XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - OAI HƠN LÀM SẾP ! 1. Tuyệt đối hóa đồng tiền: Đây là cách nghĩ của 1 phần lớn người dân quê từ giữa Miền Trung ...
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG - OAI HƠN LÀM SẾP !
1. Tuyệt đối hóa đồng tiền: Đây là cách nghĩ của 1 phần lớn người dân quê từ giữa Miền Trung trở ra phía Bắc.
Điểm sai lệch đầu tiên là đánh giá sai lệch về tiền bạc, phần lớn thành phần này thuộc thái cực tuyệt đối hóa đồng tiền, “ có tiền có tất cả”, “ đầu tiên là tiền đâu”, chính vì tuyệt đối hóa đồng tiền nên các gia đình, hay các cá nhân sẽ tìm nhiều cách để kiếm tiền hoặc thật nhiều tiền bằng mọi cách, và XKLĐ là con đường nhanh gọn nhất.
Khi kiếm tiền bằng mọi cách, họ sẽ bất chấp vất vả, bất chấp nguy hiểm, bất chấp chữ tín, bất chấp nhân cách, bất chấp hậu quả cho chính mình, cho gia đình và cho cả xã hội.
Một ví dụ điểm hình ở các vùng thôn quê nói trên là cho con cái đi xuất khẩu lao động bằng mọi cách, vì đây là con đường kiếm tiền nhanh nhất cho chính cá nhân, gia đình họ.
Vậy nên, khi 1 ai đó đi được thì họ kéo cả 1 khu thôn xã, cho tới vùng miền đi theo. Không được kéo theo thì tìm cách đi theo, vì họ luôn nghĩ, thằng kia đi được, kiếm được thì mình cũng nhất định sẽ đi được và kiếm được. Thật là không thể chịu được khi nó hơn mình.
Cái từ XKLĐ để kiếm nhiều tiền, nó ăn sâu vào đầu các ông bố bà mẹ trong các gia đình này, và chỉ chờ cơ hội khi con cái đủ sức lao động, hoặc thời cơ là “xuất”. Khi con cái mới chớm học hết cấp 2 thì họ đã định hướng cho con cái kiếm tiền nhiều và nhanh nhất là XKLĐ.
XKLĐ có thể là hợp pháp hoặc bất hợp pháp, miễn sao đi được, kiếm tiền gửi về nhà, dù cho công việc đó là bốc phân, trồng cỏ, hay nguy hiểm mệt nhọc tới mức nào. Khi đi được XKLĐ thì tiền về luôn tháng sau, thu hồi vốn đi rất nhanh nên anh em bạn bè sẽ không lo lắng khi cho họ mượn tiền đi XKLĐ.
Để hiểu sâu hơn về những người đi lao động nước ngoài, về căn bản khi ở Việt Nam, họ vẫn làm dư sức lao động kiếm tiền đủ cho bản thân họ chi tiêu, thậm chí gửi phụ giúp gia đình với mức lương từ 7 đến hơn 10 triệu. Vì các thành phần này có sức khỏe tương đối tốt và cũng khá chịu thương chịu khó.
Có những trường hợp XKLĐ hợp pháp, khi hết hạn hợp đồng sẽ cố tìm cách ra lao động bất hợp pháp, vì họ rất sợ về nước. Bản chất sợ về nước của họ là không biết làm gì kiếm ra tiền cả, bởi khi lao động ở nước ngoài, họ chỉ làm khuôn rập 1 việc trong thời gian dài, lại không trao dồi kiến thức, ngôn ngữ nước bạn, năng lực hạn chế nên về Việt Nam sẽ không ai thuê mướn hoặc thuê với lương không cao như nước ngoài. Và vì cách nghĩ “ tuyệt đối hóa đồng tiền” nên đành bất chấp ở lại không giám về nước.
2. Đánh giá thấp vai trò người làm kinh doanh
Nếu 1 Ông chủ doanh nghiệp nhỏ và 1 cậu học chưa hết cấp 2 nhưng đang lao động tại nước ngoài với mức lương 6 ngàn đô/ tháng cùng về quê. Thì chắc chắn mọi người sẽ không đánh giá cao Ông Chủ DN kia bằng Cậu đi XKLĐ kia.
Ông chủ DN kia làm kinh doanh, buôn bán, thương mại thì được gọi là “ đồ con buôn”, còn Cậu XKLĐ nhiều người gọi là “ Việt Kiều về nước “.
Vẫn biết lượng kiều hối gửi tiền về VN ( Bao gồm cả người lao động hợp pháp và bất hợp pháp ) là 15,9 tỷ $, chiếm 6,6% GDP Việt Nam. Nhưng một đất nước muốn đi xa, và phát triển mạnh hơn thì không thể nhìn và trông chờ vào Kiều hối được. Bởi số tiền này là phần lơn kiếm được là do lao động chân tay, mồ hôi nước mắt mà ra.
Trong khi doanh nghiệp là trung tâm của xã hội, tạo công ăn việc làm cho 70% lao động trong xã hội, đóng thuế nhà nước, duy trì an ninh quốc phòng, nâng cấp an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, cho giáo dục, cho y tế, hỗ trợ người nghèo và các chính sách xã hội.. Nó là con đường để đưa đất nước phát triển bền vững, lâu dài, sánh vai với các nước Âu Mỹ phát triển.
Một đất nước mà dựa vào ODA, FDI, Kiều hối hay chỉ chăm chăm vào BĐS mà thiếu đi sự sáng tạo sản xuất, thương mại sẽ biến đất nước thành một đất nước tụt hậu, bị phụ thuộc, khó phát triển mạnh, suy đồi về văn hóa, thiếu đi sự văn minh....
Kiken Hoan
P/S: Xã hội nào phát triển và văn minh, Họ luôn đánh giá đúng giá trị đồng tiền, không tuyệt đối hoá, và không coi khinh đồng tiền.
Tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá, là thước đo giá trị lao động, giúp họ có cuộc sống tốt hơn về nhiều mặt, chứ không bất chấp vì tiền.
Không có nhận xét nào