DÂN CHỦ TRONG NỀN CHÁNH TRỊ MỸ Để dễ dàng hiểu được tiến trình phân tích, mời đọc kỳ 1 "Vì sao phải cần đến Electoral vote?" (...
DÂN CHỦ TRONG NỀN CHÁNH TRỊ MỸ
Để dễ dàng hiểu được tiến trình phân tích, mời đọc kỳ 1 "Vì sao phải cần đến Electoral vote?" (http://www.thesaigonposts.net/2019/12/dan-chu-trong-nen-chanh-tri-my-ky-1-vi.html)
Kỳ 2: "ĂN SĂNG-UÝCH MỸ, THỜ QUỶ ... "
C/ "Electoral College" là cái giống gì?
Nhiều người không hiểu, cứ nói phải đợi "Electoral College" bỏ phiếu thì mới có kết quả chính thức ai đắc cử Tổng thống. Ồ, hãy tập suy luận, đặt câu hỏi: Tại sao - dù "Electoral College" chưa bỏ phiếu (họp lại sau gần một tháng cử tri toàn quốc đã bầu Tổng thống) - nhiều vị nguyên thủ các nước đã gửi điện mừng tân Tổng thống? Giới chính khách các nước không lẽ nhanh nhẩu đoảng, ba chớp ba nháng mừng đại (họ không sợ... "Electoral College" bỏ phiếu ngược cho ứng viên đối lập)?
Là bởi vì giới chính khách/nguyên thủ các nước họ biết cuộc bỏ phiếu của "Electoral College" (vào khoảng giữa tháng 12, sau xấp xỉ một tháng của cuộc bầu cử Tổng thống trong tháng 11) mang tính chất "formal", hình thức/nghi thức (nhưng lại bị dịch sai thành "chính thức") mà thôi!
Đến lúc này, số lá phiếu qui đổi electoral votes ... trở thành những con người bằng xương bằng thịt, ăn mặc bảnh tỏn, họp lại thành đoàn ("college") đi bỏ phiếu danh dự. Chẳng hạn, bang California được 55 phiếu electoral votes thì cử ra 55 electors, bang Texas được 34 phiếu electoral votes thì cử ra 34 electors...
Các electors của từng bang đều được yêu cầu phải "cam kết" (pledge) bỏ phiếu cho ứng viên ĐÃ thắng cử tại bang mình (trước đó gần một tháng). Một lần nữa, những ai hiểu sai "formal" (hình thức, mà lại dịch thành "chính thức") cũng nên tập suy luận sẽ thấy ra vấn đề: Ủa, mấy vị này đi bỏ phiếu mà tại sao phải "cam kết"?
Khi người dân đi bỏ phiếu bầu Tổng thống, đâu ai bắt phải cam kết bỏ phiếu cho ông A hay bà B, mà bỏ phiếu dựa trên sự tự do hiểu biết của mỗi người (thành thử mới gọi là "cử tri"). Đàng này, các electors phải "cam kết", tức thực ra họ không phải là "cử tri"!
Mà các electors cũng không phải "đại diện cho cử tri" gì ráo. Cử tri (người dân) đâu có cử mấy vị này vào trong "electoral college"! Mà do đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ... ở mỗi bang ưng chọn lựa (elect) những celebrities nào thì tùy (ghi chú: những electors đều KHÔNG phải là những thượng nghị sĩ liên bang, dân biểu liên bang, mặc dù con số electors được dựa trên số lượng nghị sĩ).
Tắt một lời, electors không phải là "cử tri" thực thụ, "electoral college" do vậy - hiểu cho đúng thực chất - cũng không phải là đoàn "đại cử tri" đúng nghĩa. Họ, những electors, làm công việc chứng giám giùm cho cử tri. Cuộc bỏ phiếu mang tính chất hình thức/nghi thức, để sau đó long trọng công bố ai đắc cử tân Tổng thống trước bàn dân thiên hạ!
(trong khi trước đó cả tháng, nếu không có kiện cáo đòi tái kiểm phiếu popular votes ở một vài bang nào đó, tên tuổi của tân Tổng thống đã được biết đến CHÍNH THỨC rồi đa!)
"Electoral votes", như vậy, mang ý nghĩa là "Phiếu tuyển trạch" (phiếu "chấm điểm", chọn lựa). "Electoral college", hiểu đúng thực chất, là "Tuyển trạch đoàn". Rất sát nghĩa, xin nhắc lại, ở đây các electors là do mỗi đảng chọn lựa (chớ không do cử tri chọn, thành thử gọi họ là "đại cử tri" như cách dịch quen thuộc bấy lâu đã và đang gây sự ngộ nhận, hiểu sai về tiến trình bầu cử DÂN CHỦ của nền chánh trị Mỹ).
Bởi vì, xin nhấn mạnh lần nữa, nền dân chủ Mỹ là thuộc về người dân; không có "tai to mặt lớn" nào thay mặt dân rồi tước quyền bầu cử của dân hết.
Trở lại cuộc bỏ phiếu của "tuyển trạch đoàn " (electoral college). Rủi có những electors nổi hứng bỏ phiếu không theo cam kết (đi bỏ phiếu cho ứng viên đối địch) thì sao? Quả là có những trường hợp nổi hứng như vậy. Nhưng, chỉ một số phiếu "nổi hứng" trong college thì không đủ làm đảo lộn, và thực tế là chưa bao giờ làm thay đổi kết quả ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG (đã có sẵn).
Thành thử hiện nay bên Mỹ, có những ý kiến cho rằng nên hủy luôn cuộc bỏ phiếu hình thức/nghi thức của Electoral College.
D/ Tóm lại:
- Nên nhớ nước Mỹ là liên bang, mỗi bang đều có quyền bình đẳng trong cuộc bỏ phiếu Tổng thống. Thành thử kết quả bầu cử phải dựa trên phiếu phổ thông (POPULAR VOTES) của người dân TRONG MỖI BANG;
- Kết quả thắng cử (từ popular votes) được kiểm độc lập THEO TỪNG BANG. Sau đó, ngay lập tức, QUI ĐỔI THÀNH SỐ "PHIẾU TUYỂN TRẠCH" ("electoral votes") cho ứng viên thắng cử tại bang;
- Cộng lại số lượng phiếu tuyển trạch (electoral votes) => nếu ứng viên nào đạt quá bán 270 phiếu tuyển trạch (electoral votes), ngay lập tức (nếu không có khiếu nại để tái kiểm phiếu) là thắng cử trong cuộc đua làm chủ nhân Tòa Bạch cung!
- Sau khi đã hoàn tất và có kết quả bầu cử TT, "Tuyển trạch đoàn" (Electoral College) mới họp lại, thực hiện tiến trình bỏ phiếu mang tính chất nghi thức; qua đó long trọng công bố danh tính của tân Tổng thống.
E/ "ĂN SĂNG-UÝCH MỸ, THỜ QUỶ ... "
Đối với những ai vỗ ngực "dân chủ" mà lại bĩu môi về nền chánh trị Mỹ (rằng: không cho người dân được bầu trực tiếp mà phải thông qua "electoral vote"), xin lỗi, nói luôn là dốt đặc mà cũng bày trò khai trí (?). Hoặc chỉ là thứ dân chủ giả cầy, không hơn không kém!
Rồi, quái đản thay, có cả một số người Mỹ chánh cống nhưng lại nói phải bầu theo "popular vote", dẹp bỏ "electoral vote" - trong khi họ thừa hiểu nền dân chủ Mỹ TỐI ƯU ra sao khi từ trăm năm trước đã nghĩ ra thể thức electoral vote DỰA TRÊN popular vote!
Vẫn hoàn toàn dựa theo popular vote, chỉ khác là kiểm phiếu each-state popular votes thay vì nationwide popular votes (vì nước Mỹ là một liên bang)!
Vẫn là người dân bầu trực tiếp TT (chớ làm gì có ai rơi từ trên trời xuống thay mặt dân toàn quyền định đoạt?).
Cái rồi, tôi tìm hiểu và biết được là những người đó giả ngây, tỵ hiềm phe phái, mà sinh tâm "ăn sandwich Mỹ, thờ quỷ... nước ngoài" (là Tàu Bắc Kinh, hay là gì nữa, tùy mối dây liên hệ của họ), chỉ trích / dè bĩu đặng phá nát nước Mỹ.
Vậy đó./.
---------------------------------------------------------------
* Nhân đây, nói thêm chút về popular votes:
Hiến pháp Mỹ đã qui định "luật chơi" rõ ràng, đâu ra đó: ý nguyện của người dân từng bang được tôn trọng bằng cách kiểm phiếu popular votes theo từng bang!
Ở Mỹ, nói nào ngay, cũng có ghi ra popular votes cộng chung toàn liên bang mang tính chất tham khảo chơi. Thấy gì?
Kể từ kỳ bầu cử Tổng thống đầu tiên (G.Washington đắc cử) vào năm 1789, tính cho đến kỳ bầu cử năm 2016 (Donald Trump đắc cử), cả thảy là 227 năm dài mà chỉ có năm lần người đắc cử Tổng thống có "số phiếu tuyển trạch" (electoral votes) lại ít popular votes hơn (tính theo qui mô cả nước) so với người thua cuộc mà thôi. Năm lần đó, là: John Quincy Adams (1825), Rutherford B. Hayes (1876), Benjamin Harrison (1888), G.W. Bush (2000), Donald Trump (2016).
Suốt hơn hai thế kỷ dài đăng đẳng mà chỉ có 5 kỳ sai biệt là quá ít, chỉ chiếm tỉ lệ 11% (5 kỳ/tổng cộng 45 kỳ bầu cử). Còn lại, có tới 89% việc thủ đắc số phiếu "chấm điểm" tuyển trạch (electoral votes) cao hơn thì cũng đồng thời có popular votes (qui mô cả nước) cao hơn.
Thể thức bầu cử TT Mỹ đã và đang áp dụng, như vậy, là có độ khả tín rất cao về mặt khoa học tổ chức chánh trị.
Nguyễn Chương MT
Không có nhận xét nào