GIẬN CÁ, CHÉM THỚT Sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ký đạo luật Hong Kong thì dĩ nhiên đảng CSTQ phải có phản ứng. Tuy nhiên như chúng ta ...
GIẬN CÁ, CHÉM THỚT
Sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ký đạo luật Hong Kong thì dĩ nhiên đảng CSTQ phải có phản ứng. Tuy nhiên như chúng ta đã phân tích là đảng CSTQ không có mấy dư địa để trả đũa Mỹ.
Hiện nay Mỹ đang đánh Trung trên 4 mặt trận chính là thương mại, ngoại giao, tình báo và quân sự. Ta sẽ đánh giá toàn diện các mặt chính này.
Thứ nhất, về thương mại như đã phân tích trước đây, Trung Quốc mua của Mỹ các hàng công nghệ cao và nông sản. Công nghệ cao thì Mỹ đã hạn chế Trung Quốc tiếp cận, có nghĩa là Mỹ chủ động không cần và không bán cho Trung Quốc nữa, nên dù có muốn thì Trung Quốc cũng không thể trừng phạt Mỹ thêm.
Về nông sản thì lâu nay Trung Quốc mua thịt heo và đậu tương của Mỹ. Chiến tranh thương mại kéo dài lâu nay làm nhiều nông dân Mỹ phá sản (27%) nhưng cái giá Trung Quốc phải trả cũng không nhỏ. Đó là việc Trung Quốc không còn thịt heo để ăn và an ninh lương thực vì thiếu đậu tương nên bị đe doạ. Chính vì vậy mà Tập phải tiếp tổng thống Pháp và Brazil trong thời gian qua để mua đậu tương và thịt heo.
Không mua nông sản của Mỹ mà phải mua của Pháp, Brazil, Canada... là các đồng minh đang cùng Mỹ chống Trung thì cũng là uống nước muối cho đỡ khát mà thôi. Một khi sắp đến mà EU và NATO ra nghị quyết cấm vận và trừng phạt Trung Quốc thêm thì e rằng người dân Trung Quốc sẽ coi đảng CSTQ là nguồn thực phẩm thay thế đậu tương và thịt heo.
Thứ hai, Về ngoại giao thì Trung Quốc cũng không có gì để trả đũa Mỹ. Trước đây đảng CSTQ tạo ưu thế ngoại giao bằng BRI và phô trương tiền bạc như một tỷ phú mới nổi để thu hút cái nhìn của các nước nhỏ. Đến nay thì điều đó đang dần mất tác dụng. Đuối sức trong thương chiến với Mỹ làm nguồn tiền bơm ra bên ngoài duy trì sự hào nhoáng không còn. Các đại dự án BRI ngổn ngang và đình trệ chậm trễ khắp nơi.
Điều tiếp theo là vì lo lắng sẽ thành công cụ “đánh Mỹ mướn cho Trung Quốc”, các nước nhỏ như Sri Lanka, Campuchia, Philippin, Việt Nam, Các đảo quốc Thái Bình Dương... đã dần thay đổi chính sách ngoại giao. Dù chưa theo Mỹ hẳn thì cũng né Trung Quốc ra xa. Ngay như phe thân Trung Quốc tại Đài Loan cũng đã lên tiếng chống Trung trước thềm bầu cử tại đây.
Hoặc Campuchia đã ngừng nhận vũ khí từ Trung Quốc. Thủ tướng Hunsen của nước này đang đàm phán với Úc để mua vũ khí có nguồn gốc của Mỹ như một cách để xây dựng lòng tin chiến lược với Trump.
Chưa kể Mỹ và các đồng minh bắt đầu xây dựng các dự án hỗ trợ phát triển hạ tầng và kinh tế cho các nước nhỏ. Như Nhật có chính sách Viễn Đông hỗ trợ cho Đông Nam Á và vùng Vịnh Bengal, giúp các nước nhỏ tại đây giảm bớt tác hại nợ nần từ việc vay tiền Trung Quốc làm BRI. Hay như Mỹ vừa ký tài chính với Việt Nam 200 tỷ USD để đảng CSVN hiểu rằng trong quá khứ Mỹ đã giúp đảng CSTQ như thế nào.
Các bước đi trên đã giúp Mỹ và phe đồng minh chiếm lĩnh ưu thế ngoại giao quốc tế, giảm dần uy tín và cắt bỏ dần các đồng minh lâu nay thân Trung Quốc, tôi gọi đó là “chính sách cô lập và bao vây”.
Thứ hai, Về tình báo thì cũng thế. Mỹ và phe đồng minh đang tiến hành một cuộc bóc gỡ và thanh trừng tình báo tổng lực. Trong 3 năm Trump lên cầm quyền, Mỹ đã thanh trừ, bắt giữ, tống giam hoặc vô hiệu hoá gần 10,000 người sống và làm việc ở Mỹ có liên quan đến tình báo Trung Quốc. Cuộc chiến tình báo hậu trường khốc liệt góp phần tạo ưu thế toàn diện cho Mỹ hôm nay.
Chưa kể nhóm tình báo Five Eyes lập ra đã chia sẽ thông tin rất nhiều giữa các cơ quan tình báo đồng minh với nhau. Đến nay ta thấy kết quả của nó bóc gỡ ra những điệp viên do Trung Quốc cài cắm lâu nay ở chính quyền các nước tư bản như Bỉ, Úc, Đài Loan, New Zealand, Anh...
Đại tướng Tô Lâm của đảng CSVN chắc cũng có nhận một danh sách dài của Mỹ gửi, chỉ là không biết đảng CSVN xử lý đến mức nào và khi nào mà thôi.
Nhóm tình báo Five Eyes do Mỹ chủ trì cũng đóng vai trò chính trong việc bắt giữ công chúa Hoa Vi Mạnh Vãn Chu và cô này sẽ bị đưa ra xét xử chính thức vào đầu tháng 1/2020 tới. Tôi e rằng phía Trung Quốc biết tương lai của cô sẽ không sáng sủa nên đại sứ Trung Quốc tại Canada vừa đi thăm cô ấy. Phát ngôn mới nhất của ông Nhậm Chính Phi, cha của Mạnh Vãn Chu cho chúng ta thấy sự thiếu tự tin và ray rứt của một người cha trước tương lai của con mình.
Ông Nhậm Chính Phi nói rằng “Con gái tôi nên cảm thấy tự hào vì trở thành “con bài ngã giá” trong thương chiến Mỹ-Trung”. Câu nói này vừa phong anh hùng sớm cho con ông vừa lộ ra sự bất lực của hệ thống chính quyền Trung Quốc. Một chính quyền không thể giải cứu một con bài tình báo quan trọng của mình là một chính quyền đã mất đi uy tín trong cái nhìn của các quan chức xả thân và nhiệt tình nhất đang làm việc trong đó.
E rằng đến giờ thì công chúa Hoa Vi chỉ còn là con bài phụ. Con bài ngã giá chính vẫn là cái ghế của ông Tập Cận Bình sau trận chiến dân chủ-nhân quyền thất bại tại Hong Kong và hồ sơ Tân Cương đang bị Mike Pompeo thả ra khắp thế giới.
Cuối cùng là về quân sự, mặc dù Trung Quốc đang vẫn là nước mạnh số 2 thế giới nhưng e rằng không sáng sủa. Mới đây sau sự kiện Hong Kong, ngoại trưởng Đức nói rằng đã đến lúc EU và quốc tế nên xem xét nghiêm túc và điều tra kỹ lưỡng về hồ sơ Tân Cương mà Mike Pompeo đang rải ra. Cũng như Quốc hội Đức dù chưa phê chuẩn việc công nhận Đài Loan là quốc gia độc lập, nhưng cũng để các nghị sĩ công khai đọc tờ trình giữa nghị trường như một sự bày tỏ trước chủ trương cứng rắn của Đức về sau.
Khi một đối tác kinh tế gắn bó sâu đậm như Đức và Ý tại EU trở cờ nghĩa là chiến dịch dùng kinh tế để phân hoá NATO của Tập đã bắt đầu thất bại. Trong tư thế một đại ca giang hồ đi bắt nạt các đối thủ nhỏ yếu lâu nay thì sự bao vây của sen đầm quốc tế là điều đại ca e ngại nhất. Kẻ thường đe doạ hùng hổ thì chỉ quen đánh lén chứ ngại đánh công khai.
Họp NATO vừa qua, tổng thống Pháp hỏi “giờ đây NATO tồn tại để làm gì”. Câu trả lời sẽ có khi Trump đến dự thượng đỉnh NATO. Nhà độc tài Stalin với quần đảo ngục tù đã chết thì có nhà độc tài Tập Cận Bình với hồ sơ Tây Tạng, Tân Cương, thảm sát Thiên An Môn và những diễn biến mới nhất tại Hong Kong sẽ là cái mà NATO phải lo ngại.
Các nước tư bản xem xét và kết luận hồ sơ theo luật, theo tiêu chí đã định sẵn, theo quy tắc và logic. Một khi các điều kiện cần và điều kiện đủ thì họ phải mở nó ra và thực thi. Không có cảm tính và cảm xúc ở đây.
Trong thế bị bát quốc liên quân bao vây thì đồng minh duy nhất là Nga lại đang trở cờ ngó lơ và bán đứng đảng CSTQ. Việc dàn tên lửa S-400 mà đảng CSTQ mua của Nga để cấp cho Syria đã không khai hoả vào máy bay Israel cần coi là thông điệp của Putin gửi cho Tập. Cũng như Putin công khai phát biểu “Nga giúp Trung Quốc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa” cần xem là lời rao bán để dọ giá của Putin.
Trong lúc đảng CSTQ thất thế về đồng minh quân sự như thế thì Mỹ có mặt ở khắp nơi từ các đại cường thân thiết như Anh đến nhỏ bé như bán đảo Đông Dương. Từ việc giàu có như Nhật bỏ trăm triệu USD mua đảo để giao cho Mỹ làm sân bay quân sự cho đến nghèo và thân Trung Quốc như đảng CSVN cũng giao cho Mỹ chuẩn bị sân bay Biên Hoà dĩ nhiên làm đảng CSTQ thêm rã rời chân tay.
Biểu tình Quảng Đông mới đây đã trở thành phong trào cầm dù đủ màu sắc bên trong lãnh thổ Trung Quốc. Tình báo Trung Quốc có mặt tại Mỹ thì Mỹ cũng có tình báo tại Trung Quốc mà thôi. Mike Pompeo là một tổng chỉ huy tình báo tài ba bên cạnh tổng bí thư Donald Trump.
Bốn mặt trận chính đang như vậy, đảng CSTQ và ông Tập Cận Bình lấy cái gì để trả đũa Mỹ kể cả gây chiến tranh. Mỹ đâu e ngại cuộc chiến ở xa nước Mỹ. Còn đánh ở gần Trung Quốc và bên trong Trung Quốc thì chỉ làm khó thêm cho Trung Quốc mà thôi. Tuy nhiên, tôi thấy lo ngại bản năng vì chúng ta đang ở Việt Nam một khi Trung-Mỹ trả đũa nhau.
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nếu qua năm sau mà ông gặp ông Tập Cận Bình, có lẽ ông nên thuyết phục ông Tập nghỉ ngơi uống trà để thật sự là người bạn tốt của Trump.
H.M
Không có nhận xét nào