Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

HƯƠNG CẢNG: "LITHUANIA CỦA CHÂU Á"

HƯƠNG CẢNG: "LITHUANIA CỦA CHÂU Á" Cộng hòa Lithuania trước kia nằm trong Liên bang Soviet (cũng rơi vào tình trạng như Hương Cảng...

HƯƠNG CẢNG: "LITHUANIA CỦA CHÂU Á"

Cộng hòa Lithuania trước kia nằm trong Liên bang Soviet (cũng rơi vào tình trạng như Hương Cảng thuộc China). Ngày 11/3/1990, Lithuania tuyên bố độc lập. Lithuania ĐI TIÊN PHONG tách khỏi Soviet, kéo theo chuỗi domino các nơi khác cũng lần lượt ĐỘC LẬP, 1990-1991, khiến cho Soviet rã rời chân tay, phân thành 15 nước.
Có mấy điểm tham chiếu giữa Lithuania với Hương Cảng:

1/ Về tiến trình giành độc lập, tự chủ:
Lithuania là một quốc gia nhỏ bé, dân số ít xịt chỉ 2,9 triệu người. Lãnh thổ Hương Cảng cũng nhỏ mà có dân số những 7,5 triệu người, nhiều hơn hẳn Lithuania.

* Hồi năm 1989, ngày 23 tháng 8, người dân Lithuania (cùng với Estonia, Latvia) thực hiện một cuộc cách mạng rất độc đáo gọi là "The Singing Revolution", họ nắm tay nhau nối dài cả trăm cây số cùng hát lên những ca khúc đòi quyền tự quyết, độc lập. Tham gia cách mạng ca hát này có tới 2 triệu người (gồm dân Lithuania, dân Estonia, dân Latvia).
Chánh quyền Moscow nóng mặt, nhưng hết sức lúng túng trước phong trào tranh đấu biểu tình bằng lời ca tiếng hát (chớ không có võ khí quân sự gì ráo).

7 tháng sau, với sự lớn mạnh của những cuộc biểu tình "the Singing Revolution", các tổ chức dân sự của người Lithuania tuyên bố thành lập nước cộng hòa độc lập, ngày 11/3/1990!
Moscow điên tiết, chỉ bốn ngày sau, vào ngày 15/3/1990 Moscow đưa quân đội và xe tăng tiến vào Vilnius (thủ đô Lithuania). Quân đội Soviet làm chết hàng chục người, và làm 700 người dân bị thương.
Dư luận quốc tế chỉ trích mạnh mẽ, đồng thời thực hiện một số biện pháp cấm vận, bao vây kinh tế Soviet.

Cuối cùng, nhà cầm quyền Soviet của Moscow phải chịu thua trước sức ép mở cuộc Trưng cầu dân ý, có quốc tế giám sát. Ngày 9/2/1991, người dân đi bỏ phiếu với kết quả là đồng thuận ly khai, tách khỏi Liên bang Soviet!
Moscow ngấm ngầm can thiệp nhằm phá rối tiến trình tổ chức chính quyền của Lithuania. Nhưng, cơn gió lịch sử đã hoàn toàn đổi chiều, Moscow buộc phải ngậm ngùi mà chứng kiến việc Lithuania trở thành nước cộng hòa độc lập, một cách chính thức, vào ngày 6/9/1991.

* Hương Cảng cũng đang trong tiến trình thực hiện những cuộc biểu tình. Họ nắm chắc phương châm kiên trì và liên tục đưa ra những yêu sách cụ thể trong từng giai đoạn, yêu sách sau cao hơn yêu sách trước đó.
Họ không ngán ngại trước lời đe dọa của Bắc Kinh sẽ đưa xe tăng vào Hương Cảng. Nếu e ngại mà giảm hẳn mức độ biểu tình, tức là đã vô tình mắc bẫy "đòn gió" (đe dọa) của Bắc Kinh, bị thua nguội.

Lúc trước, khi Soviet đưa quân đội và xe tăng vào Vilnius (chớ không phải "đòn gió" như Bắc Kinh hiện nay), người dân Lithuania vẫn dũng cảm đối đầu, không "hạ nhiệt" biểu tình, và rồi kết quả sau nhiều tháng như vậy, Lithuania được tách khỏi Soviet!
Dĩ nhiên, lúc đó cần có sự phối hợp với quốc tế.

Lần này, Hương Cảng cũng đang nhận được sự hậu thuẫn của dư luận quốc tế.

2/ Về sự độc lập trong văn hóa:
Còn giữ được độc lập trong văn hóa, nhứt là ngôn ngữ, là còn giữ được nền tảng để tranh đấu cho độc lập chánh trị.

* "Lithuania", nếu viết theo đúng ngôn ngữ của người dân bản địa là: "Lietuva" theo hệ thống văn tự biểu âm Latin! Tuy nhiên, dưới thời còn phải bó rọ trong Liên bang Soviet, họ buộc phải dùng tiếng Nga, theo hệ thống văn tự biểu âm Cyril, và gọi tên nước của họ theo... tiếng Nga là Литва (đọc "Lít-va").
Bây giờ, ở VN trên một số đài truyền hình và báo chí (nhứt là báo chí ngoài bắc) vẫn cứ dùng tiếng Nga áp xuống, mà..."Lít-va" suốt - quên béng rằng người dân nơi đây đâu còn cái thời phải chịu sự cai trị của tiếng Nga, thay vào đó là sự mừng rỡ vì được dùng trở lại văn tự biểu âm Latin của chính họ để gọi: "Lietuva".

Chuyển ngữ tên nước "Lietuva" qua Anh ngữ là "Lithuania" (nhiều tờ báo VN ở trong miền nam dùng cách gọi này "Lithuania"). Chuyển ngữ qua tiếng Việt là "Lập Giao Uyển" (ở VN thời nay đứt đoạn cách chuyển ngữ sang tiếng Việt nên mới thấy danh xưng "Lập Giao Uyển" lạ rứa; trong khi đó hiện nay vẫn đang gọi, chẳng hạn, "Russia" là "Nga"; danh xưng này rút gọn từ "Nga La Tư", cũng xuất phát từ nguyên lý chuyển ngữ tiếng Việt đó đa)

* Người Hương Cảng nói tiếng Quảng Đông. Họ tranh đấu để gìn giữ tiếng Quảng Đông của họ trong các trường học, công sở cho bằng được. Bởi vì, cho dù dùng chung Hán tự với Bắc Kinh, nhưng tiếng Quảng Đông là một ngôn ngữ khác biệt với tiếng Bắc Kinh!
Đó, danh xưng lãnh thổ của họ viết là 香港 , họ đọc (đây ghi phiên âm tàm tạm) "hớn cỏn", còn tiếng Bắc Kinh đọc "xiang can" - không giống nhau con giáp nào hết trọi.

Trong Anh ngữ, ghi rõ rành "Hong Kong" là phiên âm mài mại từ tiếng Quảng Đông ("hớn cỏn"), chớ đâu phải dựa trên phát âm của tiếng Bắc Kinh.

Chưa kể người Quảng Đông, người Hương Cảng còn tự gọi mình là "Việt nhân" (người Việt) 粵人; trong khi người Bắc Kinh hoàn toàn không phải là "Việt nhân"!
(mở ngoặc chút: người Việt chúng ta với người Hương Cảng là đồng âm "Việt" nhưng dùng khác ký tự: 粵 đối với Hương Cảng, 越 đối với người VN)

Lithuania luôn luôn ý thức gìn giữ tiếng nói của họ. Với người Hương Cảng cũng vậy, họ yêu quí tiếng Quảng Đông và đang phải chống trả với áp lực của Bắc Kinh trục xuất tiếng Quảng khỏi trường học.

Hương Cảng là một "Lithuania" tại châu Á, đang đi tiên phong giành quyền tự quyết thoát khỏi sự cai trị của chế độ Bắc Kinh, cùng với hệ quả domino kéo theo sau...

Nguyễn Chương MT











Không có nhận xét nào