Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LÀM TỔNG THỐNG MỸ & ĐẢNG PHÁI CHÁNH TRỊ Ở MỸ

LÀM TỔNG THỐNG MỸ & ĐẢNG PHÁI CHÁNH TRỊ Ở MỸ * Vẫn còn quá nhiều điều mà người VN, do sống trong một "khí quyển chánh trị"...

LÀM TỔNG THỐNG MỸ & ĐẢNG PHÁI CHÁNH TRỊ Ở MỸ
* Vẫn còn quá nhiều điều mà người VN, do sống trong một "khí quyển chánh trị" quá đặc thù (chánh trị một đảng như Tàu-Lào-Triều Tiên-Cuba), thực sự không hiểu hoặc hiểu... sai bét về chánh trị các nước. Đây nói về nước Mỹ (mời đọc bài của anh Peter Chánh Tran theo đường dẫn ghi cuối stt này, ghi chi tiết cặn kẽ; ở đây ghi lại mấy điểm). 

1/ LÀM TỔNG THỐNG MỸ KHÔNG BUỘC PHẢI CÓ "ĐẢNG"
Hiến pháp Mỹ ấn định những điều kiện cơ bản cần hội đủ để ứng cử Tổng thống. Đó là: phải sinh ra tại Mỹ + từ 35 tuổi trở lên + thường trú nhân tại Mỹ ít nhứt là 14 năm (bởi vì có những người sinh ra tại Mỹ nhưng sau đó định cư ở nước khác; Hiến pháp Mỹ không buộc bạn phải sống luôn ở Mỹ từ lúc sinh ra cho tới độ tuổi tối thiểu để ứng cử là tuổi 35, mà chỉ cần bạn là thường trú nhân tối thiểu 14 năm). Hết. 
(dĩ nhiên, ứng viên đừng mắc phải tiền án tiền sự, vào tù ra khám).

Hoàn toàn không qui định ứng viên phải gia nhập một đảng phái nào đó (trong lịch sử Tổng thống Mỹ, có người là ứng viên độc lập vẫn đắc cử). Không cần vô đảng vẫn ứng cử được, khác với chuyện mới dự tính ra tranh cử mà không có đảng tịch, không do “đảng cử”, đã bị đánh cho dập mật te tua.

2/ Thông thường các ứng viên Tổng thống họ chọn gia nhập đảng phái để tạo thuận lợi trong cuộc đua (chớ không bị buộc phải "đời ta nhờ có đảng"). Mỹ là nước đa đảng, ngoài hai đảng lớn là Cộng hòa, Dân chủ, còn có các đảng như đảng Libertarian, đảng Green, đảng Constitution và hàng loạt đảng nhỏ nhỏ, không nhớ hết tên.
Mà ĐẢNG PHÁI Ở MỸ RẤT CO GIÃN (flexible): ghi danh, chớ không ép buộc hoặc "phấn đấu" vô đảng, không có kiểm điểm hoặc khai trừ đảng. Chán đảng nào, cứ tự động xù.

Như ông Donald Trump. Ổng ghi danh theo đảng CH năm 1987. Đến năm 1999 đổi sang đảng Độc Lập (Independence Party). Đáng chú ý nhứt là ông Trump vào năm 2001 chuyển sang đảng Dân chủ! Rồi, ổng thấy DC cà chớn quá, vào năm 2009 ông quay trở về với CH.
Năm 2011 ông Trump tuyên bố không theo đảng nào hết (no party affiliation). Tới tháng 4/2012 Trump lại gia nhập đảng CH. Vậy đó.

Đảng phái bên Mỹ hết sức flexible, vào ra tùy thích, cũng bởi vì không có đảng nào được quyền ẵm trọn quyền lực, không có đảng nào đứng trên pháp luật mà ham! Thẻ đảng không phải là kim bài miễn tử. Phạm tội thì cũng phải ăn cơm tù như mọi phạm nhân không có thẻ đảng lận lưng. Mấy thằng quan ấu dâm, hối lộ, hà hiếp dân lành, gỡ lịch mút mùa lệ thủy.

3/ "ĐẢNG CỬ, DÂN BẦU" BÊN MỸ:
Trừ những ứng viên tranh cử độc lập/phi đảng phái, còn ở những đảng lớn là Cộng hòa, Dân chủ, thông thường có rất nhiều ứng viên nên họ phải tranh cử sơ bộ trong nội bộ đảng để được chọn làm ứng viên duy nhứt của đảng.
Ở đây, xin chú ý:
CÁ NHÂN trong đảng, bất cứ ai, cũng được quyền TỰ DO ứng cử trong cuộc bầu cử sơ bộ (Primary Election) chớ không do đảng trưởng sắp xếp hoặc "chi bộ đảng" địa phương nhét vào một danh sách ấn sẵn buộc phải theo đó mà bầu.
Khi ƯCV nào được đảng viên bầu nhiều nhứt, người đó sẽ chính thức trở thành ƯCV để đại diện đảng ra tranh cử Tổng thống.

