[ NÔNG NGHIỆP VÀ CNTT VIỆT NAM - SIÊU LỢI NHUẬN HAY THUA LỖ ] Đọc dự đoán và phân tích của Alan Phan trước đây khiến tôi suy ngẫm về hiện tạ...
[NÔNG NGHIỆP VÀ CNTT VIỆT NAM - SIÊU LỢI NHUẬN HAY THUA LỖ] Đọc dự đoán và phân tích của Alan Phan trước đây khiến tôi suy ngẫm về hiện tại. Ai cũng nghĩ và nói rằng Việt Nam có hai ngành mũi nhọn, nông nghiệp và Công Nghệ Thông Tin. Vài năm trôi qua thì chúng ta đã dần thấy kết quả. Đây chỉ là nhận xét cá nhân.
Nông nghiệp và CNTT rất tiềm năng và lợi nhuận cao. Điều này có thể đúng ở nước láng giềng chứ không thực tế ở Việt Nam cho lắm, nhất là về nông nghiệp. Vì những lý do sau.
Cơ chế CNXH không cho tư hữu khiến nông dân không có chủ quyền sở hữu mảnh đất mình trồng trọt và phát triển. Điều này tạo ra vài vấn đề.
1. Họ không thể an tâm đầu tư lâu dài vì lo sợ bị quy hoạch.
2. Đất nông nghiệp nếu muốn xây nhà máy hay chỗ ở thì phải tốn tiền đóng thuế chuyển đổi mục đích sử dụng, khiến nông dân bất mãn. Vì không có tiền nên phải bán bớt.
3. Họ không thể thế chấp để vay vốn như tài sản vì chỉ có quyền sử dụng hoặc thuê. Nếu có thì mức định giá rất thấp.
Chưa hết, mỗi địa phương có quy hoạch và quy định khác nhau. Khu trồng thanh long thì không được trồng lúa, đất ao thì không thể tự dưng trồng dừa. Muốn thì phải xin phép, muốn có giấy thì phải xin xỏ lót tiền như quy luật.
Nông dân Việt Nam đa số không được ăn học đầy đủ nên không có cách làm khoa học. Kèm với tư duy bầy đàn, thấy ai trồng được thì làm theo, chứ không có định hướng lâu dài. Mất mùa một lần là coi như trắng tay. Chẳng khác gì cờ bạc.
Thực tế thì nông dân bây giờ bỏ ruộng rất nhiều để lên thành phố làm công nhân. Làm nông ở Việt Nam trên lý thuyết thì siêu lời, còn trên thực tế thì chỉ lỗ ít hoặc lỗ nặng.
Tương tự là ngành CNTT, đa số là công ty gia công. Điều này không có gì sai, thậm chí là cần thiết. Nhưng thực tế là đa số doanh nghiệp chỉ sử dụng nhân lực Việt Nam để làm sản phẩm cho công ty mẹ ở ngoài nước nên chúng ta hưởng rất ít trên tổng lợi nhuận.
Về sản phẩm thì ngoài những công ty được hậu thuẫn như Viettel, VNG hay Tiki thì gần như không có ai hay sản phẩm nào có thể cạnh tranh được toàn cầu. Ngành thương mại điện tử Việt Nam hiện nay như đang sở hữu bởi cổ đông Trung Quốc, nếu không thì có lẽ đã phá sản từ lâu.
Nói tiêu cực thì hơi quá nhưng nếu lạc quan thì sẽ là ngộ nhận. Trong sân chơi kinh tế lợi ích nhóm này thì khối tư nhân khó mà chen chân thành công vì có quá nhiều rào cản về mặt vốn và pháp lý. [31.12.2019]
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
Không có nhận xét nào