Về giai thoại nổi tiếng liên quan đến quan Cao Xuân Dục Tức là giai thoại nổi tiếng về quan họ Cao dũng cảm lên tiếng không ký vào giấy tờ c...
Về giai thoại nổi tiếng liên quan đến quan Cao Xuân Dục
Tức là giai thoại nổi tiếng về quan họ Cao dũng cảm lên tiếng không ký vào giấy tờ công nhận ngài Hoàng Cao Khải là phó vương dưới triều vua Thành Thái với 4 câu thơ (đại khái) là: "Thiên vô nhật nhị, Quốc vô lưỡng vương, Thần Cao Xuân Dục, Bất khả ký".
Không hiểu trong sử liệu nào đã ghi chép về điều này nhỉ ?
Bởi vì xem ra, nếu bạn đọc về tiểu sử quan chức của quan họ Cao tại đây >> http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=1837&Catid=789, quan thăng chức vù vù chứ có bị bãi chức nào đâu ?
Mà xem ra, theo sử Đại Nam Thực Lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, vào năm 1902, khi ngài Hoàng Cao Khải được sung chức Hộ giá đại thần cho vua Thành Thái, thì còn có "An Xuyên quận vương Miên Phương sung Hộ giá thân thần, Văn Minh điện đại học sĩ Hoàng Cao Khải, Đông Các đại học sĩ Nguyễn Hữu Thảng đều sung Hộ giá đại thần", nên không thể là một mình ngài Hoàng Cao Khải đòi quyền đâu đúng không ? Và chính ngài Cao Xuân Dục vào lúc này được sung chức với "Hiệp biện đại học sĩ Cao Xuân Dục, Đô thống Lê Phú Ân, Nguyễn Tất Trung đều sung Lưu kinh đại thần" cơ mà.
Mà đến năm 1903 thì ngài Hoàng Cao Khải về hưu với đoạn "Tháng 12. Chuẩn cho Phụ chính đại thần sung Cơ mật viện đại thần Cần Chánh điện đại học sĩ quản lãnh bộ Lại Diên Lộc quận công Nguyễn Thân, Văn Minh điện đại học sĩ quản lãnh hai bộ Binh Công Diên Mậu quận công Hoàng Cao Khải đều về hưu".
Rồi đến năm 1907, quan họ Cao mới được thăng làm Thương thư bộ Học.
Và năm 1908, xem ra quan họ Cao cũng là một Phụ chính đại thần đó thôi.
Và mãi đến năm 1913, quan họ Cao mới được "Ban dụ chuẩn cho Phụ chính đại thần Thái tử Thiếu bảo Hiệp biện đại học sĩ lãnh Thượng thư bộ Học An Xuân tử Cao Xuân Dục thăng thụ Đông Các đại học sĩ trí sự. Lúc đầu là Xuân Dục vì lớn tuổi (71 tuổi) đã vượt hạn làm quan (36 năm) nhiều lần trích tư tâu lên xin trí sự (đại lược nói “Trên đãi dưới lượng về sức mà thương về công, tôi thờ vua tiến theo lễ mà lui theo đạo, đều hợp với thời là nghĩa. Trộm nghĩ thần tài thức thô sơ, lạm dự ngôi lớn, làm quan trong ngoài không chút công lao, từ khi bệ hạ nối ngôi nói cần dùng hết người nên được cất nhắc, từ khi vào Khu phủ đến nay chỉ lo làm việc, quên hết chuyện riêng. Nay tính lại đã làm quan liên tục ba mươi sáu năm, chiểu lệ cũ hay mới cũng đều đã quá hạn. Năm trước từng viện lệ tâu xin, Phủ trưởng Phủ Phụ chính vì việc công khuyên cố ở lại, nhưng đọc tới câu Dừng bước (1) của người xưa trong lòng thật rất không yên, xin được thôi việc hưu trí để di dưỡng tuổi trời”). Bề tôi Phủ Phụ chính bàn bạc cho rằng Xuân Dục là bậc lão thành thạc vọng, chuyên sung bộ Học kiêm quản sử thành, kinh học uẩn súc, có công phù tá rất nhiều, tâu xin bàn nghĩ, bèn ban dụ chuẩn cho thăng hàm ấy hưu trí.".