Tất cả đều cạnh tranh công khai và công bằng. Không có chuyện "con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của đất nước”. Cha truyền con nối theo phong kiến là đại họa của đất nước, chớ hồng phúc cái gì! Ngu truyền cho con ngu, rồi cháu ngu, muôn đời ngu! Đất nước cách gì ngóc đầu nổi?

* ĐẢNG PHÁI CHÁNH TRỊ PHẢI TUÂN THEO "ĐẠI DIỆN DÂN": 
Lại phải chú ý điều này nữa:
Bầu cử ở Mỹ hoàn toàn KHÔNG CÓ PHIẾU BẦU CHO ĐẢNG PHÁI CHÁNH TRỊ, mà phiếu bầu cho các cá nhân ứng viên. Khi ông Trump thắng, theo thói quen người ta nói đảng CH thắng; hoặc Hạ viện có đa số ứng viên bên DC đắc cử Dân biểu, người ta quen nói "kỳ này DC thắng". Kỳ thực, không hề có việc bỏ phiếu cho đảng, mà bỏ phiếu cho ứng viên (mỗi ứng viên hoặc là có đảng phái, hoặc là độc lập không đảng phái).

Do đó, khi ông Trump bên đảng CH đắc cử Tổng thống, ông Trump trở thành nguyên thủ quốc gia, đứng trên đảng CH của ông luôn. Vào năm 2017, chủ tịch đảng CH mừng húm được ông Trump cất nhắc cho làm Chánh Văn phòng (sau một thời gian, ông Trump cho chủ tịch đảng nghỉ mà đưa người khác vào). 

Ở Mỹ, công dân muốn đi bầu thì đi, không đi cứ ở nhà uống beer tán dóc. Không có chuyện tổ trưởng dân phố đến "vận động" từng nhà để đạt con số 100% cử tri đi bầu. Không có chuyện nếu nằm nhà coi tivi không đi bỏ phiếu, sẽ gặp rắc rối trong chứng nhận giấy tờ đủ thứ hầm bà lằng.
Thành thử không có ứng viên nào đắc cử một cách vô cùng quang vinh với tỷ số 99.97%!

Ở Mỹ, bầu cử là quyền lợi chớ không phải bổn phận bắt buộc.
-----------------------------------------------------------------------
(*) Đọc bài: https://www.facebook.com/peter.tran.77582/posts/3132630483418680
#chuyentaolao40

ĐẢNG CỬ, DÂN BẦU

Tui nghe họ rêu rao: “Tự do đến thế là cùng”, hay “Ta cũng đảng cử dân bầu, có khác gì tư bản,…” mà cười rụng trụi lủi hết 32 cái răng. Kệ bà họ đi! Miệng nhà quan có gang có thép, dân không có trong tay một tấc sắt, chống chúng, chúng đánh dập mật! Nghe chúng riết nhàm chán, thì thôi, bưng ly cà phê “cái nồi ngồi trên cái cốc” ra đi! Tui viết chuyện “đảng cử dân bầu” của bọn tư bản Mỹ “giãy hoài hỏng chết”, đọc chơi. Vừa đọc vừa nhâm nhi. 

Chuyện tào lao không thể viết vài chữ cái kiểu "câu like" mà rõ ngọn ngành đâu. Ai không khoái, ai vội vã, cứ ấn nút, kiếm bài ngắn đọc cho khoẻ. Ai tò mò, ai muốn tìm hiểu, thì ngồi xuống, kiên nhẫn một chút. Mệt, chán? Cứ ấn nút! Tui viết mệt cũng nhấn nút!

Trước khi vô chuyện chính, sẵn dịp người ta bắt đầu râm ran chuyện bầu cử 2020 tới nơi, để tui viết lại chuyện bầu cử ở Mỹ trước, rồi “đảng cử dân bầu” sau. 

1. Chuyện bầu cử ở Mỹ.

Đã viết một lần cái vụ này, sau bầu cử 2016. Nay viết lại với một số bổ sung để ai chưa đọc thì đọc cho biết.

Bà Hillary Clinton thắng Donald Trump 2.87 triệu phiếu phổ thông trong kỳ bầu cử 2016. Đáng lẽ bà lên ngôi vua mới phải. Cái ngai vàng chắc ăn như bắp, chuẩn bị long bào, chuẩn bị đít để ngồi thượng triều để nghe bá quan văn võ tung hô “Nữ Vương vạn vạn vạn tuế”! Vậy mà thua trong trận Electoral Vote mới đau! Đau hơn bị thiến mà không chích thuốc tê vô chỗ thiến!

