CÁNH HỮU THẮNG LỚN Ở ANH Tiếp theo Mỹ, cánh hữu lại thắng lớn ở Anh, đảng Bảo Thủ (cánh hữu) đã giành thắng lợi lớn nhất kể từ khi bà đầm th...
CÁNH HỮU THẮNG LỚN Ở ANH
Tiếp theo Mỹ, cánh hữu lại thắng lớn ở Anh, đảng Bảo Thủ (cánh hữu) đã giành thắng lợi lớn nhất kể từ khi bà đầm thép Margaret Thatcher lên làm thủ tướng năm 1979. Công đảng (đảng Lao động, cánh tả) thất bại đau đớn nhất kể từ năm 1983.
Người Việt vốn ít để ý đến chính trị nước Anh, trong khi nhiều người thậm chí còn quan tâm đến chính trị ở Mỹ còn hơn ở VN. Tuy nhiên, Anh vốn là cái nôi của nền dân chủ và mô hình chính trị của Anh là khuôn mẫu cho thể chế quân chủ lập hiến và đại nghị chế. Về pháp lý, Anh là nước duy nhất có thể can thiệp vào Hongkong, do hiệp ước Trung - Anh đã ký trước kia. Trước mắt, phe hữu của thủ tướng Johnson sẽ nhanh chóng kết thúc quá trình Brexit vốn dây dưa mấy tháng nay do hạ viện chống lại thủ tướng.
Chính trị nước Anh có điểm giống với Mỹ là chỉ có 2 đảng chính là Bảo thủ (cánh hữu) và Công đảng (cánh tả) thay phiên nhau nắm quyền. Cũng như 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Mỹ. Các đảng nhỏ khác chỉ nắm số ít ghế ở hạ viện.
Việc rời khỏi EU của Anh cũng tương đồng với việc chống lại toàn cầu hóa của TT Mỹ Donald Trump, đó cũng là sự tương đồng về quan điểm của cánh hữu 2 nước đồng minh môi răng này. Khi cùng là cánh hữu nắm quyền thì mối quan hệ đồng minh giữa 2 nước càng chặt chẽ hơn. TT Mỹ cũng hứa hẹn về mối quan hệ kinh tế giữa Anh và Mỹ khi Anh chính thức rời khỏi EU.
Nếu Brexit thành công dẫn đến sự tăng trưởng tốt của nước Anh thì có thể những năm tới là sự trỗi dậy của cánh hữu ở Tây Âu và cả các châu lục khác.
Trong tuần đầu năm 2019, Tổng thống cánh hữu mới nhậm chức của Brazil, ông Jair Bolsonaro, ra lệnh sa thải 300 công chức bị cho là theo tư tưởng "xã hội chủ nghĩa và cộng sản" ở Brazil. Ông tuyên bố "giải phóng đất nước khỏi chủ nghĩa xã hội".
Mỹ, Anh, Brazil là những nước đầu tàu, có ảnh hưởng lớn ở Bắc Mỹ, châu Âu và Nam Mỹ, đều đã do phe hữu nắm quyền. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các nước lân bang còn lại.
Phe hữu lên nắm quyền ở các nước phương Tây sẽ là khó khăn cho các chính phủ thiên tả khác, đặc biệt là với các nước CS như VN, TQ.
Nhân sự kiện phe hữu thắng cử ở Anh mình share lại stt cũ về chính trị nước Anh để mọi người hiểu cơ bản, nó hoàn toàn khác với Mỹ và có vài điểm tương đồng với VN
Stt về Brexit mình viết từ 3 năm trước
MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH PHÁP VÀ LẬP PHÁP Ở ANH - SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU VỚI VN
Hôm nay có bạn gửi cho mình 1 stt của TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên là Phó Chủ nhiệm VP QH. Stt nói về NHẤT THỂ HÓA: PHÂN TÍCH ĐỂ LỰA CHỌN MÔ HÌNH, bài viết có nhiều điểm đáng chú ý, vì đây là bài viết của 1 cựu quan chức QH, lại viết về sự thay đổi thể chế trong tương lai của VN. Liệu đây có phải là tín hiệu của đảng và TS Dũng đang là người nghiên cứu về thể chế tương lai? Stt của TS Dũng mình post ở cmt đầu tiên.
Trong bài viết, TS Dũng có nói về 3 mô hình thể chế phổ biến trên thế giới là mô hình Westminster kiểu Anh (quân chủ lập hiến có vua và thủ tướng), mô hình tổng thống chế kiểu Mỹ (có TT mà không có thủ tướng) và mô hình hành pháp lưỡng đầu kiểu Pháp (vừa có tổng thống vừa có thủ tướng). Ông Dũng thiên về phương án kiểu Anh vì cho là nó đang gần giống với VN nhất.
Trích dẫn:
Trong mô hình đại nghị, đảng nào thắng cử và có đa số trong quốc hội, thì đảng đó đứng ra thành lập chính phủ. Nghĩa là, đảng thắng cử vừa nắm cả quyền lập pháp và cả quyền hành pháp ở trong tay. Chính vì vậy, không có sự phân lập hay kiểm soát lẫn nhau rõ ràng giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp trong mô hình đại nghị. Thực tế là trong mô hình này, quyền lập pháp và quyền hành pháp hòa lẫn (fusion) vào nhau. Đây là mô hình rất cần được cân nhắc khi tiến hành nhất thể hóa vì các lý do sau đây.
Một là, mô hình đại nghị đã mang lại sự thịnh vượng và phát triển cho nhiều nước nhất trên thế giới. Chúng ta có thể kể ra đây các nước như Anh, Úc, Canada, New Zealand, Đức, Thụy Điển, Đan mạch, Nhật bản, Singapore… (Nên chú ý là nhiều nước còn gọi đây là mô hình dân chủ đại diện).
Hai là, cách thức tổ chức hệ thống của chúng ta đang có khá nhiều điểm tương đồng với mô hình này. Có thể kể ra đây một số điểm tương đồng như: Đảng có đa số trong Quốc hội nên Đảng lựa chọn nhân sự cho Chính phủ và thực chất là thành lập Chính phủ; Đảng nắm cả quyền lập pháp và quyền hành pháp; Chính phủ hình thành trên cơ sở Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội…
(hết trích)
Tuy nhiên, trong bài viết của ông Dũng không hiểu do không có thời gian hay thế nào mà TS Dũng lại cho là mô hình của Anh giống với mô hình của VN hiện nay (nói chung là với chế độ CS) và không chỉ ra sự khác biệt. Thực tế nó chỉ giống nhau ở cái vỏ, vẫn khác nhau nhiều, đó là:
Ở Anh có hệ thống lưỡng đảng (Bảo thủ và Lao động, đại diện cho cánh hữu và cánh tả). Trong quốc hội đảng nào nắm đa số thì đảng đó lập CP. Nhưng, đảng đối lập vẫn hiện diện trong QH và có vai trò rất to lớn. Đối lập được xem là đối lập của Nữ hoàng. Lãnh tụ được xếp ngang hàng với Thủ tướng, ăn lương Chính phủ. Phe đối lập có cả một Nội các bóng tại Hạ Nghị viện, và vài chức vụ quan trọng được giao phó cho đối lập, nhất là chủ tọa ủy ban Kiểm soát công quỹ. Đó là sự khác biệt cơ bản nhất giữa chế độ quân chủ đại nghị của Anh và chế độ CS mà TS đang vô tình hay cố ý đánh đồng.
Sự khác biệt thứ 2 là tuy đa số QH và CP là cùng 1 đảng, nhưng các đảng viên lại có quyền độc lập nhất định, không phải tuyệt đối tuân theo chỉ đạo của lãnh tụ đảng (là thủ tướng CP). Vì thế mà Hạ viện có quyền giải tán CP, thường đề nghị giải tán được đưa ra từ phe đối lập.
Vai trò của đối lập – như chúng ta đã biết, là chỉ trích, phê bình, kiểm soát và nhất là chuẩn bị nắm chính quyền. Vai trò của đối lập là bảo đảm tự do công cộng vì chỉ có đối lập mới mạnh dạn tố cáo những lạm dụng của chính quyền. Và bảo đảm tự do công cộng, tố cáo lạm dụng của chính quyền tức là hạn chế chính quyền.
Chính sự hiện diện của đối lập và nhất là viễn tượng của những cuộc bầu cử sắp tới làm cho chính quyền không dám áp dụng những biện pháp độc đoán. Và sau rốt, chuẩn bị nắm chính quyền, đối lập là Chính phủ tương lai. Quốc gia có thể xoay chiều đổi hướng trong khung cảnh của định chế, một cách im lặng, tự do và tránh được mọi chính biến hay khủng hoảng chính trị đầy hậu quả cho cuộc sinh hoạt dân chủ.
Ngoài ra, ở Anh còn có thượng viện, tuy vai trò kiềm chế hành pháp là thấp nhưng vẫn có vai trò nhất định để phủ quyết 1 số vấn đề, nhất là khi có khủng hoảng chính trị.
Với sự khác biệt to lớn như vậy nên việc "nhất thể hóa" như ý kiến của TS Dũng còn là điều rất rất xa vời với VN. Bởi vì phải tạo ra được môi trường độc lập cho mỗi đảng viên và phải có chính trị đa đảng (tối thiểu lưỡng đảng) mà TS Dũng không nêu được lộ trình cho những thay đổi này.
#khoahocchinhtriDQC
Dương Quốc Chính
#khoahocchinhtriDQC
Không có nhận xét nào