DÂN TRÍ VIỆT NAM CHỈ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO KHI NÀO? Việt Nam có hơn 100 nghìn thạc sĩ, 24 nghìn tiến sĩ, cử nhân thì có trên 5 triệu. Nhưng như ...
DÂN TRÍ VIỆT NAM CHỈ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO KHI NÀO?
Việt Nam có hơn 100 nghìn thạc sĩ, 24 nghìn tiến sĩ, cử nhân thì có trên 5 triệu. Nhưng như vậy chưa có thể gọi là dân trí cao. Bởi vì tiêu chuẩn giáo dục do chế độ độc tài đặt ra, bằng đại học chỉ như xóa mù chữ.
Không nói đến chuyện thạc sĩ bán trà đá, cử nhân nuôi heo, chạy xe ôm... chỉ nói chuyện trí thức mà bị chính quyền dắt mũi thì trí đang ngủ chứ không thức chút nào.
Trí thức mà quẩn quanh với trái bóng, với những lời của bình luận viên VTV về một cầu thủ nào đó, trí thức mà không biết "bánh mì và gánh xiếc" trò "mị dân" của chính quyền để cai trị nên cứ chúi đầu vào đó khi sắp mất nước, sắp nô lệ, sắp diệt chủng thì chỉ là trí đang ngủ mê .
Trí thức là trí phải khác hơn người bình thường, phải phân biệt được chính quyền khác dân tộc nên phải dùng trí của mình để nói cho người dân thấy âm mưu của chính quyền, từ đó dẫn dắt đất nước thoát ra khỏi chính sách cai trị của một cá nhân, gia đình hay đảng phái nào đó.
Nhưng sự thật thì khi bị một chế độ nắm giáo dục và truyền thông một dân tộc phải bản lĩnh lắm mới có được dân trí cao. Bởi chính sách "ngu dân" của các chế độ độc tài là tuyên truyền, nói láo để giữ quyền lực nên giáo dục luôn muốn trí dân thật thấp để khỏi xảy ra biểu tình.
Cho nên muốn biết dân trí một nước có cao không rất dễ dàng. Chỉ cần nhìn vào số lượng người dân xuống đường dạy dỗ chính quyền theo phương châm " Nơi nào nhân dân sợ chính quyền nơi có bất công có đàn áp. Nơi nào chính quyền sợ nhân dân dân nơi đó có tự do có luật pháp".
Trí thức là người đứng ở tuyến đầu phía nhân dân để làm cho chính quyền sợ hãi, bởi vì họ có học, có hiểu biết nên ra những yêu sách buộc chính quyền phải tuân thủ. Và khi cần có thể lãnh đạo nhân dân thay đổi thể chế chính trị.
Cái gọi là thạc sĩ, tiến sĩ , cử nhân của Việt Nam không phải là "trí" của một dân tộc mà chỉ là "trí" của đảng cầm quyền.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào