Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TRÁI BÓNG ĐANG NẰM TRONG CHÂN TẬP, KHÔNG PHẢI TRUMP.

TRÁI BÓNG ĐANG NẰM TRONG CHÂN TẬP, KHÔNG PHẢI TRUMP. (Lại phải nói cho thông não về Dự luật Nhân quyền Hongkong, và mở rộng thêm vấn đề: chĩ...

TRÁI BÓNG ĐANG NẰM TRONG CHÂN TẬP, KHÔNG PHẢI TRUMP.

(Lại phải nói cho thông não về Dự luật Nhân quyền Hongkong, và mở rộng thêm vấn đề: chĩa mũi dùi vào Tập Cận Bình, không phải ông Trump, thì mới trúng khía).

      Vì sao khi TT Trump nói, "Tôi không chắc có ký vào Dự luật này hay không", dỗ ngọt Bắc Kinh thì Bắc Kinh tức điên, cho rằng Mỹ đang chơi trò hai mặt? Bởi vì, cần phân biệt: không ký thông qua thì khác hoàn toàn với ký bác bỏ dự luật, phủ quyết (veto).
 
    Không ký thông qua, theo luật định, sau 10 ngày thì dự luật (Bill) đương nhiên trở thành Đạo luật (Act) có hiệu lực thi hành. Ông Trump ký thông qua, gọi là "đồng thuận minh nhiên". Còn ông Trump không ký thông qua, giả bộ ngó lơ, gọi là "đồng thuận mặc định". Kiểu nào thì người dân Hongkong cũng có được Đạo luật Bảo vệ!

     Chỉ khi nào TT Mỹ ký veto (phủ quyết), cái đó mới sinh chuyện. Ông Trump sẽ không veto, vì điều này chẳng khác nào ông tự sát về hậu thuẫn chính trị. Nói thẳng luôn, về mặt thực dụng hay thực tiễn, bất luận Tổng thống Mỹ nào khi ký veto là ông ta phải đo lường được ông sẽ chắc thắng (nếu không thắng, không dại gì ký veto).

     Theo luật, nếu TT Mỹ ký veto thì sau đó Quốc hội phải vận động cho được 2/3 số thành viên trong Thượng viện lẫn Hạ viện bỏ phiếu lần nữa, lúc đó sẽ vô hiệu hóa quyền veto. Đã có những dự luật (được Quốc hội thông qua theo nguyên tắc "đa số tối thiểu", nghĩa là phe Yes chỉ cần nhiều hơn 1 lá phiếu so với phe No), khi chuyển sang Tổng thống và bị TT bác bỏ vì ông chắc thắng. Quả nhiên sau đó khi Quốc hội bỏ phiếu lần nữa thì không hội đủ số 2/3 số phiếu đồng thuận, dự luật đành phải đem đi ngâm dấm luôn.

     Còn đối với dự luật Nhân quyền Hongkong? Cuộc bỏ phiếu vừa rồi, Quốc hội lưỡng viện thông qua không chỉ theo nguyên tắc "đa số tối thiểu", mà còn vượt quá "đa số 2/3", gần như tuyệt đối. Ông Trump, hoặc bất luận tổng thống nào đi nữa, veto làm gì cho mất công khi chắc mẩm sẽ bị vô hiệu hóa bởi "đa số 2/3" đồng thuận nếu phải bỏ phiếu sau veto?

     Có ý kiến hệt như xúi trẻ ăn cứt gà (mà cũng có khối người gật gù theo) khi cho rằng ông Trump veto để... lấy lòng Tập Cận Bình trong deal thương mại sắp tới. Trời đất, khi một Tổng thống Mỹ veto để rồi gánh lấy thất bại, tức uy tín của ổng rớt xuống đáy, lấy gì mà deal với đối phương ở thế thượng phong được nữa?

     Nói gọn luôn, cuộc thương chiến Mỹ-Tàu thời gian qua, Mỹ giành phần thắng. Mỗi lần đàm, về nguyên tắc là tạm ngưng chiến, và trong cuộc đàm phán phe ông Trump luôn tạo lợi thế từng bước trước phe Tập Cập Bình. Sau đàm, lại đánh tiếp ở những nấc thang cao hơn hoặc đòn đánh "sâu" hơn.

     Cần nhớ: trước khi xảy ra vấn đề về "Dự luật Nhân quyền Hongkong", TT Trump vẫn tiến hành thương chiến, và nay đang mở rộng qua trận chiến trong lĩnh vực tài chính.

