HIỂU THÊM VỀ VIỆC MỘT DỰ LUẬT SẼ TRỞ THÀNH ĐẠO LUẬT KHI ĐÃ ĐƯỢC THƯỢNG VIỆN THÔNG QUA Sau khi dự luật đã chánh thức được cả Hạ viện và Thượn...
HIỂU THÊM VỀ VIỆC MỘT DỰ LUẬT SẼ TRỞ THÀNH ĐẠO LUẬT KHI ĐÃ ĐƯỢC THƯỢNG VIỆN THÔNG QUA
Sau khi dự luật đã chánh thức được cả Hạ viện và Thượng viện thống nhứt thông qua, dự luật được chuyển cho tổng thống (lúc này dự luật được gọi là “Enrolled Bill”). Khi này, Tổng thống có 4 chọn lựa ứng xử sau:
1. Không có hành động gì trong thời gian Quốc hội vẫn đang họp và có đủ 10 ngày sau đó là đang họp: khi đó dự luật tự động thành luật sau 10 ngày. Đây thường là các đạo luật mà Tổng thống không muốn gắn uy tín cá nhân của mình với nội dung của đạo luật, nhưng cũng không chính thức phản đối nội dung của đạo luật.
2. Không có hành động gì trong thời gian Quốc hội vẫn đang họp và không có đủ 10 ngày sau đó là đang họp. Khi đó dự luật sẽ bị coi là bị phủ quyết bỏ túi (pocket veto). Đây là trường hợp Tổng thống không đồng ý với nội dung của đạo luật đã được thông qua nhưng cũng không muốn chánh thức lên tiếng phản đối nội dung của đạo luật.
3. Tổng thống coi dự luật là không khôn ngoan và không phù hợp, và quyết định ban hành văn bản phủ quyết (veto). Khi này dự luật được chuyển trả lại để Quốc hội xem xét (cùng với văn bản phủ quyết của Tổng thống). Khi này, Quốc hội có thể quyết định không bỏ phiếu chống lại tổng thống hoặc quyết định bỏ phiếu chống. Nếu Quốc hội bỏ phiếu ngược lại Tổng thống (sau khi đã đọc văn bản phủ quyết của Tổng thống) với tỷ lệ ở 2 viện đều đạt từ 2/3 số nghị sỹ có mặt trở lên, dự luật mặc nhiên trở thành luật.
4.Tổng thống đồng ý (toàn bộ) nội dung dự luật và chấp thuận ký ban hành. Đây là trường hợp, Tổng thống cũng muốn gắn trách nhiệm và uy tín cá nhân của mình đối với nội dung của đạo luật. Các đạo luật phản ánh chánh sách đến từ phía hành pháp thường sẽ được Tổng thống trực tiếp ký ban hành./.
Tran Hung.
Không có nhận xét nào