Những người theo đảng DC mặt “đỏ như son”, la hét, tru tréo, thậm chí khóc sướt mướt hơn cha chết, rằng thì là bầu theo kiểu Đại Cử Tri (Electoral vote), không công bằng, không đúng ý nguyện của đa số. 

Đám DC luôn luôn như vậy! Họ thắng thì vui mừng, nhảy như khỉ mắc phong, hay nín thinh, mở tiệc ăn mừng. Nhưng thua thì luôn một câu cửa miệng “Bầu cử không công bằng”, trong khi mấy trăm năm nay, người của đảng DC cũng đắc cử cùng một thể thức bầu cử này, mà không thấy đám CH la ó. Họ y như cái bọn con nít “ăn vùa, thua giựt” ở nhà quê của tui! Càng lạ hơn nữa, là khi họ độc chiếm võ lâm, chiếm hết cả Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp, họ đã không hề thiết tha đề xướng việc cải tổ thể thức bầu cử cho “công bằng” như họ vẫn hay phàn nàn sau mỗi lần thua “ôm đầu máu”! Đúng là bọn tiểu nhân “dám chơi không dám chịu”! Ngang ngược không thua Tây Độc Âu Dương Phong!

Mỹ áp dụng cả phổ thông đầu phiếu (popular vote) và đại cử tri (electoral vote), là có lý do. Taị sao?

Theo nguyên tắc popular vote thì ai nhiều phiếu sẽ thắng. Có thể chỉ cần hơn phiếu đối thủ, hay có thể phải quá bán mới thắng. Ở Mỹ phiếu phổ thông chỉ là giai đoạn đầu, được tổ chức vào tháng Mười Một của năm bầu cử TT. Kỳ bầu cử này chỉ nói lên ý nguyện và quyết định của mỗi Tiểu Bang, chớ chưa phải là chung cuộc. Ai nhiều phiếu phổ thông, tính trên tổng số cử tri toàn quốc, chưa chắc thắng cử (Al Gore thua Bush con, và Hillary thua Trump, là thí dụ). 

Giai đoạn hai là electoral vote. Cuộc bầu cử này được tổ chức vào giữa tháng Mười Hai, tuy không rình rang nhưng nó mới thật sự quyết định chung cuộc ai thắng. Các Đại Cử Tri (Electors) của đảng giành thắng lợi ở một Tiểu Bang, sẽ chính thức bỏ phiếu cho Ứng Cử Viên của đảng mình. Thí dụ Bà Hillary thắng ở California, thì 55 Đại Cử Tri (do đảng DC chọn) sẽ bỏ phiếu cho bà trong kỳ bầu cử giữa tháng Mười Hai. Tương tự, ông Trum thắng ở Texas, thì 38 người Đại Cử Tri của CH sẽ bỏ phiếu cho Trump. 

Thường thì chuyện bỏ phiếu rất êm xuôi, chỉ có tính cách hợp thức hoá (formal), chớ không ì xèo, xôi nổi, ngộp thở như popular vote hồi tháng Mười Một, bởi vì chuyện phản phé của các Đại Cử Tri rất hiếm khi xảy ra. Cho dù có xảy ra, thì cũng không cách gì lật ngược được thế cờ. Kỳ bầu cử vừa rồi, có 4 Đại Cử Tri Dân Chủ phản phé, không bỏ phiếu cho Hillary, và có 5 Đại Cử Tri Cộng Hoà phản phé, không bỏ phiếu cho Trump, trong đó có một người Mỹ gốc húp nước mắm, tên là Baoky Nguyen Vu. Ông này không ưa Trump, nhưng cũng còn chút tư cách, chút tự trọng. Ông ta không muốn bầu cho Trump nên xin từ chức, để CH chọn Đại Cử Tri khác, chứ không phản bội đảng CH bằng cách bỏ phiếu cho đối thủ là Hillary. Kẻ phản bội có thể bầu cho đối thủ, hay bầu cho một ứng Ứng Cử Viên của đảng khác.

Phe DC cứ nói cách bầu Eletoral Vote không công bằng, nên thay đổi. Thật sự nếu nó dở, không công bằng, thì Mỹ đã thay đổi cách bầu từ khuya rồi. Họ không thay đổi, nghĩa là nó vẫn là phương cách tốt nhất cho đất nước này. Tại sao vậy?

Mỹ là United States, một Liên Bang, có tới 50 Tiểu Bang lớn nhỏ, tập họp đủ mọi sắc dân, với nhiều dị biệt về đủ mọi lãnh vực. Làm sao để quyền lợi của từng người dân, và của từng Tiểu Bang không xung đột? Làm sao để 50 Tiểu Bang và hơn 300 triệu dân sống chung hoà bình, đoàn kết, quyền lợi tương đồng? Electoral votes là giải pháp, là câu trả lời. Tui giải thích thêm cho tường tận:

Các Đại Cử Tri sẽ đại diện của TB mình, để bỏ lá phiếu sau cùng, là họ làm theo ý nguyện của đa số cử tri trong TB đó, dựa trên nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”. Tôi nhắc lại: Họ đại diện cho ý nguyện của đa số cử tri của TB đó để bỏ lá phiếu sau cùng, hợp thức hoá chức vụ TT. Cali bầu cho Hillary, nghĩa là đa số dân Cali khoái đảng DC, thì người CH phải phục tùng, phải để 55 phiếu Electoral votes đó cho phe DC. Có gì gọi là không công bằng ở đây? Tương tự, 38 Đại Cử Tri của CH ở Texas sẽ đại diện cho đa số cử tri của Tiểu Bang Texas bỏ lá phiếu sau cùng cho Trump. Những người theo đảng DC phải tuân thủ luật chơi “thiểu số phục tùng đa số”, có gì là không công bằng ở đây? 

Cách bầu cử này vừa mang tính ý nguyện của từng người dân, vừa mang tính ý nguyện của từng Tiểu bang. Vô cùng hay. Nhờ vậy mà Liên Bang mới bền vững. Các sư phụ lập quốc phải nói là “đỉnh cao trí tuệ”, thâm sâu khôn lường. 

Nhắc lại: Phổ thông đầu phiếu chỉ là cách người dân thể hiện ý nguyện và quyền lợi của riêng mình. Phiếu Đại Cử Tri (Electeral Votes) của từng Tiểu Bang, nói lên ý nguyện và quyền lợi của riêng Tiểu Bang đó. Tất cả vẫn trên nguyên tắc: thiểu số phục tùng đa số. Rất công bằng.

Tôi viết thêm một chút để hiểu tại sao Hillary thắng gần 3 triệu phiếu (2,868,686 phiếu) mà không thắng Trump. Con số gần 3 triệu phiếu đó, bà ta kiếm từ đâu ra? 

Lấy một thí dụ về Tiểu Bang lớn California và Tiểu Bang rất nhỏ Wyoming cho dễ hiểu. 

Califonia là Tiểu Bang lớn nhất, đông dân nhất, giàu mạnh nhất của Mỹ. Mười mấy Tiểu Bang của vùng Đông Bắc Hoa Kỳ gom lại cũng không bằng California về mọi phương diện. Nếu Bang California tách ra khỏi Mỹ, nó sẽ là một quốc gia hùng mạnh hàng thứ 5 trên thế giới về mặt kinh tế. 

Nói về mặt chính trị, California là Tiểu Bang Xanh, là thành trì của đảng Dân Chủ xưa nay. Thống Đốc Dân Chủ. Thượng Viện và Hạ Viện của Tiểu Bang dĩ nhiên Dân Chủ nắm đa số. Thượng Viện Liên Bang có hai người, thì xưa nay đều là hai bà Dân Chủ. Dân Biểu Liên Bang gồm 53 vị, cũng đa số là DC. Kỳ bầu cử 2016, bà TNS Liên Bang Barbara Boxer không tái tranh cử. Cái ghế đó cũng chỉ có hai ứng cử viên Dân Chủ ra tranh, chớ hỏng có ứng viên Cộng Hoà hay đảng nào dám ra tranh, vì biết trước sẽ thất bại! Bà Kamala Harris đã thắng cử chức TNS Liên Bang trong kỳ bầu cử này (bà này ra tranh cử TT 2020, nhưng đã rút tên cách đây không lâu). 

Nói chung, trong những cuộc bầu cử TT, ít có ứng viên nào về California để vận động. Dân Chủ không cần về chi cho mệt, vì đó là đất nhà, thắng xiềng! Cộng Hoà cũng không đến, cho khỏi uổng công, khỏi tốn tiền, vì không cách gì lay chuyển cái khối 38.8 triệu dân, bị lậm “bùa mê thuốc lú” của Dân Chủ! California xanh lặc lìa! Màu đỏ của CH, đi chỗ khác chơi! Bà Hillary thắng oanh liệt ở Cali hoàn toàn không có gì khó hiểu.

California theo chủ trương của đảng Dân Chủ một cách tuyệt đối: Ủng hộ phá thai, ủng hộ đồng tính (San Francisco là thủ đô của nhóm cờ cầu vòng, đồng tính), ủng hộ di dân bất hợp pháp, có chương trình welfare (trợ cấp tài chánh và thực phẩm cho dân nghèo) thơm nhứt nước, có chương trình bảo hiểm y tế Medi-Cal sộp nhứt nước…. Với chính sách như vậy, thì dân nghèo, dân lậu, dân đồng tính sẽ chạy về California đông hơn bất cứ TB nào trên đất Mỹ. California welcome tất cả! Họ làm được, bởi vì Cali là vùng đất của hitech, của điện tử, và tiền bạc chảy vô như nước. Cali còn là vùng đất nông nghiệp, cần rất nhiều di dân chịu làm công việc chân lấm tay bùn, mà các sắc dân khác chê. Họ càng dễ dãi, dân tứ xứ càng gom về. Dân càng gom về, phiếu bầu của họ càng nhiều, càng vững. Cái vòng lẩn quẩn đó làm cho Cali xanh càng xanh. Kỳ bầu 2016, bà Clinton thắng 61.5%, còn Trump chỉ 33.2%.

Đứng về phương diện phổ thông đầu phiếu, bà Clinton thắng Trump áp đảo. Clinton được 5,889,936 phiếu, còn Trump chỉ được 3,021,095 phiếu, thua đến 2,869,048 phiếu. Nghĩa là đa số dân Cal bầu cho bà Clinton, và bà ta ôm gọn 55 phiếu Đại Cử Tri. Đọc đến đây, thì ai cũng rõ con số gần 3 triệu phiếu bà kiếm được, chủ yếu là từ California. Đây là sự công bằng của nguyên tắc đa số thắng thiểu số. Hiển nhiên 55 trự Đại Cử Tri, đại diện cho đảng DC, sẽ bỏ lá phiếu sau cùng vào December cho bà Hillary, chớ đời nào quăng cho Trump! Nói thêm: Số Đại Cử Tri bằng tổng số Dân Biểu cộng 2 Thượng Nghị Sĩ của TB đó (Cali: 53 DB + 2 TNS = 55 Đại Cử Tri). Vào links tui gởi kèm để coi tên tuổi các Đại Cử Tri của hai đảng trong từng TB, coi luôn một vài Đại Cử Tri phản phé, bầu cho kẻ địch!
https://chungtoimuontudo2.wordpress.com/2016/11/25/danh-sach-electors-co-ca-nhung-ke-phan-boi-nov-24-2016/

Bây giờ nhìn về Tiểu Bang hột tiêu Wyoming. Trump thắng 70.1% còn bà Clinton chỉ gom được 22.5%! Thắng với tỷ số còn lớn hơn bà Clinton thắng ông ta ở California. Có thể nói gần như toàn dân Wyoming kết ông Trump làm vua của họ! Nhưng dân số chỉ có 584,153 người! Tính ra dân số của cả Bang Wyoming chỉ bằng phân nửa, hay ít hơn phân nửa dân số của các thành phố lớn như San Diego, San Jose,… của California. Trump được 174,248 phiếu, còn bà Clinton chỉ được có 55,949 phiếu. Trump hơn bà Clinton 118,299 phiếu! Wyomng chỉ có một DB và 2 TNS, cho nên họ chỉ có 3 Đại Cử Tri mà thôi. Hiển nhiên là 3 trự này do dảng CH chọn, và họ sẽ bầu cho Trump làm vua vào kỳ bầu cử chung kết ở December. Bang Wyoming là bang đỏ CH. Người DC không thể phàn nàn.

California dân số đông gấp 64 lần Wyoming (2016). Nhưng với cách bầu Electoral vote, Cali có 55 Đại Cử Tri, Wyoming có 3 Đại Cử Tri, thì sức mạnh của Cali bây giờ chỉ còn hơn Wyoming có 18 lần. Đây là cách để những TB lớn không lấy thịt đè người, hiếp đáp các TB nhỏ!

Đứng trên cái nhìn phổ thông bầu phiếu với tổng số dân của cả hai Tiểu Bang gom chung, thì Trump thua gần 3 triệu phiếu! Nhưng đứng trên quan điểm ý dân ở mỗi Tiểu Bang, thì 50-50. Nói cách khác: đại đa số dân Cali chọn bà Clinton, còn đại đa số dân Wyoming chọn ông Trump. Cùng một cái nhìn như vậy: Có 32/50 Tiểu Bang chọn ông Trump, và chỉ có 18/50 Tiểu Bang chọn bà Clinton trong cuộc bầu cử vừa rồi. Cộng hết các phiếu Electoral votes, bà Hillary thua ông Trump xa lắc xa lơ! Nghĩa là đứng trên phương diện ý nguyện của các Tiểu Bang, thì bà Clinton thua rất xa. 

Nếu chỉ dùng phổ thông đầu phiếu thì chuyện gì xảy ra? Một ứng viên giàu có, có thế lực (mafia chẳng hạn), chỉ cần nhắm vào một số Tiểu Bang có đông dân nhất, để vận động kiếm phiếu. Với số phiếu rất lớn, của một số ít Tiểu Bang trong 50 Tiểu Bang, giúp cho ứng viên đó thành TT dễ dàng, nhưng không phải là TT của một Liên Bang. Rất nhiều Tiểu Bang ít dân còn lại, sẽ bất mãn, sẽ tách ra, sẽ có nội chiến,… Mỹ có nguy cơ tan rã!

Tóm lại, bà Hillary hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu phổ thông tính trên toàn quốc, là do các TB đông dân như Cali, New York bầu cho bà, nhưng nó chưa đủ để nói lên ý nguyện của Liên Bang Hoa Kỳ. Nó chỉ nói lên ý nguyện của dân California, dân New York mà thôi. Con số 32/50 Tiểu Bang ưng ông Trump mới thật sự là con số quyết định của cuộc bầu cử chọn TT cho United States, cũng trên nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”. Không công bằng chỗ nào?

Mỹ mạnh nhất thế giới về mọi mặt, là do chính quyền thực hiện được sự đoàn kết, thống nhất, thành một khối. Nhìn bề ngoài, nước Mỹ có vẻ đa dạng, nhưng thực chất là một khối rất đồng nhất. Thể thức bầu cử của họ nói lên rất rõ ràng việc chính quyền biết dung hoà giữa quyền lợi của từng người dân và quyền lợi của các Tiểu Bang. 

Bầu cử kiểu Mỹ là cách bầu cử có 1-0-2 mà các vị công thần lập quốc đã sáng suốt nghĩ ra để bảo đảm cho một nước Mỹ là một khối đoàn kết, tạo nên một sức mạnh không nước nào sánh bằng. Ngày nào nó lỗi thời, không còn hữu dụng, thì nó sẽ được thay đổi. Đó là qui luật của cuộc chơi bầu cử.

2. “Đảng cử dân bầu” ở Mỹ.

Những dữ kiện đáng lưu ý:

* Mỹ là nước có đa đảng chớ không phải độc đảng như các xứ thiên đường CS.

Ba đảng lớn sau CH và DC, gồm: Libertarian Party, Green Party, Constitution Party.

Libertarian Party có 411,250 cử tri ghi danh đi bầu (2016). Green Party có 250,000 , và Constitution Party có 100,000. 
Ngoài ba đảng hơi to to ở trên còn nhiều đảng nhỏ nhỏ, không đáng kể.

* Muốn gia nhập đảng nào, chỉ cần ghi danh, vô điều kiện, không cần phải phấn đấu con khỉ khô gì hết. 

* Chán đảng nào, cứ tự động xù nó. Trump ghi danh theo đảng CH năm 1987. Tính từ ngày đó, ông ta đã thay đổi đảng phái chính trị đến 5 lần: Năm 1999 đổi sang đảng Độc Lập (Independence Party). Đáng chú ý nhứt là ông chuyển sang Democrates (DC) năm 2001! Trump đã từng là đảng viên đảng con lừa đó nghen! Năm 2009, thấy DC cà chớn quá, ông lại quay trở về với CH! Welcome back, man! Năm 2011 Trump tuyên bố không theo đảng nào hết (no party affiliation). Tháng 4/2012 Trump lại quay về với CH. Welcome back for the second time, man! Như vậy có thể nói, sau khi phiêu du nhiều nơi, Trump cũng quay về nhà CH. Tui còn nhớ năm 2016, ông thần Trump đã từng hăm he đảng CH: Nếu không chọn ông ta là ƯCV của CH, ông ta sẽ bỏ đảng và vẫn ra tranh cử TT với tư cách độ lập, không cần đảng phái! Ngon chưa?

* Không ai ép, năn nỉ, hay dụ dỗ bạn vào đảng. 

* Không có kiểm điểm hay khai trừ đảng. 

* Không có đảng nào đứng trên pháp luật. Đảng viên phạm pháp sẽ bị trừng trị như mọi công dân bình thường. Thẻ đảng không phải là kim bài miễn tử! Ăn cơm tù như mọi phạm nhân không có thẻ đảng lộn lưng. Mấy thằng quan ấu dâm, hối lộ, hà hiếp dân lành, gõ lịch mút mùa lệ thuỷ! 

* Không có ưu đãi, ân huệ trong bất cứ lãnh vực nào, cho bất cứ đảng viên của bất cứ đảng phái nào. Tất cả đều là cạnh tranh công khai và công bằng qua thể thức bầu cử. Không có chuyện con “lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của đât nước”! Má tui mà còn sống, khi nghe cái câu đó, thế nào bà cũng mắng: “Đồ ngu ngục!” Cha truyền con nối theo phong kiến là đại hoạ của đất nước, chớ hồng phúc cái gì! Ngu truyền cho con ngu, rồi cháu ngu, muôn đời ngu! Đất nước giao cho bọn ngu cai trị, cách gì ngóc đầu nổi? Hèn với giặc ác với dân sẽ truyền cho thằng con hèn ác, thằng cháu ác hèn, thì chuyện mất nước chắc ăn như bắp! Mỹ không có ngu dại tới mức đó, nên nó là đất nước number one trên thế giới!

* Không buộc phải đóng niên liễm gì cả. Họ kêu gọi quyên tặng (donation), ai cho, ai không cho cũng không ai khen hay dè bỉu gì hết.

* Các Ứng Cử Viên của mọi chức vụ công quyền, họ ghi danh vào một đảng nào đó là vì nó có chủ trương, đường lối hạp với họ, và nhất là để có sự ủng hộ bằng lá phiếu của các đảng viên.

Giờ nói chuyện chính: Đảng cử dân bầu.

Như đã nói, chuyện theo đảng hoàn toàn tự do. Người ta theo đảng vì thấy chủ trương của đảng đó hợp gu mình. Vậy thôi. Các chính khách dựa vào đảng, lý do chính bởi vì đó là cơ hội để kiếm phiếu của các đảng viên cùng đảng. Muốn được đảng đề cử, (ở đây chỉ nói hai đảng lớn nhất, có ảnh hưởng nhất là CH và DC mà thôi), thì ƯCV đó phải tài cán, phải nổi bật, và phải đựợc đảng bầu chọn. 

Nói cho rõ: Phải được các đảng viên bầu chọn, chớ không phải do thằng đảng trưởng, hay “chi bộ đảng” địa phương, hay thằng chó con mèo nào tự ý chọn ra. Kỳ bầu cử đó gọi là Bầu Cử Sơ Bộ (Primary Election). Thí dụ kỳ Bầu Cử Sơ Bộ của đảng DC cho năm 2020 để chọn ra ƯCV đi đấu với ông Trump, sẽ bắt đầu từ tháng Hai đến tháng Sáu, trên khắp 50 TB và các vùng đất thuộc Mỹ (US Territories). 

Tiểu Bang đầu tiên bầu sơ bộ là Iowa, ngày Feb. 3. Tiếp theo là New Hampshire Feb. 11, Nevada Feb. 22, và South Carolina Feb. 29. March 3rd, gọi là Super Tuesday của đảng DC, vì có tổng cộng 14 TB tổ chức bầu Sơ Bộ. Dịp này sẽ thấy lộ rõ hơn ai có cơ hội được đảng đề cử rồi đó. Họ lai rai tổ chức bầu Sơ Bộ cho đến tháng Sáu. Bầu cử Sơ Bộ của đảng DC thì chỉ có những người ghi danh theo đảng DC mới được bỏ phiếu cho ƯCV đảng mình mà thôi. Tất cả dân chúng ngoài đảng ở nhà đi shopping hay đi cày như mọi ngày.

Đảng CH kỳ này không có bầu Sơ Bộ, vì đương kim TT là ƯCV rồi, trừ khi ông Trump tuyên bố không tái tranh cử, mà chuyến này quyết về nhà để kẻ chân mày cho người đẹp Melania của ông (có ai còn nhớ chuyện Trương Vô Kỵ qui ẩn giang hồ chỉ vì muốn kẻ chân mày cho nàng công chúa xinh đẹp Triệu Mẫn không?)

Khi ƯCV được cử tri cùng đảng bầu chọn, thì họ chính thức trở thành ƯCV để đại diện đảng ra tranh cử. Cho nên khi ông Trump thắng, người ta nói đảng CH thắng. Khi Hạ Viện có đa số các Dân Biểu của đảng DC, người ta nói “kỳ này DC thắng, chiếm Hạ Viện”, nhưng kỳ thực, đâu có ai bỏ phiếu cho đảng, mà họ bỏ phiếu cho đảng viên.

Các đảng nhỏ tí tẹo, số đảng viên loe ngoe, thì không có chuyện bầu Sơ Bộ nghen. Chính phủ đòi hỏi con số cử tri ghi danh theo đảng phải đạt bao nhiêu phần trăm trên tổng số cử tri toàn quốc thì mới đủ tiêu chuẩn để được tài trợ, được tổ chức bầu Sơ Bộ. Hiện chỉ có hai đảng chính, lớn nhất là CH và DC mà thôi.

Viết về xứ giãy chết, không cần viết chi li về xứ thiên đường. Người đọc cứ nói ngược lại những gì xảy ra ở Mỹ, thì sẽ trúng phóc chuyện ở các thiên đường CS. “Đảng cử dân bầu” ở các xứ này nó khác một trời một vực với xứ Mỹ. 

Mỹ là xứ tự do, đa đảng, cho nên cái chuyện đảng cử 11 đứa, dân phải bầu ra 10 đứa là chuyện hỏng có! Chọn kiểu mất dạy như vậy thì đảng cứ hợp thức hoá mẹ nó đi, đày dân đi bầu vừa mất công, vừa tốn tiền! Đểu!

Ở Mỹ, không cần vô đảng vẫn ứng cử được, khác với chuyện mới dự tính ra tranh cử mà không có đảng tịch, không do “đảng cử”, đã bị chúng đánh cho dập mật rồi! 

Ở Mỹ, muốn đi bầu thì đi, không đi cứ ở nhà uống beer, không có chuyện tổ trưởng dân phố đến vận động từng nhà để đạt con số 100% cử tri đi bầu, và càng không có đứa nào đắc cử một cách vô cùng quang vinh với tỷ số 99.97%! Bầu là quyền lợi chớ không phải bổn phận bắt buộc.

Ở Mỹ, xứ sở của Tam Quyền Phân Lập, càng không có chuyện một đít ngồi hai ghế! Đang là TNS, khi đắc cử Tổng Thống, như Obama, tức thì phải phủi đít, giao ghế cho người khác để đi làm vua. Đã làm vua thì không có chuyện đi kiếm bất cứ ghế nào bên Lập Pháp hay Tư Pháp để trịnh đít lên! Obama là một luật sư. Cho dù giỏi cỡ nào, khi đã nắm Hành Pháp, thì chuyện trở thành Thẩm Phán, dù là Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, cũng không được phép. Một đít 12 ghế chỉ có ở xứ thiên đường mà thôi. 

Ở Mỹ, TT hoàn toàn không có một chút quyền hành gì trên Quốc Hội. Ngược lại còn phải e dè, nếu không muốn nói là sợ Quốc Hội. Thành viên của QH là họ tự ứng cử, được dân trực tiếp bỏ phiếu, chớ không do đảng hay TT cử ra cho dân bầu. Vì vậy  cho nên họ là tiếng nói vô cùng mạnh mẽ của dân, bởi vì họ do dân chọn ra để đại diện dân thật sự. QH Mỹ quyền hạn rất lớn, chớ không phải là cái thứ “hội đồng gật”, “hội đồng ấn nút”, “hội đồng vỗ tay”, luôn luôn chỉ biết vâng lệnh cái đứa đã cử mình. Họ chỉ sợ dân. Mích lòng dân, làm trái ý dân, chúng không bầu nữa, thì coi như hút gió không kêu! Lá phiếu của người dân có sức mạnh thật sự chớ không như tấm giấy chùi… đít đâu! 

Một thằng cầm trịch cả Hành Pháp, Lập Pháp, và Tư Pháp, có nghĩa là nó nắm toàn quyền sinh sát trong tay, chả khác gì vua. Chỉ khác là vua mặc long bào, ngồi trên ngai vàng, bá quan văn võ quì lạy như lạy bồ tát lúc thượng triều, còn đứa độc tài mặc áo bốn túi của TQ, hay áo vest của Tây, ngồi đâu đó viết nghị quyết. Cãi lịnh vua, tức là kháng chỉ, thì coi chừng không còn cái đầu đội nón và bị tru di tam tộc. Chống lại đứa độc tài đảng trị, thì biến thành củi tức khắc! Ngã từ lầu 8 hay tai nạn xe đụng, hay “bệnh lạ” chết bất đắc kỳ tử, chẳng qua chỉ là làm theo “chiếu chỉ” của thằng vua hay thằng quan đại thần nào đó thôi! Chúng hô hào đánh đổ phong kiến để tạo dựng nên một đế chế khác còn tệ hơn vạn lần phong kiến! 

Ôi! Đảng cử dân bầu! Tụi Mỹ này đã biết bay lên cung trăng lâu lắm rồi mà còn ngu quá! Qua xứ khác mà học cách “đảng cử dân bầu”, để có thể một đít ngồi nhiều ghế, và ngồi đến đít chai như đít khỉ cũng hỏng sợ đứa nào dám đá đít cho văng khỏi ghế!

Peter Chánh Trần




Không có nhận xét nào