ĐẠO LUẬT VỀ HONG KONG VÀ VẬN HỘI CỦA VIỆT NAM Việc Quốc Hội Mỹ thông qua hai Dự luật về Hong Kong được tổng thống Donald Trump ký ba...
Việc Quốc Hội Mỹ thông qua hai Dự luật về Hong Kong được tổng thống Donald Trump ký ban hành sẽ mở ra một vận hội lớn cho Việt Nam nếu nhân dân Việt Nam chung tay hành động như dân Hong Kong.
Bởi vì trong Đạo Luật Dân chủ và nhơn quyền Hong Kong - HKHRDA có một mục rất quan trọng đó là Mục 4 - Các sửa đổi với Đạo luật chánh sách Mỹ - Hong Kong năm 1992. Đạo luật chánh sách Mỹ - Hong Kong năm 1992 thì có một điều quan trọng là "Nếu Hong Kong trở nên ít tự chủ hơn, tổng thống Mỹ có thể thay đổi cách áp dụng luật".
Vì lý do chánh quyền Đặc khu hành chánh Hong Kong hiện nay đã công nhiên vi phạm sự Tự do và Nhơn quyền của Hong Kong nên Quốc Hội Mỹ đã tái khởi động Dự luật Dân chủ và Nhơn quyền Hong Kong và Dự luật này đã chánh thức trở thành Đạo luật vào rạng sáng ngày 27/11/2019 khi tổng thống Donald Trump đã đặt bút ký ban hành.
Vậy Việt Nam thì sao ? Hẳn những người am tường về Hiệp định chấm dứt chiến tranh - Tái lập hòa bình tại bán đảo Đông Dương thường được gọi là Hiệp định Ba Lê 1973 sẽ không quên Đạo Luật hỗ trợ nước ngoài năm 1974 viết tắt là Pub.L. 93-559 đã được tổng thống Gerald R. Ford ký ban hành ngày 30/12/1974.
Cũng như Đạo Luật chánh sách Mỹ - Hong Kong năm 1992, tại Đoạn 34, điểm b của Đạo Luật Pub.L. 93-559 có nhắc tới Hiệp Định Ba Lê 1973 với đại ý:
Quốc Hội xét thấy cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt ở Nam Việt Nam và Cambodia không lợi ích cho các bên liên quan và cho nền hoà bình ở Đông Dương và trên thế giới; để giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân Đông Dương và đem lại nền hoà bình thực sự tại khu vực này, Quốc Hội "hối thúc và yêu cầu - urges and requests" Tổng Thống và Ngoại Trưởng thực hiện 5 điều. Điều thứ 5 là tái triệu tập Hiệp Định Ba Lê 1973 nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ.
Tuy thuật ngữ "Hối thúc và yêu cầu - urges and requests" được hiểu là không mang tính "ràng buộc" mà chỉ "bày tỏ ý kiến" hay "khuyến cáo" nhưng đó cũng được xem là một "mịnh lịnh" của cơ quan lập pháp Mỹ là Quốc Hội Mỹ buộc cơ quan hành pháp Mỹ là chánh phủ liên bang phải khẩn cấp thực hiện Điều thứ 5 của Đạo Luật Pub.L. 93-559 là phải "tái triệu tập Hiệp Định Ba Lê 1973 nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ" nếu như người dân Miền Nam Việt Nam bị các bên xâm phạm nghiêm trọng nền hòa bình, gây ra nỗi thống khổ cho người dân.
Đạo luật Pub.L. 93-559 và cả Hiệp định Ba Lê 1973 đến nay vẫn còn nguyên giá trị và hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên, chánh trường Nước Mỹ thời kỳ Nixon làm tổng thống nhiệm kỳ đầu và tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ sau sau đó phải từ chức giao lại ghế tổng thống cho phó tổng thống Gerald R. Ford thì Hạ viện và Thượng viện đều do đảng Dân chủ kiểm soát với đa số dân biểu và thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ mang tư tưởng "chống chiến tranh Đông Dương".
Do đó, khi Quốc Hội Mỹ đã ép buộc tổng thống Nixon phải rút quân khỏi Đông Dương bằng Hiệp định Ba Lê 1973 thì sẽ không có lý do gì Quốc Hội Mỹ lại yêu cầu chánh quyền Mỹ phải thực hiện Điều thứ 5 là tái triệu tập Hiệp Định Ba Lê 1973 nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ mặc dù Việt cộng đã công nhiên xé bỏ Hiệp định Ba Lê 1973 và dồn ép nhân dân Miền Nam vào nỗi thống khổ, đọa đày.
Kể từ ngày cướp Miền Nam thành công vào ngày 30/4/1975 tới nay, Việt cộng liên tục dồn ép nhân dân Miền Nam vào nỗi thống khổ, đọa đày mà bằng chứng là Nước Mỹ luôn xếp Việt Nam vào nước vi phạm nhơn quyền, bóp chẹt Tự Do, triệt tiêu dân chủ. Vậy tại sao Nước Mỹ lại ủng hộ Hong Kong bằng việc ban bố hai Đạo Luật bảo vệ Hong Kong và một trong hai Đạo Luật này có mục số 4 là "Các sửa đổi với Đạo luật chánh sách Mỹ - Hong Kong năm 1992" nhưng lại chưa chịu nhắc lại Hiệp định Ba Lê 1973 theo Điều thứ 5 của Đạo Luật Pub.L. 93-559 ?
Để trả lời cho câu hỏi "tại sao Quốc Hội Mỹ chưa chịu nhắc lại Hiệp định Ba Lê 1973 theo Điều thứ 5 của Đạo Luật Pub.L. 93-559" thì phải truy ra nguồn cơn của nó theo hai khách thể là chủ quan và khách quan.
1. Về mặt chủ quan của khách thể là Nước Mỹ:
Trước khi cộng sản Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, Nước Mỹ thực hiện chiến lược "liên Trung - đả Sô". Vì vậy Nước Mỹ không muốn xới lại Hiệp định Ba Lê 1973, một Hiệp định được ví là tài sản tín chấp để Tàu cộng bắt tay với Mỹ hạ gục Liên Sô.
Sau khi Liên Sô sụp đổ, chánh quyền của Bush cha bị cuốn vào các cuộc chiến ở Trung Đông và mối giao tình giữa Bush cha với Tàu cộng rất ấm nồng dù cho thảm sát Thiên An Môn năm 1989 tanh nồng mùi máu.
Kế tiếp Bush cha, Bill Clinton là kẻ mang tư tưởng phản đối chiến tranh Việt Nam rất hăng hái và chính Bill Clinton rất thân thiện với Tàu cộng và Việt cộng nên sẽ không có chuyện làm khó Tàu cộng và Việt cộng khi phục hoạt lại Hiệp định Ba Lê 1973.
Nối tiếp Bill Clinton là Bush con, Obama thì Nước Mỹ vẫn giữ thái độ thân là với Tàu cộng và Việt cộng. Đồng thời những tư tưởng thân cộng lại là những kẻ công thần, có tiếng tăm trong giới chánh trị gia của Nước Mỹ như Kissinger, John McCain, John Kerry, Joe Biden,... nên cái Điều thứ 5 của Đạo Luật Pub.L. 93-559 đã bị ngó lơ, xếp nằm im trong hộc tủ.
2. Về mặt khách quan của khách thể là người Việt Nam:
2.1. Ở hải ngoại:
+ Cộng đồng người Việt ở hải ngoại không ngừng đấu tranh chống lại Việt cộng nhưng phần lớn đã đấu tranh sai mục tiêu. Những tổ chức chống cộng có chủ trương dùng võ lực để đánh trả lại Việt cộng tuy rất nhiệt thành nhưng sai phương pháp. Bởi vì cả một Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hùng mạnh nhưng phải thua Việt cộng khi Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo Luật Pub.L. 93-559 ngưng viện trợ thì làm sao những tổ chức nhỏ lẻ ở hải ngoại có thể giành được chiến thắng bằng phương pháp võ trang ?
+ Bài học cay đắng, tủi nhục của Việt Nam Cộng Hòa bởi đã để đầy rẫy những kẻ "ăn cơm Quốc gia thờ ma cộng sản" chui sâu vào bộ máy chánh quyền nay vẫn không được rút kinh nghiệm mà lại còn để cho nó phát triển rầm rộ qua hoạt động của những con NHỘNG ĐỎ KÉN VÀNG nổi lên ngay tại cộng đồng người Việt ở hải ngoại và được bổ sung, chi viện từ quốc nội qua những con NHỘNG ĐỎ mới trong cái kén tù nhơn lương tâm.
