Ba năm sau khi kết thúc Đệ nhứt Thế chiến, các đồng minh phương Tây hủy bỏ yêu cầu thành lập một quốc gia Kurd độc lập và khu vực của người Kurd bị chia cách giữa một vài quốc gia nơi người Kurd đã và đang sinh sống đó là Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Bắc Syria, phía Bắc Iraq, Tây Bắc Iran và Tây Nam Armenia.

Tuy Mỹ thời chánh quyền Obama đã hậu thuẫn "Các lực lượng Dân chủ Syria - SDF", một lượng đa sắc tộc được thành lập vào ngày 11/10/2015 để chống lại sự đàn áp dã man của độc tài Assad tại cuộc nội chiến ở Syria và sau đó là để tiêu diệt khủng bố ISIS nhưng SDF sau đó đã biến tướng khi tuyên bố nhiệm vụ của mình là chiến đấu để tạo ra một thế tục, dân chủ và liên bang Syria, dọc theo cuộc Cách mạng Rojava ở miền bắc Syria và tháng 12/2016 Liên đoàn Dân chủ Bắc Syria đã tuyên bố ban hành Hiến pháp đặt tên cho SDF là lực lượng phòng vệ chánh thức. Nhưng thực tế thì 

Nhưng thực tế thì Các lực lượng Dân chủ Syria - SDF lại liên minh với Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), Lực lượng Đảng Lao động người Kurd (PKK), Lực lượng bảo vệ phụ nữ người Kurd (YPJ),... để theo đuổi các mục tiêu riêng như xây dựng quốc gia độc lập của người Kurd. Đặc biệt, Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là một nhánh của "tổ chức khủng bố" đảng Công nhân người Kurd (PKK) cần phải tiêu diệt để bảo vệ an toàn cho đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Thổ Nhĩ Kỳ liệt Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) và coi nó là một nhánh của "tổ chức khủng bố" đảng Công nhân người Kurd (PKK) là hoàn toàn có cơ sở bởi như đã phân tách thì các tổ chức này tương đồng với FULRO trước đây ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Người Kurd ở miền Bắc Syria quả là phức tạp, khó lường, họ không khác gì FULRO, họ tấn công khủng bố vào Thổ Nhĩ Kỳ và quân Mỹ của độc tài Assad khi được chánh quyền Obama hậu thuẫn chỉ vì mục tiêu muốn lập quốc gia riêng như FULRO. Họ đã sử dụng tiền của, khí tài và cả xương máu do Mỹ viện trợ một cách "sai mục đích". Họ sẵn sàng đâm lén vào lưng Mỹ nếu cần mà bằng chứng là khi ông Trump tuyên bố rút 100 quân khỏi miền Bắc Syria thì các lực lượng bảo vệ người Kurd ở đây đã quay sang rước độc tài Assad và lính Nga vào nhà của họ.

Đồng minh sẽ không bao giờ có với những kẻ dễ dàng lật lọng, tệ hại hơn nữa là sau khi chánh quyền của tổng thống Donald Trump đã kiên trì thuyết phục Erdogan ngừng bắn năm ngày để tìm giải pháp hòa bình ở miền Bắc Syria thì các lực lượng người Kurd ở đây đã hiện hình là quân phá hoại, họ vẫn tấn công vào Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp thỏa thuận ngừng bắn tạm thời. Hành vi bất chấp của các lực lượng người Kurd trong những ngày qua đã góp phần làm cho ông Trump khó xử nhưng mục đích này của người Kurd có dụng ý buộc ông Trump phải ngưng lại tuyên bố rút quân hoặc phải xung đột trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ. Rõ ràng người Kurd ở Syria đang phá hoại chiến lược hòa bình vĩnh cửu ở Syria do ông Trump khởi xướng.

Chắc chắn một điều, khi các lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria vi phạm thỏa thuận ngừng bắn ngắn ngủi mà ông Mike Pence và Mike Pompeo đã tốn nhiều công sức để thuyết phục Erdogan sẽ dẫn tới hậu quả là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quay lại tấn công người Kurd. Những kẻ đang thổi phồng, sỉ vả ông Trump về quyết định rút quân khỏi miền Bắc Syria sẽ có dịp gia tăng phỉ báng ông Trump. Tuy nhiên tất cả sẽ bị sập hầm bởi vì ông Trump cũng muốn điều này xảy ra để ông Trump có lý do rút quân Mỹ ở Syria về nước, để cho Thổ Nhĩ tăng thêm mối bất hòa với Nga khi Erdogan tấn công trở lại vào miền Bắc Syria mà lý do tại người Kurd vi phạm thỏa thuận ngừng bắn tạm thời.

Quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria là một quyết định đầy mạo hiểm nhưng rất sáng suốt mà chỉ có người bản lãnh, tài trí với quan điểm "thà đau một lần để đại phẩu ung nhọt còn hơn vì sợ đau mà ôm giữ nỗi đau âm ỉ, kinh niên" mới dám quyết định. Rút quân Mỹ khỏi Syria vừa cắt được u nhọt của Mỹ ở Syria vừa đẩy cho Thổ Nhĩ Kỳ - Pháp - Đức - Nga - Iran - Assad vào vũng sình để làm ngao cò tranh cá, tranh tép, tại sao lại không làm ? Tại sao lại sỉ vả ông Trump./.

Tran Hung.



Không có nhận xét nào