CÂU CHUYỆN ĐÀI LOAN SẼ "NÓNG" LÊN SAU HƯƠNG CẢNG * Khi Đức Giáo tông Francis (Phan-xi-cô) rời Thái Lan để đến Nhựt Bổn, theo thông...
CÂU CHUYỆN ĐÀI LOAN SẼ "NÓNG" LÊN SAU HƯƠNG CẢNG
* Khi Đức Giáo tông Francis (Phan-xi-cô) rời Thái Lan để đến Nhựt Bổn, theo thông lệ Ngài đã gửi điện tín chúc mừng tới những nước mà chuyên cơ của Ngài bay qua: chúc mừng người dân Lào, Việt Nam, nước Trung, Hương Cảng, Đài Loan.
Theo Reuters, đức Giáo tông Francis đã gửi bức điện mừng bà Thái Anh Văn, gọi bà là Tổng thống Trung Hoa dân quốc (mà không gọi là "Đài Loan thuộc China"). Bản dịch tiếng Việt của Reuters ghi: "Đặc biệt, vị chủ chăn của Giáo hội đã coi Đài Loan là một thực thể riêng với Trung quốc".
* Thực ra, Tòa thánh Vatican đã thiết lập bang giao với Trung Hoa dân quốc (Republic of China) từ năm 1942 khi thực thể chánh trị này còn cầm trịch toàn thể Hoa lục, và duy trì mối bang giao này sau khi Trung Hoa dân quốc dời qua Đài Loan. Kể cả về sau này, trong khi nhiều quốc gia không còn đặt đại sứ quán tại Đài Bắc mà chuyển qua Bắc Kinh thì Tòa thánh Vatican vẫn "trước sau như một" là công nhận Trung Hoa dân quốc (cho tới hiện nay, Vatican vẫn chưa đặt bang giao chính thức với Bắc Kinh)!
Bang giao giữa Vatican với Trung Hoa dân quốc, như vậy, đã được 77 năm. Phó Tổng thống Trung Hoa dân quốc hiện nay là ông Trần Kiến Nhân (Chen Chien Jen 陳建仁), một tín hữu Công giáo, ông Trần cùng đảng Dân Tiến với bà Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen 蔡英文). Ông Trần Kiến Nhân là người đặc trách mối bang giao giữa Trung Hoa dân quốc với Vatican.
* Như tôi đã có lần viết bài giải ảo, rằng: nhiều người VN đã và đang nhầm lẫn chính sách "ngoại giao loại trừ" với việc công nhận One China do Bắc Kinh đặt ra. Hiện nay có đến 3/4 số quốc gia (khoảng 75 nước) đặt đại sứ quán tại Bắc Kinh nhưng KHÔNG "recognize" (công nhận) về One China (chỉ có 1/4 số nước công nhận mà thôi).
"Ngoại giao loại trừ"? Là Bắc Kinh đặt ra yêu cầu nếu quan hệ ngoại giao chính thức với họ thì không được đặt sứ quán tại Đài Bắc. Họ còn yêu cầu công nhận One China do họ vẽ ra. NHƯNG đa phần các nước chỉ chấp nhận "ngoại giao loại trừ" (nghĩa là không đặt đại sứ quán tại Đài Bắc, tuy nhiên vẫn đặt những Văn phòng đại diện tại Đài Bắc mà trong thực tế là đảm đương chức trách hệt như một đại sứ quán), chớ không công nhận One China.
Để dễ hình dung, đó, như Mỹ đặt đại sứ quán tại Bắc Kinh nhưng họ chỉ "acknowledge" (ghi nhận/ nhận thức") về One China. Chính vì vậy mà Mỹ vẫn can thiệp, giúp đỡ Đài Loan (bởi vì, nếu "recognize" xem Đài Loan thuộc nước Trung theo chính sách One China, Mỹ đâu được quyền giúp đỡ Đài Loan vì như vậy là can thiệp vào nội bộ chủ quyền China; nhưng Mỹ họ lấp lửng dùng thuật từ "acknowledge" chớ không công nhận "recognize" về One China).
* Tòa thánh Vatican sẵn sàng bang giao với Bắc Kinh nhưng không chịu nổi cái lối "ngoại giao loại trừ" mang tính chất nước lớn ăn hiếp nước nhỏ. Vatican chủ trương "ngoại giao song hành" [kiểu như các nước đang áp dụng đối với bán đảo Cao Ly: vừa bang giao với Bình Nhưỡng lại vừa bang giao với Hán Thành (Seoul)].
Vì lẽ đó, cho tới hiện nay Vatican không đành đoạn, bỏ rơi nửa chừng mà vẫn giữ mối bang giao với Trung Hoa dân quốc (Đài Loan).
Nếu xét về bối cảnh chánh trị quốc tế, Vatican được ví như "cái neo" để giữ Trung Hoa dân quốc. Tình thế đang biến chuyển mạnh (sau biến cố Hương Cảng dậy sóng những tháng vừa qua)! Tòa Bạch Cung - theo Kiến nghị trên web "We the People" và theo luật định, còn khoảng 30 ngày nữa thôi sẽ đưa ra câu trả lời Yes hoặc No về "công nhận chính thức" (formal recognize) đối với Trung Hoa dân quốc!
Nói cách khác là "công nhận trên danh nghĩa" hẳn hoi (de jure), bởi vì trong suốt nhiều thập niên qua Mỹ vẫn công nhận trên thực tế (de facto) về nền độc lập của Đài Loan nên mới duy trì những đạo luật giúp đỡ / bảo vệ Đài Loan.
Hoặc nói chính xác hơn nữa, là "tái công nhận" - vào lúc này - về nền độc lập của Đài Loan (bởi vì từ năm 1971 trở về trước, Mỹ đã công nhận rồi).
Nguyễn Chương MT
Không có nhận xét nào