Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ANH - MỸ CAN THIỆP QUÂN SỰ VÀO HƯƠNG CẢNG, CÁCH NÀO?

ANH - MỸ CAN THIỆP QUÂN SỰ VÀO HƯƠNG CẢNG, CÁCH NÀO? Có hai vấn đề mấu chốt. Thứ nhứt: Có luồng ý kiến cho rằng Hương Cảng (HK) thuộc ...

ANH - MỸ CAN THIỆP QUÂN SỰ VÀO HƯƠNG CẢNG, CÁCH NÀO?
Có hai vấn đề mấu chốt.
Thứ nhứt: Có luồng ý kiến cho rằng Hương Cảng (HK) thuộc chủ quyền nước Trung từ năm 1997, Vương quốc Anh không còn được quyền can thiệp nữa => SAI!
Vì nước Anh hoàn toàn CÓ THẨM QUYỀN PHÁP LÝ để can thiệp, kể cả quân sự (trình bày ở phần A).

Thứ nhì: vào lúc này, mọi người đang thấy người dân HK bị trấn áp mà chưa thấy quốc gia nào nhảy vô ngăn chặn hết ráo. Thành thử có luồng ý kiến hoài nghi cho rằng các quốc gia đều tính toán vị kỷ theo lợi ích riêng, chẳng ai buồn can thiệp giúp dân HK vì họ không thấy ích lợi => SAI!
Nước Anh (hẳn nhiên có Mỹ làm đồng minh) rất muốn can thiệp mạnh mẽ, kể cả quân sự đi nữa, thì cũng không dễ nếu chưa tìm ra cách tháo gỡ "nút thắt" NGAY TRONG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ (phần B).

A/ Tuyên bố chung giữa Vương quốc Anh và CHND Trung Hoa (19/12/1984) khẳng định mục tiêu là bảo vệ quyền tự quyết (self-determination right) của người dân Đặc khu HK ít nhứt trong 50 năm (từ 1997 đến 2047). Khoản 12 Điều 3 của bản Tuyên bố chung qui định: QUYỀN TỰ QUYẾT của Đặc khu Hong Kong KHÔNG ĐƯỢC THAY ĐỔI TRONG THỜI HẠN 50 NĂM.

Dù HK là một phần lãnh thổ không thể tách rời của nước Trung, nhưng Bắc Kinh đã cam kết trong Tuyên bố chung là: KHÔNG CAN THIỆP QUÂN SỰ vào Hong Kong trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Ngay sau khi ký Tuyên bố chung, Thủ tướng Anh lúc đó là bà Margaret Thatcher khẳng định: “Anh quốc có quyền lên tiếng về bất kỳ sự vi phạm nào của China đối với HK sau năm 1997. Chúng tôi sẽ không ngần ngại làm chuyện đó”.

B1/ Trong thực tế, nhứt là mấy năm trở lại đây, nhà cầm quyền Đặc khu HK (dưới cây đũa điều khiển của Bắc Kinh) đã thay đổi trong nội dung quyền tự quyết của người HK - vi phạm bản Tuyên bố chung.
Tuy nhiên, Bản Tuyên bố chung lại không ghi rõ các biện pháp giải quyết tranh chấp nếu có một bên vi phạm.

Thành thử, phương cách thích hợp và là phương cách đầu tiên, đó là sử dụng quyền biểu tình của người dân (đã được ghi trong Basic Law dành riêng cho HK).

B2/ Đối với trường hợp cảnh sát tại Đặc khu HK trấn áp người dân, tư cách pháp nhân phải chịu trách nhiệm trong việc này - theo Basic Law - là chánh quyền Đặc khu HK (không thuộc trách nhiệm của chánh quyền trung ương Bắc Kinh).
Giới thạo thời sự quốc tế dự liệu có một khả năng xảy ra: nếu giữa China với quốc tế sắp tới căng thẳng thì biện pháp "xả xú páp" là... Bắc Kinh đẩy Đặc khu HK, cụ thể là bà Carrie Lam, ra để lãnh đòn.

B3/ Nếu việc sử dụng võ lực quân sự diễn ra tại HK, Vương quốc Anh - chiếu theo Tuyên bố chung giữa Tàu và Anh - HOÀN TOÀN CÓ ĐỦ THẨM QUYỀN & NGHĨA VỤ đưa lực lượng quân đội Anh để thực hiện việc bảo vệ người dân HK.

Dĩ nhiên, ai cũng thừa biết, Anh không đủ "lực" để đối phó với Tàu nhưng Anh phải tìm ra cách để nhờ cậy đồng minh chánh yếu là Mỹ nhảy vào.
Trước hết, để tạo thế và lực dư luận, Anh mang vụ việc này ra Hội đồng Bảo an LHQ. Cái khó ở đây là China có lá phiếu phủ quyết (veto) để ngăn cản quốc tế can thiệp.

Quốc tế hóa sự can thiệp vào HK bằng những định chế nào khác, tỏ ra thích hợp? Đây ĐÃ VÀ ĐANG LÀ những cuộc vận động ngầm, vận động hậu trường hiện nay.

Mà vì vậy, ngay lúc này, nhiều người...VN chúng ta thấy giống như "án binh bất động"; thực ra đang có sự vận động ở hậu trường để tạo mặt trận liên thủ. Một số tuyên bố của giới ngoại giao là dấu chỉ bề nổi để đánh tiếng / răn đe / nắn gân NHƯNG hình thành thực thụ những gì phía sau thì - có thể - trong tháng 12/2019 mới lộ diện!

Không có giải pháp nào qui định sẵn trong Bản Tuyên bố chung giữa Anh và Trung Hoa để tháo gỡ "nút thắt", do đó mọi việc đang tùy thuộc vào đầu óc chiến lược mà giới chính khách hàng đầu ở các nước liên quan (Mỹ, Anh, Tàu...) đang suy tính.

(Có người VN nào giỏi giang đề nghị kế sách giải quyết? Hỏi vui vậy thôi, bởi vì nếu có ai đó kiệt xuất thì đã phải tham gia chánh trường quốc tế từ lâu rồi)
---------------------------------------------------------------
Quang cảnh ký Bản Tuyên bố chung Vương quốc Anh - CHND Trung Hoa 19/12/1984 tại Đại lễ đường nhân dân (Bắc Kinh).

Nguyễn Chương MT



Không có nhận xét nào