Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

PU TIN NÓI VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA LÊ NIN TRONG VIỆC LÀM TAN RÃ LIÊN BANG XÔ VIẾT.

PU TIN NÓI VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA LÊ NIN TRONG VIỆC LÀM TAN RÃ LIÊN BANG XÔ VIẾT. Tác giả :  Nguyễn Việt Long Hôm nay, 25-12, là ngày cách đây 2...

PU TIN NÓI VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA LÊ NIN TRONG VIỆC LÀM TAN RÃ LIÊN BANG XÔ VIẾT.

Tác giả :  Nguyễn Việt Long

Hôm nay, 25-12, là ngày cách đây 28 năm, Tổng thống Liên Xô M. Gorbachev tuyên bố từ chức và chuyển giao quyền hành cho Tổng thống Nga B. Yeltsin (nước Nga đến lúc đó vẫn còn là thành phần của Liên Xô), chấm dứt sự tồn tại của 1 siêu cường quốc lừng lẫy một thời. Cũng có tài liệu coi ngày mai mới là ngày Liên Xô tan vỡ vì vào ngày 26-12-1991, Xô-viết Tối cao Liên Xô ra tuyên bố về việc chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết.

Trong cuộc họp báo lớn ngày 19-12-2019 mới đây, Tổng thống Nga Putin đã phê phán Lenin về phần trách nhiệm đã làm tan vỡ Liên Xô.

Cuộc họp báo kéo dài 4 giờ 18 phút, gần với kỷ lục họp báo năm 2008 kéo dài 4 giờ 40 phút. Tổng thống Nga Putin nói vo chứ không đọc văn bản và trả lời trực tiếp các câu hỏi của các nhà báo trong và ngoài nước (các câu hỏi không hề được gửi trước).
Trả lời câu hỏi của nhà báo Kolesnikov của báo Kommersant (Thương nhân) về việc hồi đầu tháng, ông Putin có phát biểu về Lênin tại cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền trực thuộc Tổng thống LB Nga, ông Putin đã trả lời:

“Nói chung tôi không muốn nói về những thứ như vậy nữa, nhưng vì [đạo diễn] A. N. Sokurov đã nêu những câu hỏi này, nên tôi đành phải trả lời, thế nghĩa là có lẽ cần phải giải thích cho rõ.
Về nhân vật Lenin trong lịch sử nước ta và quả thực, những đánh giá nào của tôi hình thành liên quan đến việc này. Theo quan điểm của tôi, có lẽ ông không hẳn là một nhà hoạt động nhà nước [ý nói chính khách], mà là một nhà cách mạng.

Khi tôi nói đến lịch sử nghìn năm của quốc gia chúng ta – thì như mọi người đều biết, nó đã là một nhà nước tập quyền, đơn nhất. Vladimir Ilich Lenin đã đề xuất điều gì? Trên thực tế, ông đã đề xuất thậm chí không phải là hình thức liên bang [federation], mà là hợp bang [confederation, lỏng lẻo hơn LB]. Theo quyết định của ông ấy thì các sắc tộc được gắn với những vùng lãnh thổ cụ thể và có quyền rút ra khỏi Liên bang Xô viết.

Đấy, các vị xem, một nhà nước tập quyền chặt chẽ lại biến thành một hợp bang trên thực tế, có cả quyền rút ra và gắn các sắc tộc vào lãnh thổ. Nhưng thậm chí các lãnh thổ cũng bị phân chia không phải lúc nào cũng tương ứng với và đến bây giờ cũng không tương ứng với những nơi sinh sống truyền thống của các dân tộc này hay dân tộc khác. Vì thế ngay lập tức đã xuất hiện những điểm “đau đớn”, chúng tồn tại ngay cả bây giờ giữa các nước cộng hòa cũ của Liên Xô, thậm chí cả trong lòng Liên bang Nga. Có tới hai nghìn điểm như thế, chỉ cần lơi lỏng một giây thôi là không biết sẽ ra sao. Đó là điều thứ nhất.

