Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TRƯỚC KHI TIẾP THỤ PHẢ QUANG CỦA PHẬT ĐẠO!

TRƯỚC KHI TIẾP THỤ PHẢ QUANG CỦA PHẬT ĐẠO!     Cùng lúc sinh loài người, Tạo hoá đều ban cho họ cái quyền bất khả xâm phạm, đó là quyền sống...

TRƯỚC KHI TIẾP THỤ PHẢ QUANG CỦA PHẬT ĐẠO!

    Cùng lúc sinh loài người, Tạo hoá đều ban cho họ cái quyền bất khả xâm phạm, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
     Trong quyền tự do ấy là quyền gửi gắm đức tin của mình vào một thế giới siêu hình nào đó theo nguyên tắc của ý thức hệ.
     Cũng giống như các đạo khác, Phật đạo là nơi con người gửi gắm và củng cố đức tin của mình khi họ ý thức được (hoặc nhận ra) ở đó có cái gì đó có thể tin để là chỗ dựa cho tinh thần khi cuộc sống có quá nhiều phiền nhiễu chứ không phải nhận ra ở đó có thể cầu xin được những thứ ta cần hoặc ở đó sẽ là sức bật cho ham muốn vinh hoa phú quý hoặc nơi giải trừ nghiệp chướng khi ta đã gây ra nghiệp chướng quá nhiều!
     Bởi vậy trước tiên đến với đức tin ấy, mỗi chúng ta cần tự đặt ra vài câu hỏi và hãy tự trả lời:

     - Ai cho ta sức khoẻ nếu như ta không tự biết phải làm gì để tăng sức khoẻ và gìn giữ nó?
     - Ai cho ta bình an nếu như ta không có tri thức sống và tuân thủ những nguyên tắc sống theo lẽ phải?
     - Ai cho ta phúc nếu ta không thiện lương và tránh xa những ham muốn tầm thường, những tham vọng thái quá và sự ích kỷ, đố kỵ?
     - Ai cho ta của cải vật chất cùng sự giầu sang nếu không biết vận dụng trí tuệ với kỹ năng lao động?
     - Ai cho ta quốc thái dân an nếu như mỗi con người cứ lao vào các cuộc tranh đoạt, chà đạp nhau ở mọi lúc, mọi nơi và vô cảm với những bất công trong xã hội?
     - Ai cho ta mưa thuận gió hoà, hạn chế thiên tai bão lũ khi chính ta ra tay phá huỷ môi trường sống vì những khát vọng làm giầu?
     V v và v v...

    Phật không phải đấng toàn năng, cũng không phải người đặt ra những yêu sách cho con người. Chủ thuyết của ngài là thế giới quan, nhân sinh quan, tu tập quan và giác ngộ quan. Ngài không có khả năng ra tay ban phát, cũng không thể ra tay cứu vớt khi con người tự chìm đắm chốn mê vân mà ngài chỉ dạy con người tự cứu lấy mình bằng cơ bản: hãy tự diệt “tham, sân, si” (tham lam, hận thù và ngu dốt)!
     -Ngài đâu có dạy con người phải xây chùa, đúc tượng để thờ, để suốt đời quỳ gối lễ bái, cầu xin để rồi lại oán trách sự linh thiêng hay bất linh khi hệ luỵ của nhân quả bởi nghiệp báo tác thành?
     -Ngài đâu có dạy con người phải chăm chút cho tấm thân thêm mầu mỡ, phải sử dụng các tiện nghi thừa mứa và các loại hàng hiệu cao sang?
     -Ngài đâu có dạy phải dành hàng nghìn héc ta đất để xây dựng Phật đường lớn nhất châu lục hay nhất thế giới, phải lập lên những bức tượng, đúc những quả chuông hàng trăm, hàng nghìn tấn cho tiếng kêu có thể vọng đến cả Thập điện Minh vương?
     -Ngài đâu có dạy phải kiếm thật nhiều tiền, phải tranh đoạt nhau từng ngôi vị nơi chức sắc để đi đến đâu thì tàn lọng rợp trời, thảm đỏ dưới chân và tung hô vạn tuế?

     Ngài không dạy chúng ta thế, không ban cho chúng ta cái gì và cũng không lấy của ta cái gì ngoài dạy chúng ta hãy sống trong thiện lương, yêu thương nhau trong sẻ chia đùm bọc và tha thứ cho nhau những lỗi lầm.
     Tất cả lời dạy ấy trong “xiên kinh vạn quyển” mà chúng ta vẫn tụng như cuốc kêu hàng ngày, nhưng hỡi ôi! “Thông kinh kệ mà bất tri nghĩa lý” (đọc kinh thông nhưng chẳng biết kinh nói gì)! Đó là thảm hoạ cho con người và sự xúc phạm Phật đạo!

Nguyễn Công Vỹ









Không có nhận xét nào