[ SỐ GIỜ LÀM VIỆC VÀ NĂNG SUẤT - VIỆT NAM VS THẾ GIỚI ] Quốc Hội đang tranh luận về việc nâng số giờ làm thêm doanh nghiệp có thể bắt người ...
[SỐ GIỜ LÀM VIỆC VÀ NĂNG SUẤT - VIỆT NAM VS THẾ GIỚI] Quốc Hội đang tranh luận về việc nâng số giờ làm thêm doanh nghiệp có thể bắt người lao động làm từ 300 lên 400 giờ mỗi năm. Nghĩa là mỗi tuần một công nhân có thể bị ép làm thêm 7-8 tiếng.
Tính trung bình thì một người Việt Nam phải làm đến 45-50 tiếng mỗi tuần, có thể nói là một trong những nước có thời gian làm việc cao nhất. Nhưng đó là giờ chính thức trong biên chế. Còn vô số người lao động được trả tiền mặt phải làm từ sáng đến tối là điều bình thường.
Vậy so với thế giới thì sao?
1. Mỹ: GDP/đầu người $59,000, làm trung bình 1,783 giờ mỗi năm, năng suất trung bình $33/h.
2. Canada: GDP/đầu người $45,000, làm 1,703 tiếng mỗi năm, năng suất $26/h.
3. Đức: GDP/đầu người $44,000, làm 1,363 tiếng mỗi năm, năng suất $32/h.
4. Anh: GDP/đầu người $44,000, làm 1,676 tiếng mỗi năm, năng suất $23/h.
5. Nhật: GDP/đầu người $38,000, làm 1,713 tiếng mỗi năm, năng suất $22/h.
6. Hàn Quốc: GDP/đầu người $29,700, làm 2,069 tiếng mỗi năm, năng suất $14/h.
7. Ấn Độ: GDP/đầu người $1,939/ làm 2,700 tiếng mỗi năm, năng suất $0.71/h.
8. Trung Quốc: GDP/đầu người $8,826, làm 2,392 tiếng mỗi năm, năng suất $3.6/h.
9. Singapore: GDP/đầu người $57,000, làm 2,340 tiếng mỗi năm, năng suất $24/h.
10. Thái Lan: GDP/đầu người $6,593, làm 2,189 tiếng mỗi năm, năng suất $3/h
11. CHXHCN Việt Nam: GDP/đầu người $2,343, làm 2,691 tiếng mỗi năm, năng suất $0.87/h.
Vậy chúng ta có thể thấy rằng số lượng giờ lao động không liên quan gì mấy đến phát triển kinh tế. Nếu có thì Việt Nam phải là cường quốc vì làm việc nhiều, còn Đức phải nghèo đói vì làm việc ít. Làm nhiều có thể có nghĩa trong lao động tay chân, nơi năng suất cố định. Nhưng trong thời kinh tế sáng tạo khi may móc thay thế con người thì số lượng giờ lao động không phải là yếu tố chính.
Đừng đổ lỗi cho người dân Việt Nam lười biếng nữa. Họ làm việc dài và cực hơn đa phần dân tộc trên thế giới. Nhưng công lao họ đã bị cướp đi bởi chính quyền qua vô số thuế phí. Ngoài ra họ phải trả tiền cao hơn bất cứ ai để mua hàng hoá, sức mua của đồng lương của họ thậm chí còn thấp hơn nhiều.
Muốn phát triển thì phải sáng tạo, mở cửa thị trường, thu hút đầu tư và xây dựng thể chế dân chủ tự do. Một đất nước nghèo hay giàu phần lớn dựa trên cơ chế nó được thiết lập chứ không phải sức chịu đựng của người dân. [24.10.2019]
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào