Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THẤY GÌ QUA CUỘC DIỄN TẬP CHỐNG KHỦNG BỐ Ở TP HCM?

THẤY GÌ QUA CUỘC DIỄN TẬP CHỐNG KHỦNG BỐ Ở TP HCM?  1. “Sáng 15.12, Chính quyền TP HCM tổ chức diễn tập xử lý tình huống an ninh trật ...

THẤY GÌ QUA CUỘC DIỄN TẬP CHỐNG KHỦNG BỐ Ở TP HCM? 

1. “Sáng 15.12, Chính quyền TP HCM tổ chức diễn tập xử lý tình huống an ninh trật tự trên địa bàn thành phố với sự tham gia của nhiều đơn vị như Công an TP.HCM, Bộ tư lệnh TP.HCM, UBND TP.HCM, Cảng quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết cuộc diễn tập sẽ xử lý 4 tình huống giả định.

Đầu tiên, các thành phần xấu lợi dụng không gian mạng để kích động, thành lập các tổ chức, hội nhóm để thông tin xuyên tạc, âm mưu kích động, gây rối an ninh trật tự trên địa bàn TP.

Thứ 2, các đối tượng tụ tập giăng băng rôn, biểu ngữ gây rối tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Thứ 3, các đối tượng tụ tập gây rối, diễu hành bằng hình thức đi xe máy, đi bộ tuần hành gây rối, bạo loạn trước trụ sở cơ quan lãnh sự để yêu sách về chính trị. 

Cuối cùng, một số đối tượng khủng bố lợi dụng tình hình phức tạp chiếm giữ trụ sở UBND Q.1 rồi bắt giữ cán bộ, nhân viên làm con tin; dùng hóa chất, chất nổ đe dọa khủng bố cơ quan nhà nước.

Ông Ngô Minh Châu, Phó chủ tịch UBND TP, Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố TP.HCM, cho biết năm 2019, tình hình an ninh thế giới phức tạp, nhiều vụ biểu tình quy mô lớn, đòi hỏi quyền lợi về dân sinh, dân chủ, môi trường, chính trị tại Hồng Kong, Pháp, Iran, Venezuela”(Thanhnien.vn,15/12/2019)2.

2. Việc tập luyện bảo đảm anh ninh là điều cần thiết, không phải bàn cãi. Nhưng cuộc diễn tập huy động đến 4000 người, tiến hành ngay trên đường phố TP HCM trước mắt người dân cho chúng ta rất nhiều băn khoăn.  

Một là, quy mô diễn tập cho thấy, đối tượng trấn áp không phải là khủng bố từ nước ngoài nhảy dù hay đổ bộ vào, mà đối tượng là người dân địa phương – là chính đồng bào mình. 

Hai là, tình hình ở nước ta đang bình thường, nhưng cuộc diễn tập chứng tỏ chính quyền TP HCM đang rất lo lắng về những cuộc biểu tình cấp độ lớn. Từ đó nhìn thấy chính quyền TP HCM đang bất an, sẽ khó hoan nghênh, hay chấp nhận những cuộc tuần hành ôn hoà của người dân. 

Ba là, không thế lực nào có thể huy động được hàng chục, hàng trăm ngàn, hàng triệu người biểu tình, nếu chính người biểu tình không tự nguyện. Cho nên phải tìm nguyên nhân và đối sách khác.

ĐÔI ĐIỀU ĐỀ XUẤT 

1. Cũng như các cuộc tập trận quân sự, những cuộc diễn tập đảm bảo an ninh không nên diễn tập trong lòng thành phố, trước mắt công chúng. Càng ít người biết càng tốt.

2. Ông Phạm Thế Duyệt, cựu Thường trực BCT đã nói trong chương trình thời sự  VTV1, 19h ngày 15/12/2019 rằng “  mất lòng tin chưa bao giờ như hiện nay”.

Như vậy có phải để mất lòng tin của dân nhiều quá mà đến phải sợ dân biểu tình, bạo loạn? 

Điều quan trọng là yên dân. Phải làm cho người dân tin yêu chính quyền qua các chính sách an dân, chứ không phải đe dọa và đối phó qua những cuộc diễn tập chống bạo loạn. Khi dân không yên mà dân quyết tâm bạo loạn thì không lực lượng nào chống lại được. 

3. Việc diễn tập là việc của bên đảm bảo an ninh, ông Nguyễn Thiện Nhân và chủ tịch UBND TP HCM nên sử dụng thời gian và trí tuệ cho việc khác cần thiết và lợi ích hơn. Ngồi quan sát diễn tập chống đồng bào mình biểu tình - là việc không nên bao giờ để xảy ra, và là điều đau xót không bao giờ muốn nhìn thấy.

4. Quyền biểu tình là quyền cơ bản của công dân được hiến định rõ trong Hiến Pháp. Phải sớm thông qua luật biểu tình. Đó chính là phương sách chống bạo loạn tốt nhất. 

5. Mục tiêu phải đối phó là lực lượng nước ngoài, chứ không phải người Việt.

Hãy nghĩ đến trường hợp lực lượng đặc biệt của nước ngoài nhảy dù xuống ban đêm bốc đi cả một cơ quan, mà sáng ra mới vỡ nhẽ.

Xin xem lại trường hợp lực lượng đặc nhiệm SEAL của Mỹ đột nhập sâu vào lãnh thổ Pakistan tiêu diệt Bin Laden (1/5/20011) chỉ trong vòng 40 phút mà chính quyền Pakistan không hay biết. Gần đây nữa là trường hợp tiêu diệt Baghdadi lãnh tụ IS tại Syria (27/10/2019) cũng chỉ trong khoảng 30 phút.

Trong khi đó, thì ở vụ tai nạn SU 30 MK2 ngày 14/6/2016, phi công Nguyễn Hữu Cường được tàu cá HT-20219TS của ông Phạm Văn Lệ cứu vớt vào khoảng 4h sáng ngày 15/6/2016, dùng điện thoại di động báo về cho vợ, báo cho quân đội. Mà mấy giờ sau hải quân  mới xác định được tọa độ, 13 giờ, tàu BP 34.98.01 Biên phòng Nghệ An mới đưa phi công Nguyễn Hữu Cường cập cảng hải đội 2. 

Nhắc lại vụ tai nạn máy bay SU 30 MK2 để thấy khả năng phản ứng của Việt Nam là vô cùng chậm. Diễn tập là để đối phó các trường hợp đột nhập của các cường quốc công nghệ cao, nhảy dù tiêu diệt cả một cụm mục tiêu có phòng ngự đến chân răng chỉ trong vòng 40 phút, bay sâu vào lãnh thổ hàng trăm km mà nước chủ nhà không biết. Đó mới là mục tiêu chính, chứ không phải nhằm vào những người dân tay không, hay trong tay chỉ có gạch đá.

Để tâm rằng Hà Nội cách biên giới không đến 150 km đừng bay!

Nguyễn Ngọc Chu











Không có nhận xét nào