Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

QUYẾT TÂM KHÓC LÓC

QUYẾT TÂM KHÓC LÓC Mấy hôm nay người ta chửi bà Quyết Tâm quá, vì đã khóc ở Quốc hội. Mình thì không đánh giá hành vi khóc lóc này, vì dù sa...

QUYẾT TÂM KHÓC LÓC

Mấy hôm nay người ta chửi bà Quyết Tâm quá, vì đã khóc ở Quốc hội. Mình thì không đánh giá hành vi khóc lóc này, vì dù sao chị ấy cũng là đàn bà, vụ này làm mình nhớ chị Lê Bình VTV! Vấn đề ở đây là suy nghĩ của chị ấy lệch lạc, thiếu hiểu biết. Nhưng cách suy nghĩ của chị Tâm không đơn độc, đa số người bình chọn cũng nghĩ giống chị ấy. Nếu đây không phải do báo TT cài cắm thì nó thể hiện phần nào về dân trí.

Ai có kiến thức về kinh tế thì phải hiểu là QH không thể làm chính sách gì để người lao động được trả lương đủ để trang trải cuộc sống! Thị trường lao động hiện tại đang là thị trường tự do cạnh tranh. Người lao động được hưởng lương cao hay thấp là phụ thuộc vào công việc, sức khỏe, năng lực, sắc đẹp, kiến thức...của người lao động và thuận mua vừa bán. 

Nếu họ thấy lương không thỏa đáng thì có thể bỏ việc, làm ở chỗ có thể trả lương cao hơn. Chả nhẽ QH bắt ép được chủ doanh nghiệp trả lương cao cho người lao động thông qua luật lệ gì sao? QH chỉ có thể can thiệp được vào mức lương tối thiểu mà thôi.

Trách nhiệm của giới chủ là không được vi phạm mức lương tối thiểu, tuân thủ luật Lao động, đóng bảo hiểm, chứ không phải là nhà từ thiện, phải trả lương đủ cho người làm. Mà biết thế nào là đủ đây?

Giới chủ đổi mới công nghệ không đồng nghĩa với việc phải tăng lương cho nhân viên, thậm chí ngược lại, là sa thải bớt nhân viên, do công nghệ, máy móc làm thay người. 

Người lao động muốn tăng lương thì phải nâng cao năng lực làm việc, nâng sao năng suất lao động, cải tiến, sáng tạo trong công việc. Đang từ công nhân vặn ốc vít chuyển sang công nhân bấm nút máy móc thì lương sẽ được tăng.

Công nhân bậc thấp, chỉ làm được việc đơn giản, thì lương cũng chỉ ở mức thấp mà thôi. Họ chỉ còn cách duy nhất để gia tăng thu nhập là tăng giờ làm 1 cách tự nguyện, làm vào ngày nghỉ, lễ tết còn được tăng hệ số lương theo luật Lao động. Theo mình biết, đa số công nhân dạng này đều muốn làm thêm tăng ca, trừ những người có thể làm thêm việc khác bên ngoài. Cấm họ làm thêm là cấm họ kiếm thêm thu nhập chính đáng. 

Thực tế năng suất lao động của người Việt là thấp so với các nước, thời gian làm thêm cũng ít (xem con số do ông Lộc cung cấp). Thế mà cho phép tăng giờ làm thì kêu khóc là khổ, thiếu tình người! Không cho người ta kiếm thêm tiền mới là thiếu tình người.

Mở rộng ra, thì tư tưởng kiểu bà Tâm là tư tưởng cánh tả (bao gồm cả CS) điển hình. Tức là chỉ muốn đấu tranh với giới chủ để tăng lương, giảm giờ làm, trong khi bản thân thì lười, năng suất lao động thấp.

Công nhân muốn lương cao như công nhân Tây thì đất nước phải giàu mạnh, thì toàn dân có mặt bằng lương đều cao, phúc lợi xã hội sẽ tốt, như ở các nước giãy chết. Nước nghèo thì công nhân cũng nghèo và khổ, là lẽ dĩ nhiên. Mà lý do dẫn đến đất nước chậm tiến thì vai trò của thể chế là chính. Như vậy, công nhân nghèo khổ là tại đảng và chú phỉnh, sao lại vu cho giới chủ?

Bà Tâm nói và khóc như vậy là có mùi dân túy, ra vẻ thương công nhân. Nhưng thực tế, quan chức VN còn không muốn để công nhân được tự do tranh đấu với giới chủ thông qua công đoàn độc lập. Công đoàn ở VN đều do đảng kiểm soát, kể cả công đoàn trong doanh nghiệp nước ngoài. Khi hội nhập quốc tế, như EVFTA thì người ta mới ép thành lập công đoàn độc lập, mà nhà nước đã cho đâu. 

Khóc lóc như bà Tâm là mèo khóc chuột. Quan chức bóc lột giới chủ, giới chủ bóc lột công nhân. Công nhân nghèo khổ là do đó. Bà Tâm là cựu CT HĐND TP HCM. Cũng bao năm bóc lột rồi.

Trích dẫn:
-‐-----------------
Bà Tâm cho rằng vai trò của Quốc hội là phải làm chính sách để người lao động được trả lương đủ để trang trải cuộc sống, để họ có thời gian để học tập, nâng cao tay nghề, giải trí, chăm sóc gia đình và nghỉ ngơi - những quyền con người được quy định trong hiến pháp.

"Hãy nghĩ đến trách nhiệm của giới chủ. Sức cạnh tranh của nền kinh tế không nên chỉ dựa vào sức lao động của người lao động mà còn phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng công việc. Nhân văn là bảo vệ quyền con người, nhân văn là tình người trong sử dụng sức lao động, tăng lương giảm giờ làm chứ không phải tăng khung giờ làm thêm."

---------------

Dương Quốc Chính









Không có nhận xét nào