SUY NGẪM VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HAY KHÔNG BẠO LỰC TRONG CUỘC BIỂU TÌNH CỦA HỒNG KÔNG. Một số người khi nhìn vào cuộc biểu tình ở Hồng Kông ...
SUY NGẪM VỀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HAY KHÔNG BẠO LỰC TRONG CUỘC BIỂU TÌNH CỦA HỒNG KÔNG.
Một số người khi nhìn vào cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã đưa ra ý kiến không đồng tình vì những người đấu tranh dân chủ đã sử dụng bạo lực không tuân thủ đường lối đấu tranh bất bạo động.
Thật ra sinh viên Hồng Kông là những người có học vấn cao. Họ hiểu rất rõ phương pháp đấu tranh bất tuân dân sự của Henry David Thoreau. Chính họ chứ không phải ai khác đã từng tặng hoa cho cảnh sát Hồng Kông, đã từng dọn dẹp vệ sinh đường phố sau mỗi lần biểu tình qua đêm, đã từng trả tiền cho những lon nước được xếp trong tủ kính khi tràn vào tòa thị chính Hồng Kông.
Họ biết rất rõ bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm cho hận thù chất chồng. Nhưng họ cũng nắm rất rõ chân lý mà Thomas Jefferson đã đưa ra " Khi bất công trở thành luật pháp, chống đối trở thành nhiệm vụ".
Điều này có nghĩa khi cơ chế là một chế độ độc đảng, đàn áp đối lập thì nó không hề có tam quyền phân lập và tư pháp độc lập. Do đó xã hội Hồng Kông lúc này không hề có luật pháp mà chỉ có luật của kẻ cai trị.
Khi đánh đổ một chế độ tạo ra bất công họ không thể tuân thủ thứ luật pháp bảo vệ cho chế độ đó.
Trong tiến trình xuống đường dài đăng đẳng 6 tháng trời họ đã vắt kiệt sức lực và tính mạng, thế nhưng chính quyền được sự trợ giúp của Trung Quốc vẫn chẳng đếm xỉa gì đến "Tuyên bố chung Trung Anh", nước Anh thì đang vướng vào vụ Brexit, khó có thể giúp họ bằng hành động, Mỹ chỉ áp lệnh trừng phạt bằng các đạo luật kinh tế ,nhân quyền và còn vướng Thương chiến.
Do vậy tuổi trẻ Hồng Kông đang đi đến đường cùng. Họ quyết định phải biến bất tuân dân sự thành một cuộc khởi nghĩa để gây tiếng vang với thế giới.
Hơn nữa bất kỳ chính quyền độc tài nào khi đàn áp biểu tình cũng cho tay sai cảnh sát, mật vụ giả dạng phe chống đối để bạo động sau đó dùng phóng viên chụp lại để vu vạ đổ tội nhằm tạo tính chính danh.
Cảnh sát là những kẻ sử dụng bạo lực đàn áp dã man nhất như quăng lựu đan cay, đánh đập , đạp,chọc mù mắt, bắt người thả trôi sông. Con giun xéo lắm phải quằn , người biểu tình cũng phải nhận ra đã đến lúc "Tự do hay là chết",không thể dừng lại.
Cũng giống như các lực lượng nổi dậy tại Syria, ban đầu chỉ là bất tuân dân sự, bất bạo động. Sau đó vì để tự vệ chống lại sự đàn áp của chính quyền họ đều thành lập các nhóm vũ trang.
Chiến tranh là do chính quyền muốn chứ nhân dân nào muốn. Họ cùng đường không thể chịu đựng được một thứ luật pháp bất công nên phải làm thế thôi. Không thành công thì cũng thành nhân.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào