THUA ME GỠ BÀI CÀO Những diến biến gần đây tại Hong Kong cho thấy chúng ta đã dự đoán đúng về việc Tập Cận Bình và đặc khu trưởng Hong Kong ...
THUA ME GỠ BÀI CÀO
Những diến biến gần đây tại Hong Kong cho thấy chúng ta đã dự đoán đúng về việc Tập Cận Bình và đặc khu trưởng Hong Kong đã chơi một trò chơi chính trị với Trump và Mỹ sau khi Tập và bà đặc khu trưởng mật đàm với nhau.
Cái Tập cần là dùng máu của người Hong Kong gây một sức ép vừa đủ để Trump chịu ngồi vào bàn đàm phán theo một hướng có lợi hơn cho Tập.
Hẳn nhiên Trump biết Tập lừa ông nên ông đã tuyên bố là “Nếu Trung Quốc (nghĩa là Tập) không thực hiện đúng thoả thuận thì sẽ không có sự giảm thuế nào cả”.
Thoả thuận ở đây là thoả thuận gì một khi hai bên chưa hề ký với nhau bất kỳ cái gì. Như vậy dễ thấy là những thoả thuận phía sau màn về việc Tập phải trả lại dân chủ cho Hong Kong và Tập phải ra đi, Carrie Lam phải ra đi. Cuối cùng hai người này không ai chịu ra đi mà dùng máu và nhân mạng người Hong Kong để đánh bàn cờ chính trị với Trump và Mỹ.
Sự căng thẳng tại Hong Kong lúc này chỉ kết thúc khi có một trong các vấn đề sau đây xảy đến. Một là Trump chịu ngồi vào bàn đàm phán nhưng không được ép Tập phải từ chức rồi mới chấm dứt Trade War. Hai là phong trào dân chủ Hong Kong chịu giải thể và đầu hàng đảng CSTQ. Ba là nó đi đến khủng hoảng bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang của người Hong Kong vì những sắt máu mà Carri Lam và Tập đang làm với phe dân chủ xứ này.
Có vẻ Mỹ sẽ không nhượng bộ bất kỳ điều gì về kinh tế và địa chính trị nếu Tập không từ chức. Phong trào dân chủ Hong Kong cũng sẽ không lùi bước nếu Carri Lam không từ chức và Tập cứ để máu chảy và người chết tại Hong Kong (dù lý do công khai là chết vì cái gì đi nữa).
Khi đó thì điều thứ ba tất yếu phải xảy ra.
Bất kể Mỹ và Trump tính toán gì thì kiểu chơi “thua me gỡ bài cào” của Tập và Carrie Lam đang đẩy quan hệ giữa đảng CSTQ - phe dân chủ Hong Kong dần vào thế không còn đường lùi nào cho cả hai bên. Từ việc tự vệ bằng máy bắn đá thô sơ đến vũ khí vũ trang chỉ cách nhau một bước ngắn nữa mà thôi.
Chính trị của Mỹ hiện nay không cho phép họ bỏ rơi đồng minh như thời xưa cũ. Nếu ngày trước Mỹ vẫn còn quan điểm tư bản thực dân thì họ có thể bỏ Hong Kong khi sợi dây quá căng. Nhưng với cách thể hiện là tư bản văn minh như hiện nay, Mỹ buộc phải có trách nhiệm và có giải pháp khi tối hậu. Trung Quốc cũng hiểu điều đó, thế nên cái chính giờ là thần kinh phía nào trong 3 trục Mỹ-Trung Quốc-Hong Kong vững vàng hơn.
Đó là lý do có cuộc bỏ phiếu dự luật ủng hộ dân chủ Hong Kong bằng điện thoại lúc nửa đêm từ các thượng nghị sĩ Mỹ.
Tập và đảng CSTQ có lý do để dùng máu của người Hong Kong ép Mỹ ngồi vào đàm phán. Đảng CSTQ không chỉ đang thất thế ở ba mũi nhọn chính là Đài Loan, Hong Kong và Việt Nam mà còn thấy thất thế ở những nơi mà Trung Quốc nghĩ là đã nắm chắc như Sri Lanka hay Campuchia.
Đặc biệt là vấn đề Campuchia.
Thủ tướng Hunsen gần đây có những sự chuyển hướng gần hơn về chính sách Đông Dương của Mỹ (như tôi đã phân tích trong bài CLTV trước đây). Dù vẫn chưa cho thủ lĩnh phe đối lập Sam Rainsy về nước, nhưng Hunsen đã trả tự do hơn và bãi bỏ chế độ giam lỏng Kem Sokha. Cũng như đã thu hồi quyết định bắt giữ và truy nã 70 người thuộc phe đối lập cũ đang lẩn trốn tại Thái Lan và Campuchia. Có vẻ như Hunsen tán đồng giải pháp Hun Manet mà Mỹ đang đề xuất và ông tạo đà cho một cuộc chuyển giao.
Một khi Tập đang phải dùng máu của người Hong Kong để ép Mỹ thì Hunsen dĩ nhiên hiểu có lúc nào đó Tập sẽ dùng máu của người Campuchia. Lại thêm việc Việt Nam, Thái Lan và Lào đang ngả theo Mỹ thì ông cũng không còn nhiều lựa chọn. Nếu chọn lối đi Hun Manet lúc này, Hunsen đúng là nhất quán với lập trường dân tộc như ông đã luôn tuyên bố.
Nếu Tập mất Campuchia lúc này nghĩa là mất Đông Dương. Đã gần như mất Venezuela, Trung Đông và tiếp theo là Đông Dương thì Tập chỉ còn duy nhất Hong Kong để mang ra ép Mỹ.
Từ các lẽ trên, nếu phe chủ hoà trong đảng CSTQ không đủ sức ép Tập từ chức như kế hoạch đàm phán với Mỹ, thì lửa sẽ cháy lớn ở Hong Kong những ngày tiếp theo.
H.M
Không có nhận xét nào