Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CĂN CỨ VÀO ĐÂU ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT CHÍNH QUYỀN LÀ DÂN CHỦ.

CĂN CỨ VÀO ĐÂU ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT CHÍNH QUYỀN LÀ DÂN CHỦ. Để đưa đất  nước  Việt của chúng ta thoát khỏi những hệ lụy hôm nay ( không bị bán nư...

CĂN CỨ VÀO ĐÂU ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT CHÍNH QUYỀN LÀ DÂN CHỦ.

Để đưa đất  nước  Việt của chúng ta thoát khỏi những hệ lụy hôm nay ( không bị bán nước, mất chủ quyền, không bị cướp đất, lạm quyền, không bị xử tử hình oan sai, không chết vì ung thư, không phải ra nước ngoài chết ngộp trong thùng xe...) cần lắm tư duy của cả một dân tộc. Đó  là tư duy lý tính.

Thế nào là tư duy lý tính ?

Đó  là tư duy xét đoán sự việc căn cứ vào cơ chế chứ không căn cứ vào vẻ bên ngoài, yêu ghét mang đầy cảm xúc cá nhân.

Trên FB tôi vẫn hay bắt gặp nhiều người hay trưng hình của ông này ông kia, một vài phát biểu mị dân sau đó  cho rằng ông này mặt mày phúc hậu thế chắc chắn là người vì dân vì nước, ông kia mặt gian ác nhất định  phải là một tên độc  tài.Sau đó là chửi bới hằn học block nhau vì đụng chạm đến  thần tượng của nhau.

Đó  là tư duy cảm tính.

Một nền dân chủ không phải dựa trên khuôn mặt của một ông tổng thống hay nhà lãnh tụ. Cũng không phải căn cứ trên những bài thơ , bản nhạc hay lời nói của bất kỳ ông nào. Nếu là tôi "ăn cơm chúa" tôi cũng phải "múa tối ngày". Chế độ của ông A thiên vị gia đình ông bà cha mẹ tôi trong khi chế độ  ông B đày ải họ tất nhiên tôi phải viết bài ca ngợi ông A, chửi bới những ai tôn sùng ông B. Nhưng ông A của tôi có tốt không ? Cũng giống ông B thích quyền lực, thích được suy tôn và đàn  áp những người có nguy cơ xâm hại đến cái ghế của mình. Rốt cuộc cả hai ông đều hại dân hại nước.

Các nước dân trí cao như Mỹ , Anh không xét đoán như người Việt. Muốn biết một chế độ nào có tốt không người ta giở bản hiến pháp ra xem trước. Mặt mày ông tổng thống có phúc hậu cỡ nào, thơ ca tụng ông ta có hay cỡ nào nhưng bản hiến pháp chỉ ra ông ta dùng mọi cách thu tóm quyền lực, đứng trên hiến pháp thì những thứ đó  xem như vứt đi.

Dân chủ không căn cứ trên việc bầu một ông tổng thống mà căn cứ trên việc tạo ra một cơ chế. Cơ chế này cho phép người dân bầu ra những đại  diện và những đại  diện này thi hành quyền lực không được phép vượt quá quyền lực mà nhân dân trao cho. Nếu ai vượt quá "giao ước" được ghi trong hiến pháp thì phải bị luận tội và truất phế.

Hiện tại vẫn còn những lập luận rất ngô nghê là : dân chủ không phải là tốt nhất, trong một thời điểm nào đó( như chiến tranh ) cần phải có độc  tài để  quyết đinh nhanh chóng những sự việc cấp bách.

Tại sao lại bảo những lập luận này là ngô nghê ?

- Dân chủ cũng như một đứa bé khi mới sinh ra, biết bò rồi tập đi sau đó  mới chạy. Không thể vừa mới thành lập nền dân chủ là nó đã  biết chạy ngay, phải cho nó thời gian. Nền dân chủ càng lâu càng hoàn thiện và càng ít sai lầm.

- Thứ hai nếu cho rằng cần độc   tài để  quyết đinh cá nhân là không chính xác . Vì độc   tài đến  từ cơ chế. Không thể dùng lý do đó để  biện hộ việc không cho dân có quyền bầu cử, đàn áp đối lập, bỏ tù các nhà hoạt đông  chính trị, thi hành bộ máy công an trị và xem quốc hội là bù nhìn.

- Thứ ba các chế độ  dân chủ chỉ trao thêm quyền hành pháp chỉ đạo bằng sắc lệnh không thông qua quốc hội trong thời chiến như VNCH năm 1971 nhưng không bao giờ chấp nhận một cơ chế mà tổng thống đứng trên hiến pháp.

Do đó dân chủ là tạo ra kỷ cương và pháp trị. Đó là một mô hình chính trị kiểm soát quyền lực căn cứ trên lý tính của người dân và cả những người được nhân dân ủy quyền.

Đó là cách tạo ra một nhà nước phục vụ chứ không phải là nhà nước cai trị.

Dươnh Hoài Linh



Không có nhận xét nào