KHI KỀN KỀN CẦM BÚT: TRUYỀN THÔNG NỖI SỢ HÃI Để ý mấy hôm nay, bằng cách này hay cách khác lều báo và blogger kền kền “có vẻ” đang tấn công ...
KHI KỀN KỀN CẦM BÚT: TRUYỀN THÔNG NỖI SỢ HÃI
Để ý mấy hôm nay, bằng cách này hay cách khác lều báo và blogger kền kền “có vẻ” đang tấn công Vinamilk. Chú ý đến nội dung các bài báo viết về Vinamilk, hoặc là dạng nghi vấn, hoặc là dạng định tội (như vài viết của anh Sin đây), trộm nghĩ rằng họ lại tiếp tục sử dụng phương thức truyền thông bẩn để giết chết một doanh nghiệp, một sản phẩm – và chuẩn bị tung ra một sản phẩm thay thế để đánh chiếm thị trường: Truyền thông nỗi sợ hãi.
Tôi là người ngoài cuộc, tôi không biết gì nhiều về nguyên liệu, quá trình sản xuất của Vinamilk, nên mục đích bài viết này không phải khẳng định Vinamilk là sữa sạch, chỉ là để phản biện các cáo buộc vô lý/vô căn cứ nhắm vào phía họ.
Nói các bạn nghe, cách đây 6 năm, với chiêu bài “bảo vệ sức khỏe của mẹ và trẻ”, một người đàn bà (là thiếu hiểu biết hay cố ý) đã dẫn dụ được cả cộng đồng Webtretho tấn công sữa bột Danlait bằng thông tin thêu dệt. Sữa bột Danlait - một sản phẩm mà sau này được chứng minh là chất lượng hoàn toàn tốt, được bảo đảm bởi nhiều tổ chức quốc tế uy tín đã hoàn toàn gục ngã trước tin vịt chỉ vì “đám đông cuồng nộ”. Nhớ khi ấy, tát nước theo mưa, báo Tuổi trẻ và nhiều tờ khác cũng đăng tải rất nhiều tin tức nguỵ tạo do nhóm tấn công xây dựng, trong đó có kết quả rất xấu do Viện Pasteur TP.HCM đưa ra.
Phải nói thêm với các bạn rằng, sau khi kết luận của Viện Pasteur bị vạch trần đã sử dụng phương pháp kiểm nghiệm thịt bò để kiểm nghiệm sữa, một hành động vô lương. Cũng may nhờ có các nhà báo có lương tri đã vạch mặt chiêu bài này, Viện Pasteur TP.HCM đã phải kiểm nghiệm lại và đưa ra kết quả hoàn toàn bình thường cho Danlait.
Nhưng lúc đó thì sao, “gỡ được vạ thì má đã sưng”, một triệu người được tiếp cận thông tin rằng “sữa bột Danlait bẩn, độc hại” nhưng chỉ 1% trong số đó đọc được thông tin minh oan, Danlait đã hoàn toàn sụp đổ.
Vậy nên, các bạn hãy làm ơn like/share những thông tin từ những nguồn chính thống, hoặc không thì từ những người có kiến thức và đạo đức. Với tôi, anh chàng Sin này chỉ biết nằm trên Cos để đẻ ra Tan thôi, không đáng để các bạn đặt niềm tin. Các bạn cứ tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất sữa ở Việt Nam là sẽ biết ngay thôi.
Chiến lược PR - Marketing, bán hàng bằng cách dùng truyền thông đánh vào “tâm lý sợ hãi” của người dân không còn xa lạ với nhiều người, và giá trị của nó luôn được phát huy trong một thị trường khan hiếm niềm tin như ở Việt Nam. Massan đã rất thành công khi giết chết tươi nước tương truyền thống, và suýt thành công khi giết chết nước mắm truyền thống. Đến lúc này, liệu có phải đang có một âm mưu nào đó chĩa về phía VinaMilk?
(Đây chỉ là giả định của tôi thôi, hy vọng là điều tôi suy đoán là sai lầm. Với tư cách một thằng làm Truyền thông, xin chia sẻ với các bạn một trong các chiêu bài “truyền thông bẩn”. Bài viết hơi dài nhưng tôi nghĩ các bạn nên đọc vì nó đáng, đặc biệt là các bạn theo học Truyền thông và báo chí.
