Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VI PHẠM LUẬT

VI PHẠM LUẬT Nay nhân dịp báo chí nhắc lại vụ Gateway, trong đó có tình tiết cái áo đỏ, mình cũng muốn nhắc lại đôi lời. Bộ Luật TTHS 2015, ...

VI PHẠM LUẬT

Nay nhân dịp báo chí nhắc lại vụ Gateway, trong đó có tình tiết cái áo đỏ, mình cũng muốn nhắc lại đôi lời.

Bộ Luật TTHS 2015, điều 13 nói rằng “Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

BLTTHS năm 2015 khẳng định rõ: những hoài nghi đó nhất thiết phải được giải quyết theo hướng có lợi cho người bị buộc tội. Rõ ràng, đây là một nội dung quan trọng và trọng tâm của nguyên tắc suy đoán vô tội, phản ánh bản chất nhân đạo của Tố tụng hình sự dân chủ và pháp quyền, tạo ra lá chắn hữu hiệu cho sự an toàn pháp lý của người bị buộc tội.

Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi sự buộc tội phải dựa trên những chứng cứ xác thực không còn nghi ngờ. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ.

Bà Quy đã rời khỏi cháu bé khi cháu chưa thay áo, xe chưa kéo rèm. Sau đó qua chứng cứ khách quan là cháu đã được thay áo, xe đã bị kéo rèm. Cơ quan điều tra quận Cầu Giấy nói rằng “bé có thể tự thay áo, tự kéo rèm” là lập luận suy đoán có tội. Tình tiết thay áo, xe bị kéo rèm này lại là tình tiết mấu chốt để xác định tội phạm thì không thể suy đoán.

Nếu suy đoán như vậy sẽ tạo ra tiền lệ là khi có án hình sự, cơ quan điều tra không có cách nào để xác định tội phạm thì cứ kiếm những người gần địa điểm xảy ra án mạng để kiếm cách buộc tội họ, thế là xong vụ việc.

Với việc áp dụng nguyên tắc suy đoán có tội ở đây, không chỉ CQĐT vi phạm BLTTHS, mà Việt Nam còn vi phạm Công ước của LHQ về “các quyền dân sự, chính trị” đã tham gia ký kết.

H.M



Không có nhận xét nào