Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CHUYỂN SANG TRANG SỬ MỚI, PHẢI NHỜ QUỐC TẾ CAN THIỆP!

CHUYỂN SANG TRANG SỬ MỚI, PHẢI NHỜ QUỐC TẾ CAN THIỆP! * Đây nói chuyện xứ Cao Miên, có cái mà đọc. Trang sử mới ở bển, muốn lật qua, là dựa ...

CHUYỂN SANG TRANG SỬ MỚI, PHẢI NHỜ QUỐC TẾ CAN THIỆP!
* Đây nói chuyện xứ Cao Miên, có cái mà đọc. Trang sử mới ở bển, muốn lật qua, là dựa trên Hiệp định Paris...
&1&
Hun Sen và đảng Nhân dân cách mạng Kampuchea (sau cắt đi chữ "cách mạng", nay gọi là "đảng Nhân dân Kampuchea"), từ sau khi chế độ Pol Pot sụp đổ năm 1979, đã một mình một cõi cai quản Cao Miên. Chẳng ai bỗng dưng nhường sân khấu chánh trị cho người khác cùng tham gia hết, ngoại trừ một lý do: SUY GIẢM THẾ & LỰC.

Có phải Hun Sen "suy yếu" trước lực lượng chánh trị đối lập lúc bấy giờ? Mơ đi. Cỡ cựu vương Norodom Sihanouk cũng chỉ có thể có ảnh hưởng nhứt định thôi, về mặt tình cảm trong quần chúng, nhưng biến tình cảm đó thành thế & lực rõ rành thì hoàn toàn không đủ sức! Võ trang thì không rồi, đấu sao nổi với quân đội trong tay Hun Sen. Cán bộ của đảng FUNCIPEC (do Sihanouk thành lập vào năm 1981) chỉ "mần ăn" lai rai ở hải ngoại, chớ không đủ lực để tạo phong trào quần chúng ngay trong nội địa.

&2&
Cái gọi là "tự lực" - không thèm / không tin / không khôn ngoan tận dụng thế lực quốc tế bên ngoài - để tự mình ên làm nên lịch sử? Nói nào ngay, là mắc bịnh ngủ mớ, xúi trẻ ăn cứt gà, mà phải dựa trên thực tế để phân tích chớ không phải "tự lực" theo kiểu lải nhải, mần thơ mần nhạc sến súa được!

Vậy, mắc giống gì Hun Sen không được múa gậy một mình nữa? Thế & lực của Hun Sen đã suy giảm, phải chịu sức ép quốc tế để chấp nhận giải pháp sẽ đưa ra từ Hội nghị Paris vào tháng 10 năm 1991. Trọng yếu là bàn về QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT trên đất nước Cambodia.

&3&
Lược sử mấy dòng trong thời hiện đại...
Khởi lập là Vương quốc Cambodia (Kingdom of Cambodia) giành độc lập từ người Pháp, năm 1953.
Cái rồi, năm 1970 Lon Nol đảo chánh bằng võ lực quân sự, lập nên Cộng hòa Khmer.
Cái rồi, năm 1975 Pol Pot "giải phóng" bằng võ lực, lập ra Kampuchea Dân chủ.
Cái rồi, năm 1979, cũng bằng quân sự mà thành hình Cộng hòa nhân dân Kampuchea.

Liên tục những sự thay đổi thể chế đều thông qua võ lực quân sự, nên thẳng thắn mà nhận định không biết rõ cái sự thay đổi thể chế nào dựa trên ý nguyện của người dân!

Giải pháp đúng đắn nhứt là tổ chức tự do bầu cử, mà có nhiều đảng phái đua tranh! Bấy giờ có luồng lập luận binh vực cho rằng chế độ của Hun Sen là "qui luật tất yếu", là "sự chọn lựa lịch sử" của người dân Khmer. Đáp lại, là lập luận của Liên Hiệp Quốc: vậy cứ đo lường qua bầu cử tự do, nếu chế độ Hun Sen được dân yêu mến thì họ dồn phiếu bầu. Chế độ Hun Sen ngắc ngứ, đành phải chịu (vì Liên Hiệp Quốc nói quá hợp lý).

&4&
Mà nếu bầu cử tự do cái rụp, đảng của Hun Sen thắng là cái chắc; bởi những đảng phái khác chân ướt chân ráo, dân còn chưa biết cờ phướn của họ ra sao, sách lược kiến quốc của họ thế nào thì... làm sao họ biết đường chọn lựa mà bỏ phiếu?

Bởi vậy, PHẢI CÓ THỜI GIAN CHUYỂN TIẾP. Trong thời gian chuyển tiếp, Liên Hiệp Quốc tạm thời điều hành đất nước thay cho chế độ Hun Sen.
Trọng trách được giao cho UNTAC (United Nations Transitional Authority in Cambodia: Cơ quan chuyển tiếp Liên Hiệp Quốc tại Cambodia): quản trị quốc gia, tổ chức và điều hành cuộc bầu cử tự do, bảo vệ quyền sinh hoạt chánh trị của các đảng phái một cách bình đẳng, bảo vệ nhân quyền... Trưởng phái bộ UNTAC là ông Akashi Yasushi (người Nhựt Bổn), Tư lệnh lực lượng quân đội là Trung tướng John Sanderson (Úc), và Cảnh sát trưởng quốc gia là Chuẩn tướng Klaas Roos (Hà Lan)...

&5&
Năm 1993, sau thời gian chuyển tiếp, cuộc bầu cử tự do đa đảng được tiến hành. Lực lượng UNTAC giám sát cuộc bầu cử. Kết quả: đảng FUNCIPEC giành được số phiếu bầu nhiều nhứt, chiếm 45,5% phiếu bầu cử tri cả nước, tiếp đó là đảng Nhân dân Kampuchea của Hun Sen...

Quốc hội đa đảng họp lại, soạn thảo và thông qua bản Hiến pháp mới (ban hành ngày 24/9/1993). Theo đó, lấy lại tên nước là "Vương quốc Cambodia", dùng lại quốc kỳ trước đây từ thập niên 50, xác lập chế độ quân chủ lập hiến trên nền tảng dân chủ đa đảng.
Hoàng thân Ranariddh trở thành Đệ nhứt Thủ tướng, và Hun Sen là Đệ nhị Thủ tướng.

* Thấy gì? Trong bối cảnh địa chánh trị hiện nay, để giở sang trang sử mới, buộc phải có sự can thiệp đắc lực và mạnh mẽ của quốc tế!

Nếu không có UNTAC, người Khmer có nước sống mãn đời, sống mấy chục năm, rồi trăm năm trong nhà nước Cộng hòa nhân dân Kampuchea luôn. Người dân Khmer không tài nào "tự lực" để chuyển đổi thế chế được ráo.

Nguyễn Chương MT
---------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh (cột trái): Ông Akashi Yasushi, trưởng phái bộ UNTAC tại Cambodia; Quân đội Liên Hiệp Quốc (UNTAC) gìn giữ an ninh và giám sát bầu cử tại Cambodia.












(cột trái): Hình ảnh tại Vương quốc Cambodia hiện nay.

Không có nhận xét nào