THẾ GIỚI KHÔNG CÓ BẤT KỲ THỨ GÌ CÓ THỂ ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ. Ngay từ ngày xưa con người đã đặt ra vấn đề là "nghệ thuật vị nghệ thuật...
THẾ GIỚI KHÔNG CÓ BẤT KỲ THỨ GÌ CÓ THỂ ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ.
Ngay từ ngày xưa con người đã đặt ra vấn đề là "nghệ thuật vị nghệ thuật""thể thao vị thể thao" để tạo ra một thứ âm nhạc , hội họa , văn học hay bóng đá vì ve đẹp của chính nó mà không dính tới các toan tính của chính trị.
Nhưng đó là một niềm tin ngây thơ.
Bản thân người nhạc sĩ chỉ muốn sáng tác những bản nhạc như "Thiên thai" "Suối mơ" viết về các tiên nữ giáng trần, không đụng chạm tới ai. Nhưng nhạc sĩ cũng cần cơm để ăn, rượu để uống và gái đẹp để lấy cảm hứng. Nhạc sĩ cũng phải mong nhạc của mình đến với đa số người dân để bán kiếm tiền. Nhưng người dân không phải là khúc gỗ, đều là những kẻ đứng về một quan điểm chính trị ,ủng hộ một phe phái nào đó độc tài hay chống độc tài. Người nhạc sĩ do đó phải chọn một dòng chứ không thể để nước trôi. Do đó nhiều nhạc sĩ đi theo cộng sản, nhiều nhạc sĩ lại chọn khuynh hướng tự do ngôn luận, đa chiều.
Bóng đá cũng thể mà thôi.Bản thân các cầu thủ đá bóng cũng vì tiền. Nhưng các câu lạc bộ chủ quản, các đội tuyển quốc gia... đều nuôi cầu thủ vì mục đích chính trị. Do đó chỉ có những kẻ ngây thơ mới nghĩ bóng đá đứng ngoài chính trị, vì mục đích thể thao thuần túy.
Đảng cộng sản không bao giờ nuôi các đội bóng, các vận động viên thể thao mà không có mục đích. Tất cả cũng chỉ để cho chiếc ngai vàng quyền lực không thể lung lay, không thể chia sẻ với ai.
Đối với người dân các nước chậm tiến, họ không cần tư duy về lý trí, về các thiết chế chính trị mà chỉ cần cảm xúc . Sự thăng hoa của cảm xúc sẽ che mờ lý trí.Chỉ cần một kẻ biết làm thơ như Tố Hữu cũng đã dẫn dắt hàng triệu người vào con đường lầm lạc, làm bao nhiêu chàng trai cô gái phải từ bỏ tuổi thanh xuân tươi đẹp vào thiên đường mù để rồi hy sinh vô ích không phải cho dân tộc mà cho một đảng chính trị cầm quyền.
Trước niềm vui khi giành một chức vô địch trong trạng thái cảm xúc thăng hoa, người dân dễ tha thứ cho chính quyền tất cả mọi lỗi lầm, bỏ qua tất cả những tham nhũng, bất công ,thối nát và cả bán nước để rồi các cơ chế chính trị lỗi thời ấy vẫn cứ tồn tại mãi. Đó là mục đích chính trị của bóng đá .
Tuy nhiên bóng đá chỉ xấu khi là công cụ để các chế độ độc tài lợi dụng. Khi nó là một công cụ để quảng bá việc chống độc tài, tố cáo tội ác thì rất đáng được hoan nghênh.Đó là lý do vì sao luôn có các phút tưởng niệm các vụ thảm sát trước trận đấu hay các khẩu hiệu chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên áo các cầu thủ ghi bàn trước truyền thông.
Cầu thủ tiền vệ Mesut Ozil của Đức, đang chơi cho Arsenal (Anh Quốc) lên tiếng trên Twitter bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ đang bị cộng sản Trung Quốc giam giữ và bức hại tại trại giam Tân Cương, chỉ trích các quốc gia Hồi giáo khác im lặng một cách tàn nhẫn.
Mesut Ozil làm mất lòng hàng triệu cổ động viên Trung Quốc nhưng được lòng hàng tỷ người yêu tự do dân chủ trên khắp hành tinh.
Đáng tiếc là cổ động viên bóng đá Việt Nam chỉ cho thế giới thấy sự u mê của loài" bò đỏ " chứ chưa cho thấy sư thông minh của loài người. Chẳng hạn dùng bóng đá để cổ vũ cho lòng yêu nước ,yêu tự do , cảnh báo thảm họa mất nước như Mesut Ozil đã làm thì đó cũng là một ý tưởng không tồi.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào