THỂ THAO Ở CÁC NƯỚC DÂN CHỦ MỚI LÀ CÁC NỀN THỂ THAO CHÂN CHÍNH KHI XÂY NHÀ TỪ MÓNG. Kết quả của việc tập luyện thể thao đã được thể hiện r...
THỂ THAO Ở CÁC NƯỚC DÂN CHỦ MỚI LÀ CÁC NỀN THỂ THAO CHÂN CHÍNH KHI XÂY NHÀ TỪ MÓNG.
Kết quả của việc tập luyện thể thao đã được thể hiện rất rõ ở những quốc gia phát triển. Từ xuất phát điểm thấp bé, những người dân của xứ sở mặt trời mọc khiến mọi quốc gia phải thay đổi cái nhìn trước một thế hệ trẻ cao lớn, tài năng và đóng góp vô vàn phát minh vĩ đại cho nhân loại. Còn Mỹ luôn duy trì vị thế siêu cường trên mọi lĩnh vực và của “giấc mơ Mỹ” đã đưa quốc gia này trở thành miền đất hứa cho hầu hết du học sinh quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thể chất trong giáo dục, nhiều quốc gia tiên tiến đã hướng học sinh tham gia các trò chơi thể thao từ rất sớm. Nhật Bản là một trong những quốc gia như vậy.
Bên cạnh hoạt động học tập, vui chơi, các trường mầm non ở Nhật Bản luôn chú trọng đến việc phát triển thể chất cho trẻ. Các bé chưa đến 1 tuổi đã tham gia thi đấu thể thao, dù các em chỉ mới biết bò hoặc đi chập chững. Các bé mầm non nhỏ được tham gia lớp học nhảy, lứa tuổi lớn hơn sẽ tham gia đá bóng như vận động viên thực thụ.
Mỗi năm, học sinh Nhật Bản đều được tham gia ngày hội thể thao. Để tham gia ngày hội này, các bé phải tập luyện với cường độ cao và nghiêm túc với các môn như thể dục nhịp điệu, chạy, múa… Qua những hoạt động đó, các bé được rèn luyện tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sức chịu đựng, sự kiên trì, lòng tự tin và quan trọng là có sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt.
Trong đó, tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất là học sinh phải thể hiện được các kỹ năng vận động, kiểu chuyển động đa dạng; vận dụng lý thuyết về khái niệm, nguyên tắc, chiến lược, chiến thuật trong chuyển động và phương thức thực hiện. Bên cạnh đó, học sinh cũng phải thể hiện kiến thức và kỹ năng cần thiết để duy trì hoạt động thể dục thể thao ở cấp độ tăng cường sức khỏe. Từ những hoạt động thể chất này, học sinh sẽ có thái độ đúng mực với cá nhân và cộng đồng, biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh, cũng như tăng cường khả năng thể hiện bản thân và tương tác xã hội.
Trong suốt quá trình học tập từ nhỏ đến lớn, học sinh Mỹ được hướng đến sự phát triển một cách toàn diện, kết hợp giữa học và chơi. Thậm chí, để khuyến khích học sinh vận động, chính phủ còn ban hành chính sách tuyển thẳng vào đại học, miễn giảm học phí cho những em giỏi thể thao.
Mỹ thống trị Olympic nhờ thể thao học đường.
Các trường học đã giúp đoàn thể thao Mỹ đoạt hơn 80 huy chương tại Olympic London. Nổi bật nhất là Đại học Southern California (USC) với 24 huy chương các loại.
Trong đó có 12 HCV, nhiều hơn cả đoàn xếp thứ năm chung cuộc là Đức.
Đâu là bí quyết giúp Mỹ gặt hái thành công ở Olympic? Các chuyên gia thể thao và giới truyền thông quốc tế đã trả lời: “Thể thao học đường giúp Mỹ cất cánh!”. Nhận định này xuất phát từ thực tế hầu như ở đợt tranh tài Olympic nào, các VĐV thuộc các trường học cũng đều đóng góp hơn phân nửa số huy chương cho đoàn Mỹ. Theo thống kê của tờ Los Angeles Times (Mỹ), tính riêng ở Olympic London, các trường học đã đóng góp gần 80 huy chương cho đoàn Mỹ.
Nhiều nhất là USC với 41 VĐV tranh tài và đoạt 24 huy chương các loại (12 HCV, 9 HCB và 3 HCĐ). Ngoài ra, các trường như Cal & Stanford (16 huy chương), Washington (11 huy chương), California, Los Angeles (8 huy chương), Arizona (4 huy chương), Oregon (3 huy chương), ASU (Trường đại học bang Arizona, 2 huy chương)... Riêng Trường trung học Regis Jesuit (Colorado) chỉ với đại diện duy nhất là nữ kình ngư 17 tuổi Missy Franklin đã đóng góp đến 4 HCV và 1 HCB.
Nếu USC được đại diện thi đấu như một quốc gia, họ sẽ xếp thứ 11 trên bảng tổng sắp huy chương và đứng thứ năm nếu xét về số lượng HCV. Không riêng gì ở Olympic London, kể từ năm 1904 đến nay, USC đã cử tổng cộng 418 VĐV đại diện nước Mỹ tranh tài ở Olympic và đoạt 287 huy chương (135 HCV, 87 HCB và 65 HCĐ). Như vậy ở mỗi kỳ Olympic, họ đều đóng góp cho đoàn Mỹ tối thiểu 1 HCV.
Với thành tích đó, USC có thể đứng thứ 16 trên bảng tổng sắp huy chương Olympic từ trước đến nay và xếp hạng 12 nếu chỉ xét về số HCV. Vì vậy, USC còn được người hâm mộ Mỹ gọi là “ngôi nhà của những VĐV Olympic.
Không riêng gì Mỹ, đoàn thể thao Anh thành công cũng nhờ thể thao học đường khi có đến 60% trong tổng số 65 huy chương của họ được mang về từ các học sinh, sinh viên.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào