Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BÙI VĂN THUẬN - TIN RỜI RẠC?

TIN RỜI RẠC? 1.Hôm qua tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói: "Logistics Việt Nam đang đi ngược ...

TIN RỜI RẠC?

1.Hôm qua tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói: "Logistics Việt Nam đang đi ngược thế giới". 

2. Tạp chí Cung Cầu: "Xuất khẩu 1kg thanh long sang Mỹ được 7 USD thì tốn 3,5 USD cho logistics". 

3. CafeF: "1 kg tôm chuyển lên miền núi đắt hơn từ Ecuado về Việt Nam".

4.  Báo Đầu tư: "Nghịch lý dịch vụ Logistics Việt Nam: Chi phí cao, đóng góp cho GDP thấp". 

5. VTC có bài: "Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Chi phí đưa 1 kg tôm từ Nam ra Bắc cao hơn từ Ecuador về Việt Nam". 

6. Báo Tuổi Trẻ: "'Xử' xe quá tải, CSGT Đồng Nai bị gọi: 'Xe này gửi một tháng mấy triệu, cho đi đi'". 

Các tin trên đọc qua tưởng là rời rạc nhưng lại có mỗi liên hệ cực kỳ chặt chẽ với nhau. Các mối liên hệ ấy như thế nào?

 Chi phí vận tải chiếm 60% tổng chi phí cho logistics. Vậy cái gì tác động động và đẩy chi phí vận tải tăng cao?

- Giá xăng dầu bị đẩy lên chót vót với đủ các loại thuế, phí do đảng nhà nước la liếm và chiếm đến 50% giá thành xăng dầu. 

- BOT giăng bẫy ở mọi nẻo đường (cũng là sản phẩm của sân sau quan chức, đảng viên chóp bu). Một chuyến hàng từ Nam ra Bắc hay ngược lại đều phải gánh cả chục triệu tiền cúng cho các trạm cướp mang tên BOT. 

- Chi phí cúng cho bọn cướp ngày mang danh CSGT cũng không hề nhẹ, mỗi trạm mỗi tổ "tuần tra" cũng đều bị la liếm từ 2-500 nghìn. Từ Bắc vào Nam có cả mấy chục trạm, tổ cướp như vậy. Nếu không cúng theo chuyến phải "mua vé tháng". 100% các doanh nghiệp vận tải và tài xế xe tải, xe khách đường dài đều biết và tuân thủ "luật cướp" kiểu này. 

- Còn một yếu tố đẩy chi phí logistics lên cao nữa đó là chuyện bến bãi, lưu kho, bốc dỡ... Mảng này luôn có xã hội đen kết hợp xã hội đỏ bảo kê và làm giá. Mỗi chuyến hàng chi phí cũng đội lên cả triệu với các băng nhóm đỏ đen "làm ăn" ở ga tàu, bến xe, cảng... 

Tất cả các yếu tố đó đẩy chi phí vận chuyển lên cao chót vót. Dĩ nhiên, hàng hóa đến tay dân đen, người tiêu dùng cũng bị đẩy lên một cách phi lý. 

Nhiều người dân thường và đặc biệt là đám bò đỏ, DLV không hề thấy, biết tại sao người ta phản đối giá xăng dầu bị đảng nhà nước đẩy lên vô tội vạ để la liếm. Thậm chí còn nghĩ: Mình có xe ô tô đâu mà quan tâm hay phản đối BOT? Dĩ nhiên DLV hay các con bò bảo vệ chế độ luôn có luận điệu: Mày đóng được đồng thuế nào chưa, đưa hóa đơn ra xem... Thuế, phí, BOT, CSGT làm luật- ăn cướp trên đường nó ảnh hưởng và lóc thịt dân đen qua tất cả các loại hàng hóa dịch vụ. 

Mua cái bao cao su, mua cuộn giấy chùi, mua bịch băng vệ sinh hay xả nước bồn cầu... đã là đóng góp một lượng không nhỏ tiền thuế, phí các loại để nuôi đảng nhà nước, công an rồi đấy.

Và nếu cỡ ông Vương Đình Huệ mà không biết nguyên nhân vì sao chi phí logistics ở Việt Nam cao một cách phi lý như vậy, không biết vì sao "đi ngược thế giới" như hiện nay, thì quá thất vọng về cái ghế thủ tướng mà ông được "cơ cấu" chạy đua trong lần đại hội tranh ăn, giành ghế sắp tới.

Bùi Văn Thuận
Mời đọc lại tút thằng dân tộc bán mật ong viết từ đầu lâu: https://www.facebook.com/thuan.nguoimuong/posts/2350534755178468






Tại sao phản đối BOT? 

1. Nói dài chút để tạo nền tảng cho bà con ở quê: Chi phí cho logistics của Việt Nam hiện nay đang cao nhất thế giới. Vậy logistics là gì và nó ảnh hưởng thế nào đến nồi cơm nhà mình?

- Chi phí logistics được cấu thành bởi 3 yếu tố: Chi phí vận tải; chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ (liên quan đến lãi xuất ngân hàng và lượng hàng tồn kho); chi phí bảo quản hàng hóa (chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa). 

Trong 3 yếu tố này, vận tải chiếm 60% chi phí logistics (Có công rất lớn của giá xăng dầu và BOT). Nói nôm na, cứ mất 100 triệu cho logistics thì vận tải chiếm 60 triệu rồi. 

- Logistics ảnh hưởng gì đến nồi cơm nhà mình? Tất cả chi phí này sẽ được tính vào hàng hóa bán ra trực tiếp hoặc gián tiếp qua sản xuất. Tức là nếu chi phí logistics cao thì các loại hàng hóa từ quần sịp, băng vệ sinh, bao cao su, cờ quạt các loại, thịt cá, trứng sữa, gạo, mắm muối cá khô, quần áo... tất cả sẽ đồng loạt tăng theo. Đó chính là nồi cơm nhà mình. Không hẳn cứ có xe ô tô mới bị ảnh hưởng bởi BOT, người chịu thiệt hại nhiều nhất là dân thường, đặc biệt là dân nghèo. 

Theo các thống kê: Chi phí cho logistics ở Việt Nam hiện chiếm 25% GDP, tức khoảng 60 tỷ USD (năm 2018). Đây là con số chi phí khổng lồ được tính vào giá hàng hóa bán ra cho dân. 

2. Có một thực tế là: Trong hàng triệu lái xe, chỉ có một số ít phản đối các trạm BOT đặt sai chỗ, thu quá hạn. Tại sao giới tài xế có ít người tham gia vào công cuộc chống bóc lột, ăn cướp từ các BOT? 

- Các tài xế xe tải: Do chi phí vào BOT được tính cho chủ xe hoặc doanh nghiệp vận tải. Cuối cùng chi phí đó sẽ được "lấy lại" từ giá dịch vụ vận tải và dĩ nhiên thông qua giá hàng hóa tiêu dùng bán ra. 

- Các tài xế xe hơi: Không phản đối phần lớn là do sĩ, sợ hoặc không biết tác hại của BOT. Thành phần không biết cũng có nhiều, tuy nhiên phần đa là do sĩ và sợ. Sĩ diện vì họ nghĩ: "Bố mày" có ô tô, sợ gì mấy chục nghìn tiền lẻ, đi "lèo nhèo" đôi co mấy chục nghìn tiền lẻ với BOT nó mất cái chất "đại gia, dân chơi có tiền" đi. Một phần, họ sợ rắc rối. Tâm lý sợ rắc rối sẽ nảy sinh tâm lý AQ tặc lưỡi: "Bố mày" biết mày sai nhưng "bố" không thèm chấp chúng mày, coi như tao "bố thí" cho chúng mày vài đồng. 

- BOT nếu làm đúng và chất lượng đường tốt, đó là giải pháp giảm chi phí vận tải, đồng nghĩa chi phí logistics giảm. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các ông chủ BOT hoặc là sân sau của quan chức, hoặc là do quan chức đứng sau bảo kê, đang tìm mọi cách để cướp bóc. Cấu kết các quan chức, chủ BOT vay vốn ngân hàng để sửa sơ một đoạn đường quốc lộ là có thể dựng trạm để thu tiền nhiều năm. Các quan chức vẽ ra các dự án tuyến tránh khoảng chục km, rồi chỉ định doanh nghiệp thân hữu- gia đình đứng ra nhận thầu, vay tiền ngân hàng để làm. Xong hết tuyến tránh, quan chức đó sẽ chỉ đạo và "cho phép" doanh nghiệp sân sau dựng BOT ở tuyến quốc lộ cách xa đường tránh, để đón lõng và hút tiền vô tội vạ, kể cả xe không đi vào tuyến tránh. BOT là miếng bánh và là nơi để các quan chức cùng doanh nghiệp sân sau cướp bóc một cách bài bản, hệ thống và có bảo kê từ đảng- nhà nước. 

Có vài bạn "ẩn danh" nhắn tin cho Cha Già kiểu: Mày làm đéo gì có xe ô tô, toàn đi "rim Tàu" mà bày đặt phản đối BOT. Xin thưa với các bạn là: Như trên đã nói, chi phí BOT cũng như giá xăng dầu, sưu thuế cao là gánh nặng cho nền kinh tế nói chung và là gánh nặng nhất cho những thằng đi "rim Tàu" như vị cha già dân tộc đáng kính là tôi đây. Chỉ có không biêt hoặc ngu đần, hoặc vô tri vô giác mới đòi hỏi: Có xe ô tô mới "được" phản đối BOT.


Bùi Văn Thuận









Không có nhận xét nào