CỔ XUÝ CHO THÓI VÔ TRÁCH NHIỆM Nếu một chính quyền, nơi có công dân di dân bất hợp pháp, không tự xem xét trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất c...
CỔ XUÝ CHO THÓI VÔ TRÁCH NHIỆM
Nếu một chính quyền, nơi có công dân di dân bất hợp pháp, không tự xem xét trách nhiệm đầu tiên và lớn nhất của minh, mà lại đi đổ vấy nó cho chính phủ nơi mà người di dân lựa chọn tới, đó chẳng phải là một hành vi vô trách nhiệm lớn nhất của chính quyền có công dân hay sao?
Vậy chính quyền đó được lập ra và trao quyền lực để làm gì trước công dân của mình và với trách nhiệm quản lý xã hội, trong mối quan hệ quốc tế với bất kỳ một quốc gia thứ hai nào khác? Trách nhiệm của một chính quyền không phải là tìm cách thoái bỏ trách nhiệm của mình, nó là một thứ phẩm chất tồi tệ nhất của một chính quyền mà nó không được phép mắc vào.
Chính quyền Anh quốc có trách nhiệm kiểm soát di dân, và họ nhận trách nhiệm rằng “do đã soát xét quá kỹ lưỡng mới dẫn tới thảm hoạ cho 39 con người” xa lạ mà họ không biết là ai kia. Châu Âu đang đối mặt với nạn di dân từ các quốc gia với chế độ độc tài, có chiến tranh hoặc nghèo đói, họ đang áp dụng một chính sách nhân dạo cho tất cả các công dân khác tới cư trú, chỉ cần có “một lý do hợp lý”. Họ coi tất cả con người đều xứng đáng được sống và được bảo vệ.
Chính sách nhập cư là một chính sách nhân đạo, và nay nó tiếp tục là một nguyên nhân để cho đám bất lương và vô trách nhiệm bám víu vào và đổ lỗi. Sự nhân đạo không chỉ bị lợi dụng, nó còn bị coi là tội lỗi. Trong khi một chính quyền để xảy ra tình trạng di dân phải thấy rõ trách nhiệm không thể giảm nhẹ của mình khi những thảm hoạ đối với công dân của mình xảy ra. Mỗi công dân, dù phạm tội ở nước ngoài cũng đều được hưởng các quyền bảo hộ theo luật pháp.
Nếu một kẻ trộm cướp, một kẻ hiếp dâm, lại có cách lý giải để chối bỏ trách nhiệm bằng cách, đổ tất cả cho nạn nhận - do nhà đó quá giàu mà chẳng có ai trông, do cô gái đó ăn mặc quá hớ hênh mà tính cách lại chẳng đàng hoàng gì cho lắm. Và nó hợp lý hoá tội ác bằng việc quy kết tội lỗi cho nạn nhân. Nó chính là cái nôi cho tội ác sinh sôi và tiếp tục bùng phát, vì rồi kiểu gì ngườ ta cũng đều hiểu - nạn nhân hoặc kẻ thứ ba mới là kẻ có lỗi chứ không phải là kẻ đã thực hiện hành vi tội ác đó.
Và nếu còn tiếp tục phổ biến những bài báo theo kiểu lối này, nó đang cổ xuý và cố tạo nên một chính quyền vô trách nhiệm trước mọi việc. Và cũng bởi thế, thay vì xây dựng đất nước hùng cường để bảo vệ tổ quốc của mình, một chính quyền yếu kém sẽ đổ tất cả mọi trách nhiệm cho kẻ xâm lược rằng tại sao chúng lại thực hiện hành vi xâm lược, ngay cả việc để cho nước mất nhà tan như An Dương Vương cũng không biết vì sao đến nông nỗi suy vong ấy.
Lê Luân
Không có nhận xét nào