1. Chiêu bài Khổ nhục kế đã giết chết nước tương truyền thống.
Vâng, tôi xin nhắc về câu chuyện Truyền thông thỏa hiệp và Quảng cáo dựa trên Hội chứng đám đông về nỗi sợ hãi, hay gọi là Truyền thông bẩn đang hoành hành ở Việt Nam. Masan đã áp dụng thành công chiêu bài này để giết chết nước tương truyền thống. Không dừng lại ở đó, Masan đã vươn vòi bạch tuộc của mình tới nước mắm truyền thống.
Đầu tiên là sẽ gây hỏa mù, định hướng sai lệch bằng cách tung tin ra trên các tờ báo lớn, rằng có Một tổ chức hầm bà lằng nào đó cáo buộc nước tương Chin-Su chứa 3-MCPD. Sau đó là một chiến dịch truyền thông rầm rộ về nguy cơ ung thư của chất này. Tiếp nữa, một số siêu thị lớn rút Chin-Su khỏi kệ hàng và truyền thông ồ ạt đến đưa tin. Sau đó, hàng loạt nhãn nước tương truyền thống và công nghiệp được đưa đi thử nghiệm và ra kết quả: Chin-Su không chứa chất 3-MCPD, trong khi... đại đa số nhãn nước tương truyền thống chứa chất này ở mức vượt ngưỡng báo động đó.
Tiếp nữa là chiến dịch “pha loãng thông tin” bằng các tin tích cực liên quan đến Chin-Su, những thông tin ban đầu bị đẩy xuống dưới trong bảng tìm kiếm. Các báo mạng gỡ bài liên quan đến Chinsu, nó biến mất như chưa hề xuất hiện. Thay vào đó, quảng cáo về Chin-Su xuất hiện trên tờ báo đầu tiên “đánh” Chin-Su. Tiếp nữa, Chin-Su tung ra một chiến dịch quảng cáo tiền tấn, mua nguyên trang nhiều tờ báo trong nhiều số và các giờ vàng quảng cáo truyền hình quảng cáo Nước tương Chinsu. Và là tèn tén ten, các “mẹ Bỉm sữa lẫn Bà nội trợ” loại nước tương truyền thống ra khỏi bữa ăn gia đình và Chin-Su có mặt trong tất cả nhà bếp Việt.
Nghe chua xót không?
Năm 2016, một âm mưu triệt hạ Nước mắm truyền thống đã được vạch ra, tất nhiên nó đánh vào sự thiếu hiểu biết cũng như hội chứng đám đông thái quá của người tiêu dùng Việt. Đã từng có trào lưu: Tẩy chay nước mắm truyền thống (từ cá và muối) vì chứa Asen thay vào đó hãy sử dụng nước mắm Masan (từ hóa chất). Thật may mắn là vẫn còn đó những Nhà báo có lương tri và kiến thức đã dũng cảm đứng ra làm rõ vụ này. Lộ ra ánh sáng (tất nhiên chỉ 1 phần), có hàng chục tờ báo, cơ quan Truyền thông ... bị phạt vì “truyền thông bẩn”, ăn tiền của Masan để đưa tin sai lệch.
Masan đã suýt giết được nước mắm truyền thống, với cùng chiêu bài “KHỔ NHỤC KẾ” y như cái cách Chinsu triệt hạ hoàn toàn nước tương truyền thống 12 năm trước.
2. Phương thức truyền thông: Nỗi sợ hãi
Không phải ngẫu nhiên mà nỗi sợ hãi luôn được xếp vị trí đầu tiên trong các yếu tố cảm xúc chi phối hành vi tiêu dùng. Khi sợ hãi, người ta sẽ như bị rơi vào trạng thái thôi miên, và ám thị mong muốn được dùng ngay sản phẩm khác để được an toàn. Rất nhiều người đã mua hàng trên nguyên tắc sợ hãi. Đó không phải là vì họ muốn đưa ra quyết định đúng đắn, mà họ sợ hậu quả của việc quyết định sai.
Chiến lược PR - Marketing này không còn xa lạ với nhiều người, nhưng giá trị của nó luôn được phát huy trong một thị trường khan hiếm niềm tin như ở Việt Nam. Và Massan đã nhiều lần áp dụng chiêu bài này cho quảng cáo Cafe.
Năm 2012, sau khi cơ quan chức năng phát hiện ra nhiều trường hợp cà phê bị NSX trộn thêm hóa chất nhằm tăng hương vị. Loại cà phê bẩn chứa hóa chất sau khi chế biến sẽ sinh ra độc tố và có thể dẫn đến ung thư cho người sử dụng.
Nắm bắt được tâm lý e dè của người tiêu dùng, Vinacafé của Masan đã áp dụng cách tiếp thị dựa trên nỗi sợ hãi của người tiêu dùng.
Thông điệp quảng cáo đầu tiên được nhãn hiệu Vinacafé tung ra dưới triều đại Masan là “Sản phẩm không chứa hóa chất tạo mùi cà phê”, các thí nghiệm đều là người của Massan tự làm, cơ quan kiểm định không rõ là ai? Nhưng người tiêu dùng tin, thế là đủ. Vậy là chiến dịch quảng cáo này đã khiến Masan bội thu.
Năm 2016, Thông điệp được Masan chọn là “Tại Vinacafe chúng tôi tin rằng cà phê phải là cà phê.” Theo đó đơn vị này có nói từ ngày 1/8, trong mỗi ly cà phê của Vinacafe là cà phê nguyên chất. Nó vô hình khiến người đọc lầm tưởng rằng khéo các loại cafe hòa tan khác đều là giả, và thế là ...
Năm 2017, dường như vẫn là Masan tiếp tục đưa ra câu chuyện rằng: cẩn thận khi Cafe trên thị trường có lẫn Cafe trộn bột pin cực kỳ độc hại. Rõ là thông tin đưa ra, chưa kiểm chứng nhưng cộng đồng mạng lại phát sốt vì nó.
Rằng chuyện cà phê pin là có thật không? Có thể có, và nhiều câu chuyện cà phê bẩn khác, tuy nhiên việc “lan tràn” thông tin không kiểm soát khiên cho hàng loạt cơ sở sản xuất cà phê Việt đang đứng trước nguy cơ đóng cửa. Và chính người Việt Nam, đang chọn cách tẩy chay cà phê Việt vì lo sợ. Liên tưởng đến cái chết của Nước tương truyền thống và sự hút chết của nước mắm truyền thống, tôi đang hình dung đến 1 tương lai ảm đạm của cà phê truyền thống. Đang tự nhủ, sắp tới có khi nào Masan sắp cho ra đời một loại Cà phê sạch đóng gói?
Tung ra 1 thương hiệu CÀ PHÊ SẠCH, và truyền thông rầm rộ: chúng tôi đạt chứng chỉ, chất lượng nọ, kia ... Và lúc đó sẽ thâu tóm toàn bộ thị phần của cà phê trong nước.
Khi bị khủng hoảng truyền thông, tức là mất niềm tin từ phía khách hàng, vậy thì bất cứ việc gì dù mang ý nghĩa tích cực, cũng bị nghi ngờ, thậm chí bị bóp méo. Thậm chí ở Việt Nam, một khi cộng đồng mạng bị kền kền giật dây, bất cứ thông tin phản biện nào đưa ra cũng sẽ bị ném đá mà thôi, trừ phi kết quả đó phù hợp với định kiến sẵn có của đám đông.
Thật may, âm mưu kia đã bị vạch mặt và Cafe pin nó chỉ là sự ngụy tạo, tin đồn thất thiệt. Và loại Cafe sạch kia sẽ chẳng có cơ hội ra đời.
Viết tới đây, tôi chợt nhớ đến câu chuyện Cá chết ở Vũng Áng và đám kền kền cầm bút. Sự phóng đại, tô vẽ ... cô tình hay vô ý, câu view hay có động cơ bí mật, nó khiến cho nhiều người Việt thậm chí không dám ăn hải sản 1 thời gian dài.
Các bạn ơi, nên thận trọng trước khi quyết đinh like/share để lan tỏa một điều gì đó. Hãy làm một người tiêu dùng thông thái, một fbker hiểu biết.
Le Viet
Không có nhận xét nào