Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LUẬT HIẾN PHÁP VÀ CHÍNH TRỊ HỌC.

LUẬT HIẾN PHÁP VÀ CHÍNH TRỊ HỌC. Nói thật là tôi cũng đã quá mệt mỏi khi phải giải thích cho các bạn về sự tác hại của các chế độ độc tài. N...

LUẬT HIẾN PHÁP VÀ CHÍNH TRỊ HỌC.

Nói thật là tôi cũng đã quá mệt mỏi khi phải giải thích cho các bạn về sự tác hại của các chế độ độc tài. Nhiều người  "hoài cảm" với các chế độ "gia đình trị" cũng không khác gì những thành phần được chế độ CSVN ban ân huệ và đang ra sức bênh vực chế độ  này.

Để  xây dựng một đất  nước Việt Nam nhân văn và pháp quyền các bạn không thể ca ngợi một ông vua trị nước theo kiểu quan lại phong kiến. Ông ta ban cho bạn đặc  ân nhưng lại đàn  áp các thành phần khác. Và cũng không vì thế mà bảo ông ta tốt. Bởi lẻ thế giới đã  chứng minh rằng những kẻ đàn  áp đối lập, giành quyền lực độc  tôn đều  phi dân chủ, phản dân tộc. Và những kẻ ca ngợi các nhà độc  tài đều  không bao giờ có thể nhân danh nhân dân ,dân tộc. Họ chỉ là thành phần tay sai của giai cấp thống trị dùng xảo ngôn để  lừa  dối giai cấp bị trị.

Xin giới thiệu với các bạn cuốn luật hiến pháp và chính trị học của tác giả Nguyễn Văn Bông. Sau khi đoc và nghiền ngẫm xong cuốn sách này rồi các bạn sẽ thấy các lập luận bảo vệ cho các chế độ  độc  tài thật là ngô nghê. Còn nếu các bạn không thấy có lẻ tôi cũng chịu thua.

Cuốn sách này sẽ còn phải chờ một thời gian dài, trước khi lại được xuất bản tại Việt Nam. Vì hai lẽ:

Thứ nhất, vì bản thân nội dung của nó. Ra đời gần một nửa thế kỉ trước tại miền Nam Việt Nam thời Đệ nhị Cộng hòa, nền tảng lí thuyết tổ chức một nhà nước dân chủ và pháp quyền mà nó trình bày đối lập sâu sắc với mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa với độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trước sau vẫn tồn tại trong thực tế và vẫn chế ngự tư duy chính thống.

Thứ hai, tác giả của nó không phải ai khác, chính là Giáo sư Nguyễn Văn Bông, người bị chính quyền cộng sản  ám sát ngày 10-11-1971. Lí do để ở thời điểm ấy, Hà Nội quyết định duyệt lệnh giết một giáo sư luật, Viện trưởng Viện Quốc gia Hành chánh tại Sài Gòn, gần đây được bạch hóa trên báo chí Việt Nam với một sự thản nhiên đến lạnh người. Một trong hai người trực tiếp tiến hành và tiến hành thành công vụ ám sát, ông Vũ Quang Hùng kể: “Theo tin tức tình báo, G.33 (tức ông Nguyễn Văn Bông) đang chuẩn bị lên nắm ghế thủ tướng. Nếu G.33 đã nắm chức, sẽ rất khó hành động vì khi ấy việc bảo vệ ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu tình huống này xảy ra, cách mạng có thể gặp khó khăn hơn bởi Nguyễn Văn Bông là một trí thức có uy tín và chính quyền ngụy chuyển từ quân sự sang dân sự mọi diễn tiến sẽ có lợi cho địch”. Trong một loạt bài vinh danh “chiến công vang dội của An ninh T4”, báo Công an cho biết thêm: “Nguyễn Văn Bông bị tiêu diệt không chỉ làm ‘đổ bể‘ kế hoạch thay đổi nhân sự của ngụy quyền Sài Gòn mà còn làm cho nội bộ địch nghi ngờ lẫn nhau“.

Trong danh sách những nhân vật xuất chúng bị chính quyền cộng sản ám sát hoặc trừ khử trong bóng tối, Nguyễn Văn Bông có nhiều điểm tương đồng với Phạm Quỳnh. Họ đều là những trí tuệ hiếm có, những trí thức có tầm vóc và ảnh hưởng lớn, dấn thân trong trường chính trị cho một nước Việt Nam mới, song họ đều khước từ lựa chọn chủ nghĩa cộng sản. Gần 70 năm sau cái chết của Phạm Quỳnh, tên tuổi ông ở Việt Nam ngày nay không còn là cấm kị, một số tác phẩm của ông đã được tái xuất bản và ngày càng có thêm những công trình nghiên cứu về ông. Lịch sử đã dần bình tĩnh trở lại, tuy nỗi đau từ những tương tàn của cuộc chiến hệ tư tưởng vẫn giày vò các thế hệ đến sau. Còn Nguyễn Văn Bông? Trong cao trào thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp vài tháng trước, Luật Hiến pháp và Chính trị học, tác phẩm chính của ông, cũng được một số người nhắc đến trong phần cước chú hay tài liệu tham khảo, song toàn văn cuốn sách này cho đến nay nằm ngoài khả năng tiếp cận của phần lớn giới độc giả hàn lâm Việt Nam.

Tác giả : Nguyễn Văn Bông.




Không có nhận xét nào