Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH CÓ NÊN DỊCH KHÁC NHAU KHÔNG?

Về tiếng Việt và tiếng Anh có nên dịch khác nhau không ? Một ví dụ là nếu bạn đọc cái tựa sách này của thầy PGS TS Hoàng Văn Khoán.  T...

Về tiếng Việt và tiếng Anh có nên dịch khác nhau không ?

Một ví dụ là nếu bạn đọc cái tựa sách này của thầy PGS TS Hoàng Văn Khoán.  Tên tiếng Việt là Mỹ Thuật Và Kiến Trúc Việt Nam Truyền Thống.  Rồi bạn lại đọc tên tiếng Anh là The traditional fineart architecture of Vietnam.  Thế theo bạn, tên sách tiếng Anh và tiếng Việt có ý nghĩa khác nhau không ? 

Nhưng điểm trên là phụ, còn điểm chính mình muốn hỏi là đã bao giờ mà kiến trúc đình thần Nam Bộ lại được xếp vào hạng loại fineart architecture vậy bạn ? Xin các bạn cho mình biết là từ tiêu chuẩn nào mà thầy Khoán đã nghĩ như thế ? Và theo bạn, việc hô hào kiến trúc đình thần Nam Bộ là hạng loại fineart architecture, có nên bị coi là một hành động nói khoác hàng ngày của người Việt không ? Tức là cái gì cũng viết tung hô lên, như cái bàn thờ Thần Nông trong khuôn viên đình thần Nam Bộ, chỉ có cái bệ thờ với một bậc xi măng hình chữ nhật nhỏ xíu nếu có, thì gọi luôn là đàn Xã Tắc, hay một ngôi mộ trong khuôn viên nhỏ xíu được hô tung lên là khu lăng mộ không ? 

Mình có nhận xét như vầy - dường như người Việt đã được đào tạo trong môi trường học thuật nói hoặc viết phóng đại nhiều lắm, tựa như nếu không viết thế, thì người viết lại nghĩ là người ta lại không coi những gì mình viết là quan trọng, là nên đọc.  Nhưng ở Mỹ, mình được dạy là viết gì thì cần phải viết chính xác, càng chính xác là càng tốt.  Bởi vì một người viết về sử, văn hóa, kiến trúc, khảo cổ, công nghệ thông tin, v.v. là cần phải viết chuẩn xác để độc giả hiểu, chứ có phải là đi làm cán bộ Ban Tuyên Giáo đâu mà đi viết tung hô lên như viết truyền đơn kể về kẻ thù ác ôn như thế nào vậy bạn nhỉ ?

Mình rất muốn biết, ví dụ bạn nào đó có đồng ý với thầy PGS TS Hoàng Văn Khoán là đình thần Nam Bộ là một dạng fineart architecture, xin các bạn viết luôn cho mình biết tại sao.  Nếu được, xin bạn giải thích rõ ràng với sách vở nhé, xin đừng lại đưa ra lý do là "người Việt hiểu như vầy, như vầy" mà bạn chả có sách vở backup gì cả.  Mình nghĩ chúng ta đã ở thế kỷ 21, chứ không phải thời các nhà cách mạng, miệng thì to mà não thì bé.  Chúng ta nên là người Việt sống cùng trong một thế giới loài người, chứ không phải là "đỉnh cao trí tuệ nhân loại" mà nói gì ra miệng thì hùng hổ lắm, nhưng xem ra không có thấy một quyển sách nào có thể lấy ra làm chứng cớ ủng hộ cho thuyết người Việt là "đỉnh cao trí tuệ nhân loại" cả.

Và dĩ nhiên nếu ngay bản thân thầy Hoàng Văn Khoán không có kiến thức Anh ngữ, thì liệu việc ngay cả kiến thức chuyên môn về đình thần Nam Bộ của thầy đã có vấn đề, thầy có nên để người ta dịch ra Anh ngữ không ? Có ai ở Việt Nam đã đọc rồi nói cho thầy là tên sách tiếng Anh xem ra nó khác với tên sách tiếng Việt không ? 

Rồi ngành Việt Nam Học của hệ thống Đại Học Quốc Gia Hà Nội sẽ đi về đâu với những quyển sách viết dạng kiến thức chung chung, hay rất có thể, sai không ít như bao nhiêu quyển mà mình tự đọc và tìm hiểu ? Viết như thế có là có tội với dân tộc Việt Nam không bạn ? 

Mà sao mình thấy hệ thống Đại Học Quốc Gia Hà Nội này cho ra nhiều thầy bậy vậy bạn ? Hầu như các thầy ngoài Bắc mà mình có đọc sách và phê bình, toàn là từ hệ thống Đại Học Quốc Gia Hà Nội này cả.

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian



Không có nhận xét nào