GÀ ĐƯỢC NUÔI RIÊNG KHÔNG PHẢN ÁNH ĐƯỢC THÀNH TÍCH CỦA CẢ ĐÀN GÀ. Nhà nước dành sự ưu đãi đặc biệt cho các cầu thủ thi đấu tốt trong các...
GÀ ĐƯỢC NUÔI RIÊNG KHÔNG PHẢN ÁNH ĐƯỢC THÀNH TÍCH CỦA CẢ ĐÀN GÀ.
Nhà nước dành sự ưu đãi đặc biệt cho các cầu thủ thi đấu tốt trong các trận đấu quốc tế
Tùy thuộc vào các huy chương giành được tại các cuộc thi quốc tế, các vận động viên Bắc Triều Tiên có thể được trao các danh hiệu khác nhau như “Bậc thầy của thể thao”, “Gương mặt thể thao”, “Người hùng cống hiến” hay “Người hùng của đất nước”. Họ được sống trong một khu chung cư được xây dựng tại Bình Nhưỡng vào năm 2013 dành riêng cho các vận động viên. Theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong-un, sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado đã được cải tạo thành một sân bóng đá hiện đại. Bắc Triều Tiên cũng đã mở Học viện bóng đá quốc tế Bình Nhưỡng vào năm 2013 , để triển khai giáo dục bóng đá sớm. Cơ sở này chọn ra những trẻ em tài năng trong độ tuổi từ 7 đến 13 trên toàn quốc, qua một quá trình sàng lọc nghiêm ngặt gồm 5 vòng kiểm tra. Học viện được trang bị sân cỏ tự nhiên và sân cỏ nhân tạo cùng với nhiều cơ sở tuyệt vời, với các huấn luyện viên được mời từ các cường quốc bóng đá như Tây Ban Nha và Đức, còn học viên thì được chăm sóc dinh dưỡng chu đáo. Để giúp các học viên vươn ra đấu trường quốc tế, học viện mở các lớp dạy ngoại ngữ và thậm chí gửi một số học viên xuất sắc đến châu Âu để đào tạo .
Đằng sau mỗi tấm huy chương của Trung Quốc là những những năm ròng rã tập luyện điên cuồng của các VĐV nhí trong các lò đào tạo thể thao. Ở đó chỉ nghe tiếng khóc và cảm nhận nỗi đau từ những khúc xương còn rất non được uốn dẻo. Tất cả tạo cho người ta cảm giác lạnh sống lưng về một chương trình tàn bạo.
Bọn trẻ, đó là cách mô tả chính xác nhất cho những VĐV đang tập luyện vì mục tiêu chinh phục HCV Olympic. Vì cái gọi là vinh quang trên đấu trường Thế vận hội, nhiều trẻ em phải đánh đổi bằng cách hy sinh tuổi thơ. Tiếng cười đùa trở thành khái niệm phù phiếm, và những giọt nước xuất hiện nhiều hơn trên gương mặt.
Hệ thống đào tạo theo kiểu rất tàn nhẫn của Trung Quốc mọc lên ở khoảng 3.000 trường thể thao khắp đất nước, và có nửa triệu trẻ em phải chịu đựng cảnh tập luyện đầy khắc nghiệt. Nghịch lý rằng, con số các VĐV trưởng thành và tranh tài ở Olympic lại rất thấp. Điều này cho thấy tỷ lệ chọi để lên tuyển quốc giá rất cao và chỉ có những ai thật sự tài năng mới "qua ải".
Mỗi năm, các lò đào tạo VĐV ở Hàng Châu tiếp nhận khoảng 900 trẻ em từ nông thôn tới đây tập luyện. Tất cả đều có chung tham vọng giành vàng tại Olympic hoặc các giải thể thao lớn để đổi đời. Câu chuyện về thành công của các VĐV đi trước trở thành lời đường ngọt được rỉ tai thường xuyên với những mắt thơ ngây thơ kia.
Tại Trung Quốc, hệ thống huấn luyện thể thao cũng đang bị chỉ trích vì cách đối xử với tương lai các VĐV không thành công. Vì giấc mơ vàng tại Olympic, trẻ em chỉ biết nhốt mình vào phòng tập và không hề được trang bị kiến thức văn hóa để mưu sinh ngoài thể thao.
Như vậy có thể thấy thể thao ở các nước độc tài đã nhuốm màu sắc chính trị. Mỗi tấm huy chương đều thể hiện rất rõ ý chí ăn thua, ganh tị tức nhau tiếng gáy và đều phục vụ cho mục đích tạo tính chính danh của chế độ trong mắt người dân.
Thế nhưng chỉ có người dân bị trị là không hề biết điều này. Họ vẫn xuống đường cổ vũ nồng nhiệt để rồi chết thảm trong những tai nạn giao thông khi tuổi đời con rất trẻ. Thật ra niềm tự hào mà họ nghĩ là của dân tộc đó chỉ là của đảng cầm quyền đang dùng thể thao như một công cụ để thực hiện chính sách ngu dân.
Rất tiếc dân u mê vì không hiểu những điều sâu xa ngay cả tầng lớp có học cũng hoàn toàn mù tịt về những điều này.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào