PHÁP-MỸ-TRUNG Gần đây một số bạn đọc của tôi có thắc mắc về chính sách của Pháp trong vấn đề EU-Mỹ-Trung Quốc, nên nay có vài dòng đánh giá....
PHÁP-MỸ-TRUNG
Gần đây một số bạn đọc của tôi có thắc mắc về chính sách của Pháp trong vấn đề EU-Mỹ-Trung Quốc, nên nay có vài dòng đánh giá.
Các bạn lo ngại về việc Tổng thống Pháp Macron vừa thăm Trung Quốc và có lễ ký kết thương mại ấn tượng 15 tỷ USD giữa hai nước. Thực ra ít ai chú ý kỹ là Tập đang phải ráo riết mua thịt và thực phẩm cho dân Trung Quốc. Nếu Tập không để dân Trung Quốc có thịt ăn, họ sẽ ăn thịt Tập.
Chính vì vậy dù không vui với việc Hàng không Mẫu hạm duy nhất của Pháp đã dời từ Trung Đông về Biển Đông năm ngoái và vẫn chạy loanh quanh biển Đông đến nay, Tập vẫn phải mời Macron sang để ký hợp đồng mua thịt heo, thịt bò, thịt gà của Pháp.
Pháp và Mỹ có nhiều bất đồng về chính sách nhưng những nền tảng cơ bản về đối ngoại chiến lược địa chính trị thì họ vẫn hợp tác. Đối với Pháp, khối EU là đối tác tin cậy nhất, thứ hai là Mỹ, thứ ba là Nga, sau cùng mới là Trung Quốc. Do đó ta thấy dù Pháp-Mỹ hay chỉ trích nhau, nhưng 30 năm nay máy bay Pháp vẫn bay bên cạnh máy bay Mỹ trên bầu trời Trung Đông và sẽ cùng bay ở Biển Đông.
Trong thời kỳ tổng thống Trump cầm quyền ở Mỹ, nhiều người thuộc “phong trào dân chủ chửi Trump của VN do Tập giật dây” thường khai thác các bất đồng về phát ngôn của Macron và Trump làm đề tài bình luận theo hướng Trump ngu dốt. Họ khiến dư luận quên đi rằng người Pháp là theo tác phong và tư duy bài bản chính trị, trong khi Trump theo kiểu thực dụng vỉa hè. Hai khác biệt này tuy dễ gây tranh cãi nhưng lại là bổ sung cần thiết cho nhau.
Sự hoa mỹ mà không thực tế và thực dụng thì không giải quyết được vấn đề gì cả. Ngược lại thực dụng quá thì trở nên lạnh lùng và tàn nhẫn. Chính vì vậy mà từ khi Trump cầm quyền, Pháp trở thành người đóng vai trò đàm phán ôn hoà trong bầy diều hâu tư bản lăm lăm súng ống.
Do đó khi có những tín hiệu về việc Trump đang ép Tập vào thế phải từ chức để cứu kinh tế Trung Quốc thì Tổng thống Pháp Macron phải sang tận nơi để tìm hiểu. Đồng thời bán thêm một ít thịt heo bò gà để kiếm tiền vé máy bay là chuyện tất nhiên.
Với EU cũng thế, trong ba nước đại cường quân sự của EU là Anh, Đức, Pháp thì nếu Anh là đồng minh diều hâu của Mỹ, Đức quá gần Trung Quốc về kinh tế nên đôi khi phải nhân nhượng thì Pháp đứng giữa. Pháp không diều hâu như Anh, không quá gần Trung về kinh tế như Đức nên sẽ thích hợp nhất để giữ vai trò trung gian. Macron vừa ký bán thịt cho Tập nhưng vẫn ký hủy dự án lớn do Trung Quốc đứng sau tại Pháp (lấy lý do môi trường) là chỉ dấu cho những vấn đề này.
Tổng thống Pháp Macron dĩ nhiên chú trọng lợi ích quốc gia hơn “phong trào dân chủ chửi Trump của VN” nên mặc dù hay chỉ trích Trump là thiếu hiểu biết về chính trị tinh hoa, nhưng vẫn đàm phán với Trump để Pháp-Mỹ hợp tác về Indo-Pacific. Tàu sân bay duy nhất của Pháp vẫn sẽ hiện diện tại Biển Đông tới đây sau khi Pháp-Mỹ ký xong hợp tác chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương trong cuối năm nay.
Không chỉ ký với Mỹ, Pháp còn ký hợp tác với Úc về hợp tác quân sự Biển Đông. Tàu chiến Úc sẽ bảo vệ tàu sân bay của Pháp, còn ngược lại Pháp sẽ yểm trợ các tàu đổ bộ của Úc. Song song đó, Pháp bán thịt cho Trung Quốc ăn nhưng tăng cường bán vũ khí cho các nước nhỏ xung quanh Trung Quốc để các nước này chống Trung khi tư bản cần.
Do đó, chúng ta không cần lo về việc Pháp sẽ gần Trung Quốc, mà hãy lo rằng vì tư bản ép Tập về bên trong như vậy, trước khi Tập té ghế thì có thể Tập sẽ dẫn lửa ra ngoài.
H.M
Không có nhận xét nào