+ Công đồng người Việt ở hải ngoại không tranh thủ được sự ủng hộ của Quốc Hội Mỹ và chánh phủ Mỹ nên không lay chuyển được ý nguyện phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 theo nội dung của Đạo Luật Pub.L. 93-559.
...
2.2. Ở quốc nội:
- Phong trào đấu tranh Dân chủ phát triển khá mạnh nhưng cũng bị nhiễm NẤM ĐỘC cộng sản. Đứng trước thể chế độc tài cộng sản, một loài ký sinh sanh ra từ nghèo đói và chiến tranh, một lũ mất nhơn tính, một thứ chủ nghĩa Tam Vô nhưng các phong trào đấu tranh dân chủ lại không có ý nguyện lật đổ, tiêu diệt cộng sản mà chỉ đấu tranh chống cái xấu, cái ác, đấu tranh để đòi dân chủ thì có khác gì đang làm cái việc thắp lên ngọn đèn dầu giữa căn phòng rực sáng ánh đèn cao áp ? VÔ NGHĨA và VÔ VỌNG, thậm chí đâu đó lại vô tình biến mình thành bình hoa trang trí cho Việt cộng.
- Phong trào đấu tranh dân chủ ở một số chỗ, số nơi, số tổ chức, cá nhơn lại là những "hột giống đỏ" trong chiến lược "chim mồi bẫy chim rừng, trăm hoa đua nở, ve sầu thoát xác,...".
- Phong trào biểu tình phản đối Tàu cộng và Việt cộng hóa ra chỉ là những cuộc thao diễn của lực lượng an ninh Việt cộng để qua đó chúng rút kinh nghiệm, đưa ra giải pháp ứng phó hợp lý. Lúc cần biểu tình thì không có, lúc chưa nhứt thiết biểu tình lại có biểu tình.
...
Vậy thì bằng cách nào để phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 nhằm để lật đổ, xóa sổ cộng sản trong hòa bình bằng cuộc tổng tuyển cử tự do để thiết lập một thể chế Tam quyền phân lập với bộ máy của chánh quyền các cấp không cho phép người cộng sản tham chính ? Rất khó nhưng không khó đó là:
- Ở hải ngoại: Cộng đồng người Việt ở hải ngoại phải vạch mặt, chỉ tên những con NHỘNG ĐỎ KÉN VÀNG để tẩy chay, cô lập chúng nó. Đồng thời phải tìm mọi cách tiếp cận, tác động lên Quốc Hội Mỹ và chánh quyền của tổng thống Donald Trump về thực trạng Việt cộng đã và đang gia tăng vi phạm Đạo Luật Pub.L. 93-559.
- Ở quốc nội: Tất cả hãy dũng cảm như dân Hong Kong, hãy biểu tình rầm rộ buộc Việt cộng phải thực thi những yêu sách theo đúng cam kết trong Hiệp định Ba Lê 1973 và các Công ước quốc tế về Tự do - Dân chủ - nhơn quyền. Phải chấp nhận đánh đổi bằng máu và nước mắt như dân Hong Kong. Nếu Việt cộng ngoan cố đàn áp dã man như chánh quyền thân cộng đã đàn áp dân Hong Kong thì đó là cái cớ để Quốc Hội Mỹ yêu cầu chánh quyền của tổng thống Donald Trump thực thi Điều thứ 5 của Đạo Luật Pub.L. 93-559 là "Tái triệu tập Hiệp Định Ba Lê 1973 nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ".
Thực ra Việt Nam cũng thuận lợi không thua gì Hong Kong khi tất cả đều đồng lòng như dân Hong Kong để biểu tình rầm rộ, liên tục hòng tạo cớ cho Việt cộng đàn áp để có cớ cho Quốc Hội và chánh phủ Mỹ bảo trợ, ủng hộ dựa trên gia tài quý giá là Điều thứ 5 của Đạo Luật Pub.L. 93-559 là tái triệu tập Hiệp Định Ba Lê 1973 nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ. Ý kiến là của tui, hành động là của toàn thể người Việt Nam./.
Tran Hung.
XEM LẠI
Không có nhận xét nào