Nên từ đâu mà giới sĩ phu nước ta lại có giai thoại quan họ Cao dám dũng cảm đấu tranh như trên nhỉ ?
Mà sao con cháu họ Cao lại không nêu ra về sự vô lý này, mà hình như họ còn rất tự hào về điều này nữa tại trang gia phả này >> http://www.caoxuan.com/read.php?Fl=00.
Mà nếu là ngài Trương Như Cương, thay vì là ngài Hoàng Cao Khải, thì sử có đoạn "Ngày Đinh tỵ (ngày 28) tháng 7 mùa thu năm Đinh mùi Thành Thái thứ 19 (1907 Tây lịch), vua lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa. ... 1452. Ban dụ chuẩn cho Tôn chính Phủ Tôn nhân Yên Thành công Miên Lịch sung Phụ chính thân thần, Hiệp biện đại học sĩ lãnh Thượng thư bộ Lại Hiền Lương tử Trương Như Cương, Thượng thư bộ Lễ Lê Trinh, Thượng thư bộ Hộ kiêm quản Đô sát viện Tả Phó Đô Ngự sử Huỳnh Côn, Thượng thư bộ Hình Tôn Thất Hân, Thượng thư bộ Công kiêm sự vụ bộ Binh Nguyễn Hữu Bài đều sung làm Phụ chính đại thần, phàm việc tấu đối có quan hệ đều do Phủ Phụ chính cung duyệt rồi tâu lên. Lúc đầu là triều đình nước Pháp vì Thành Thái đế bị tâm bệnh nên đổi Cơ mật viện làm Phủ Phụ chính, lấy Thượng thư bộ Lại Trương Như Cương làm Phủ trưởng, phàm việc chính trị trong nước đều do Chính phủ thay làm. Đến khi vua lên ngôi mới bàn tâu xin lấy Yên Thành công sung làm Phụ chính thân thần, còn lại đều sung Phụ chính đại thần.". Như vậy là có hơi nhiều quan được tuyển vào Phủ Phụ chính đấy chứ, có phải 1 mình ngài Trương Như Cương đâu ta ?
Và đáng ngờ hơn, là ngay lúc này thì "1460. Bắt đầu đặt bộ Học ... 1461 ... Bèn chuẩn lấy Hiệp biện đại học sĩ sung Tổng tài Quốc sử quán kiêm quản Quốc tử giám An Xuân nam Cao Xuân Dục lãnh Thượng thư (đặt Tham tri hoặc Thị lang một viên và thuộc viên trong bộ, ấn kiềm đều chiểu theo lệ các bộ mà làm).". Nên chắc không có vụ quan Cao Xuân Dục bị ép từ chức hay giáng chức làm Tri phủ (lẫn không là Đông Các Đại học sĩ vào năm 1907)" đâu đúng không ?
Vậy mà tại sao giai thoại này nó tồn tại cả trăm năm nay mà không ai hỏi từ dòng sử nào chúng ta đã được đọc những điều này nhỉ ?
Dĩ nhiên, nếu đây là giai thoại hay thông tin từ cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc hoặc cụ Đào Trinh Nhất, thì chắc chúng ta chỉ nên đọc cho vui, vì chúng ta biết các cụ là những nhà yêu nước xưa, rất thích viết "không dựa vào sử" mà dựa vào lòng yêu nước của các cụ. Bởi vì chúng ta đã có các sử gia Việt Nam đem luôn các giai thoại về quan Phan Đình Phùng được viết trong quyển sách truyện sử nhảm nhí của cụ Đào Trinh Nhất mà làm luôn thành các sử kiện có đúng trong lịch sử luôn đấy.
Nên bạn có biết giai thoại trên đã được viết trong sử sách nào không ? Ở đâu, ra sao ?
Nếu không có và nó chỉ là giai thoại yêu nước của các cụ Việtam xu ưa, thì chúng ta có thể quăng nó vào thùng rác ở thế kỷ 21 được chưa bạn ?
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào