NATO Như chúng ta đã nhận định, khi đích thân một tổng thống Mỹ ký một đạo luật can thiệp vào Hong Kong thì EU và NATO sẽ vào cuộc. EU đã và...
NATO
Như chúng ta đã nhận định, khi đích thân một tổng thống Mỹ ký một đạo luật can thiệp vào Hong Kong thì EU và NATO sẽ vào cuộc. EU đã vào cuộc rồi nên giờ ta bàn đến NATO là đúng lúc.
Sau 1945, thế giới hình thành lưỡng cực và phe tư bản đồng minh lo ngại chủ nghĩa cộng sản lại có thể tiếp tục quá độ thành diệt chủng và phát xít. Những báo cáo về nhà độc tài Stalin đàn áp dân chủ và lưu đày dân Liên Xô khiến phe đồng minh lo ngại. Từ đó liên minh chính trị- quân sự Bắc Đại Tây Dương ra đời năm 1949, viết tắt là NATO.
Khối này ra đời ban đầu chủ yếu để ngăn chặn ngọn cờ đỏ của Liên Xô thẩm thấu và lan tràn ra châu Âu và quốc tế. Sau đó chiến tranh Triều Tiên nổ ra, các nước lớn trong NATO quyết định hình thành liên minh quân sự. Ba thành viên chính của NATO có vũ khí hạt nhân là Mỹ, Anh, Pháp. Sau này dần dần có thêm các đại cường khác như Đức, Ý, Canada...
Sau khi NATO thành công trong việc phụ Mỹ ngăn chặn Liên Xô bành trướng và góp phần làm nước này tan rã, NATO vẫn tiếp tục giữ vai trò “ quân đội quốc tế”, có xu hướng đi giải giáp các chính quyền độc tài. Hoạt động can thiệp quân sự đầu tiên của họ là vào Nam Tư. Sau khi Mỹ bị khủng bố ngày 11/09/2001, NATO nâng tầm sứ mệnh của họ, can thiệp quân sự tại Afganistan, Lybia, Iraq... đồng thời thực hiện “Chính sách Đông tiến” tại Châu Âu để đè Nga. Mâu thuẫn địa chính trị-quân sự giữa NATO và Nga không hề giảm đi sau khi Khối XHCN ở châu Âu tan rã.
Sau khi Liên Xô chuyển hoá, Boris Yelsin lên làm lãnh đạo Nga, quan hệ Nga-NATO vẫn căng thẳng, nếu tiếp tục có thể dẫn phát chiến tranh ở Châu Âu, chính vì vậy và sau đó các nước NATO tại châu Âu trao cho Nga tư thế quan sát viên đặc biệt để hai bên đối thoại. Căng thẳng Ucraina hiện nay cũng bắt nguồn từ đó. Hiện nay để lôi kéo Nga ra xa Trung Quốc, Pháp và Đức đã bắt đầu nối lại đàm phán Nga về Ucraina.
Gồm 29 thành viên, chi phí quân sự của NATO hiện nay chiếm 70% chi phí quân sự toàn cầu. Riêng Mỹ chiếm 50% tổng chi phí quân sự của NATO. Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới. Như vậy ta thấy 5 nước lớn là Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý gộp lại đã chiếm khoảng phân nửa chi phí quân sự của thế giới.
Đó là lý do vì sao Tập và đảng CSTQ rất không muốn Mỹ thúc đẩy NATO ra một quyết định về Trung Quốc.
Để đối phó với chiến lược của Mỹ là dẫn dắt NATO đi làm sen đầm quốc tế, đảng CSTQ tập trung phân hoá các đại cường trong khối này. Chúng ta biết thì Tập còn biết sớm hơn rất nhiều.
Xây dựng quan hệ kinh tế sâu với Ý và Đức là điều Tập làm từ khi ông được cơ cấu vào ghế số 2 trong đảng CSTQ. Đó là lý do ta thấy Ý lâu nay rất nhiệt tình với BRI của Tập. Mãi cho đến năm 2018 khi chiến lược chống Trung của Mỹ tương đối rõ ràng, Ý mới quyết định giảm dần ảnh hưởng của phe thân Trung Quốc trong chính quyền Ý.
Đức cũng tương tự như Ý, trở thành đối tác kinh tế số 1 với Trung Quốc trong EU và cũng đang trở về xu hướng chống Trung sau một thời gian dài ăn chia sâu đậm với Trung Quốc.
Như đã nói trong bài trước, EU cảm thấy không an toàn khi Mỹ làm lơ cho Trung Quốc nhảy vào chia chác mỏ dầu Trung Đông nên khối này muốn lập lực lượng quân sự riêng, độc lập với NATO, cũng là độc lập chính trị với Mỹ trong các lợi ích của EU.
Các nước NATO tại EU đang tiến hành sách lược song song. Đó là mâu thuẫn với Mỹ trong chiến lược NATO có dính đến lợi ích EU, nhưng đoàn kết với Mỹ trong chiến lược an ninh toàn cầu. Vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Anh phản đối kế hoạch này vì Anh cho rằng EU chưa đủ sức tự vệ độc lập (trước Trung Quốc) nên đó cũng là một phần làm Anh muốn rời khỏi EU trong khi Đức và Pháp kiên trì theo đuổi sự độc lập quân sự của EU. Đó là lý do hiện nay ta thấy Mỹ phải thúc đẩy Đức mở ra Trade War với Trung Quốc và để cho Pháp chủ trì lập liên minh quân sự EU để giải quyết vấn đề Trung Đông.
“Phong trào dân chủ Việt Nam chửi Trump” trong động thái tuyên truyền về rạn nứt giữa NATO và Mỹ theo chiến lược tuyên truyền của Tập đã lờ đi cái này mà chỉ nói vì Mỹ bắt NATO đóng tiền phí bảo kê quân sự nên các nước mâu thuẫn.
Các đại cường không mâu thuẫn vì lời quyên góp thêm tiền của Mỹ vì họ thừa hiểu quy luật chính trị và họ cũng là con cháu Robinhood. Mỹ không quyên góp tiền bảo kê quân sự từ các đại cường thì tiền đâu hỗ trợ phát triển cho các nước nhỏ ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) để các nước này theo tư bản chống Trung. Mở ra đánh nhau toàn diện với Trung Quốc cũng làm Mỹ hao tốn và mệt mỏi, thế thì Mỹ thu thêm tiền để san sẻ gánh nặng chung và hỗ trợ các nước nhỏ là chuyện tất yếu phải diễn ra.
Việc Đức, Pháp muốn EU có liên minh quân sự riêng và việc chờ NATO thống nhất ý chí để tiến tới bao vây quân sự với Trung Quốc chính là lý do làm Trump chậm ký dự luật Hong Kong.
Đó cũng là nguyên nhân tình báo Mỹ gần đây cho rò rỉ ra các tin tức về vấn đề đảng CSTQ diệt chủng tại Tân Cương và muốn xoá sổ Tây Tạng. Mỹ thừa hiểu rằng các đại cường NATO sẽ không đánh Trung Quốc vì nước này bành trướng và vì các lợi ích kinh tế liên quan. Như tôi đã nói trước đây, các nước đều có nhu cầu bành trướng, không ai đi đánh nhau vì bên kia bành trướng hợp pháp và hợp lý.
Nhưng chắc chắn NATO sẽ đứng ra khi đảng CSTQ diệt chủng Tân Cương và thô bạo về nhân quyền trong ván cờ Hong Kong. Đến lúc này thì Mỹ thành công.
Như chúng ta thấy hiện nay chính sách bao vây Trung Quốc đã hình thành chính sách khung cơ bản bên trong NATO và hệ thống các nước đối tác chiến lược của tổ chức này trong tư thế bao vây Trung Quốc. Đó là lôi kéo Nga trở lại EU, tạo cơ chế quan sát viên đặc biệt cho Nga trong NATO, ủng hộ Nhật hình thành trục địa chính trị Viễn Đông gồm Nga-Nhật-Ấn, vũ trang cho các nước nhỏ trong chiến lược Indo-Pacific, Pháp đứng ra thay mặt nội bộ EU dàn xếp Trung Đông không để ván cờ Trung Đông làm ảnh hưởng vai trò toàn cầu của NATO...
Cái còn thiếu cuối cùng hiện nay là một kế hoạch chính thức về quân sự và một thông báo chung. Điều này Trump sẽ làm khi ông chủ trì thượng đỉnh NATO vào ngày 4/12/2019 tới đây.
Một khi Bộ chính trị NATO ban hành xong nghị quyết thì đảng CSTQ sẽ phải nghiêm túc xem xét việc rời ghế của ông Tập Cận Bình.
H.M
Không có nhận xét nào