Xin nói thêm là Stalin đã chống lại cách tổ chức như thế, ông thậm chí còn viết một bài báo về tự trị hóa. Nhưng rốt cuộc đành phải chấp nhận công thức của Lenin. và điều gì đã xảy ra? Thì đây, bây giờ chúng tôi với các đồng cấp ở Ukraine đã nói về các quan hệ giữa chúng tôi. Trong quá trình hình thành Liên bang Xô viết, những lãnh thổ của Nga từ bao đời nay, nói chung không hề có mối liên quan nào đến Ukraine (toàn bộ vùng Prichernomore, vùng đất phía tây của Nga) đã được chuyển giao cho Ukraine với lý do kỳ lạ “để nâng cao tỷ lệ phần trăm của giai cấp vô sản ở Ukraine”, bởi vì Ukraine là lãnh thổ nông nghiệp và được coi là vùng của các đại diện tiểu tư sản của giai cấp nông dân, người ta đã tước đoạt hết tài sản và quyền lợi của giới ku-lắc [tầng lớp nông dân giàu có, tựa như phú nông và địa chủ ở ta] liền tù tì trên khắp đất nước rồi. Đó là quyết định có phần kỳ lạ. Thế nhưng nó vẫn được quyết. Đây là toàn bộ di sản về xây dựng nhà nước của Vladimir Ilich Lenin, thế nên bây giờ chúng ta đang dọn dẹp cái này.

Thế rồi họ đã làm gì? Họ đã buộc chặt tương lai của đất nước vào đảng của chính họ, sau đó trong Hiến pháp cái đó nhảy từ đạo luật cơ bản này sang đạo luật cơ bản khác. Đó là lực lượng chính trị chủ yếu. Nhưng chỉ cần đảng lung lay, bắt đầu tan vỡ thì kéo theo đất nước tan vỡ. Đấy là điều tôi muốn nói. Tôi vẫn giữ quan điểm này cho tới bây giờ.

À, mà các vị có biết không, tôi đã làm việc trong ngành tình báo khá lâu, tình báo đã là thành phần của một tổ chức bị chính trị hóa cao độ: KGB Liên Xô, và trong tôi vẫn có những hình dung về các lãnh tụ của chúng ta, vân vân. Nhưng hôm nay, từ vị thế kinh nghiệm hôm nay của tôi, tôi hiểu rằng, ngoài thành phần tư tưởng còn có cả thành phần địa chính trị nữa. Chúng hoàn toàn không được tính đến khi tạo lập Liên bang Xô viết. Tất cả những điều này từng có thời bị chính trị hóa cao độ. Khi đảng bắt đầu tan rã, tôi nhắc lại, thì thế là hết, cả đất nước tan rã theo đảng. Không được để cho điều đó xảy ra. Đó là sai lầm. Sai lầm tuyệt đối, căn bản, nền tảng khi xây dựng nhà nước.

Bây giờ đến chuyện giữ thi hài hay không. Sự việc không nằm ở đó. Theo cách nhìn của tôi, không cần động đến, trong bất kỳ trường hợp nào, chừng nào vẫn còn, hiện giờ ở ta vẫn còn rất đông người gắn cuộc đời của mình, số phận mình với điều đó, gắn những thành tựu nhất định của quá khứ, những năm tháng Xô-viết với điều đó. Mà Liên Xô thì cách này hay cách khác dĩ nhiên là gắn với lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới Vladimir Ilich Lenin. Vì thế cứ xoáy sâu vào đó để làm gì? Đơn giản là cần tiến lên, thế là đủ, và phát triển tích cực”.

Trước đó, vào ngày 21-1-2016, tại phiên họp của Hội đồng Khoa học và Giáo dục trực thuộc Tổng thống, ông Putin đã nói:
“Quản lý dòng chảy tư duy – điều đó đúng. Quan trọng chỉ là làm sao cho tư duy này dẫn đến những kết quả cần thiết, chứ không phải như ở Vladimir Ilich [Lenin]. Bản thân ý tưởng thì đúng thôi. Kết cục tư duy này đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, chính vì lý do này đấy.

Có bao nhiêu lối tư duy như thế: tự trị hóa, v.v. – người ta đã đặt quả bom nguyên tử dưới chân tòa nhà gọi là nước Nga, sau đó nó sụp đổ. Mà cách mạng thế giới khi đó chúng ta đâu có cần”.

Ông nội Tổng thống Putin là Spiridon Ivanovich Putin từng là người nấu bếp cho gia đình Lenin (gồm 4 người: Lenin, vợ ông Krupskaya, em gái và em trai Lenin là Maria và Dmitri) ở khu an dưỡng Gorki [Горки, không phải thành phố Горкий cũ], rồi cho cả Stalin ở đây. Ông mất năm 1965 ở tuổi 86.
ẢNH :
1.Ông nội Putin



Không có nhận xét nào