     Chính Tập Cận Bình mới là kẻ lấy Hương Cảng "làm mồi" để ngã giá. Họ Tập cho cảnh sát trấn áp, rồi mặc cả với ông Trump: nếu ông Trump chịu xuống thang trong tấn công thương mại thì họ Tập sẽ xuống thang trong việc trấn áp Hương Cảng.

Đây là đòn hiểm của Tập:

     Ông Trump nếu vẫn "cương", vẫn đánh thương mại thì họ Tập trấn áp người dân, và cho giới truyền thông (giấu mặt hậu thuẫn cho Tập) bên Mỹ gièm pha Trump bằng cách nói: ông Trump không quan tâm đến số phận người Hương Cảng! Điều này đã và đang là những gì quí bạn đọc thấy trên truyền thông bên Mỹ (và báo chí VN, cùng một số fbkers người VN dịch ra, phát tán khiến không ít người bị mắc lỡm).

    😎 Ông Trump chịu xuống nước, và điều này sẽ làm rạn nứt / phá hỏng chiến lược đánh sập kinh tế China.

    Nào ngờ ông Trump bắt bài, hóa giải đòn hiểm của Tập:

* Quốc hội lưỡng viện thông qua rất lẹ làng dự luật Nhân quyền Hongkong- quí bạn cần chú ý các nghị sĩ và dân biểu đảng Cộng hòa của ông Trump: đại đa số cũng đều bỏ phiếu thông qua (chớ không chỉ đảng Dân chủ).

* Nghĩa là Bắc Kinh bị "đâm vào hông" vì cái tội trấn áp người Hongkong, mà ông Trump không phải ra mặt nhưng ông vẫn tung đòn được - vì chức trách của TT là phải thi hành Đạo luật, theo luật định sau khi Quốc hội thông qua quá 2/3.

* Trái bóng không nằm ở ông Trump ký hay không ký thông qua, như ở trên đã phân tích, vì "gạo cũng sẽ nấu thành cơm"!

    Trái bóng, xin quí bạn chú ý, đang nằm ở Tập Cận Bình. Họ Tập mới phải nhức đầu, chớ không phải ông Trump (nhưng dư luận của phe muốn truất phế ông Trump thì cứ dồn thông tin chăm bẳm vào Tổng thống thay vì chĩa mũi dùi vào Tập Cận Bình!).

    Tập đứng trước sự chọn lựa: ký vào thỏa thuận thương mại với Trump (chịu nhượng bộ theo một số yêu cầu của Mỹ), hoặc không ký.

     Tập ký, tức là theo lộ trình của Trump đặt ra. Ông Trump thắng.

     Tập không ký, lấy lý do Mỹ can thiệp vào nội tình của nước Trung (qua vấn đề Đạo luật Nhân quyền). Khi đó Ông Trump có câu trả lời: Đạo luật là do Quốc hội thông qua với tỉ lệ quá 2/3, không phải do Trump ép. 
Được thôi, nếu không ký, ông Trump còn có một vũ khí lợi hại, quí bạn fb chú ý, đó là: một SẮC LỆNH HÀNH PHÁP (Executive Order) ra đời vào năm 1992 qui định những ưu đãi về tài chính dành cho Đặc khu Hongkong. Ông Trump chỉ cần thu hồi sắc lịnh hành pháp này (TT Mỹ có toàn quyền), Hongkong sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, thị trường chứng khoán rung rinh, Bắc Kinh sẽ cạn tiền trong một sớm một chiều.

    Đòn "Sắc lệnh hành pháp" nêu trên mạnh hơn nhiều, rất nhiều so với Đạo luật Nhân quyền Hongkong (vì tác động của Đạo luật này không tới ngay, mà phải thời hạn cả năm dài).

Tóm lại:

    Nếu Tập ký deal thương mại, Trump thắng. (mà không cần tung đòn hủy bỏ "Sắc lệnh hành pháp" 1992 ưu đãi cho Hương Cảng);

    Nếu Tập không ký deal thương mại, Trump có thể hủy "Sắc lệnh hành pháp ưu đãi" (đây là đòn rất hiểm, thời gian qua chính quyền Mỹ chưa cần xài đến vì qua các đòn thuế quan cũng đã khiến Bắc Kinh tụt huyết áp).

Nguyen ChuongMt. (Lược trích).



Không có nhận xét nào