Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VAI TRÒ CỦA GIÁO SỸ THỪA SAI VÀ GIÁO DÂN VỚI VIỆC THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

VAI TRÒ CỦA GIÁO SỸ THỪA SAI VÀ GIÁO DÂN VỚI VIỆC THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM Đây là vấn đề rất nhạy cảm, nên mình đắn đo mãi trướ...

VAI TRÒ CỦA GIÁO SỸ THỪA SAI VÀ GIÁO DÂN VỚI VIỆC THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

Đây là vấn đề rất nhạy cảm, nên mình đắn đo mãi trước khi viết. Stt về tính 2 mặt của chế độ thực dân nhạy cảm 1 thì stt sẽ nhạy cảm gấp đôi. Vì nó vừa liên quan đến chế độ thực dân vừa liên quan đến mâu thuẫn tôn giáo. Stt trước mình viết để dò mìn xem thế nào, đúng như dự đoán, đây là vấn đề mà dân VN cũng bị nhồi sọ, chỉ có kiến thức 1 chiều.

Trước khi viết stt này, mình cũng cẩn thận tra cứu sách lịch sử chính thống của Viện Sử và của Đào Duy Anh thì thấy viết rất thiên lệch, hầu như ít nói chi tiết tới việc giết đạo, cấm đạo. 1 số sách LS phổ thông như VNSL cũng không có nhiều chi tiết. Đặc biệt, cuốn "Giáo sỹ thừa sai và chính sách thuộc địa của thực dân Pháp" của Cao Huy Thuần viết rất chi tiết, nhưng lại 1 chiều. Cuốn này là cẩm nang của anh em thiện lành và bò đỏ trong thời gian qua dùng để chửi Công giáo, giáo sỹ Alexandre De Rhodes và chữ quốc ngữ. Tất nhiên mình có tham khảo song song với các sách khác (tầm 10 cuốn với đủ góc nhìn). Vì thế mình có thể tự tin là có được góc nhìn đa chiều, không bị thiên lệch do thiếu tư liệu.

Cao Huy Thuần là 1 phật tử, ông tự nhận là đệ tử của Thích Trí Quang, tức là người chống Công giáo. Cuốn sách nói trên là luận văn TS của ông ở Pháp vào năm 69 (sau sự kiện Phật giáo năm 63). Đây là 1 công trình đồ sộ của ông về lịch sử thời Pháp thuộc, có rất nhiều thông tin, trích nguồn rất kỹ, đúng theo phong cách viết sử kiểu Tây. Tuy nhiên, khi đọc kỹ thì mình thấy ông Thuần viết khá là 1 chiều, không khách quan, lộ rõ tư tưởng chống Công giáo. Stt này của mình không nhằm mục đích phê bình toàn bộ cuốn sách, vì điều đó cần rất nhiều thời gian và công sức. Với khuôn khổ stt, mình chỉ chỉ ra những chỗ ông Thuần không viết đến, đây là cách viết 1 chiều rất khôn khéo của Cao Huy Thuần, nhưng lại khiến cho độc giả hiểu sai bản chất vấn đề. Đây là 1 luận án TS lịch sử ở ĐH Paris, nên nó phải rất công phu, chính vì sự công phu đó nên nó dễ thuyết phục độc giả.

Mình phải dùng tới 4 cuốn sách khác để đối chiếu để thấy các chỗ thiếu sót của ông Thuần, trong đó có 2 cuốn khác cũng là luận án TS lịch sử ở Pháp, xuất bản trước ông Thuần. 1 cuốn của nhà báo, sử gia nổi tiếng của Pháp về VN, ông Philippe Devillers. 1 cuốn viết về cuộc đời của TGM Puginier do 1 linh mục người Pháp viết. 

Cuốn được tham khảo nhiều nhất là cuốn "Hoạt động ngoại giao của Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam Kỳ" của linh mục Trương Bá Cần. Đây cũng là luận văn tiến sỹ lịch sử của ông tại ĐH Văn khoa Paris năm 1963 (có trước luận văn của ông Thuần-1969). Đặc biệt, LM Trương Bá Cần còn là 1 cha tuyên úy ở VNCH, thiên tả, từng bị chính quyền VNCH bỏ tù vì phản chiến. Sau 1975 đến khi chết-2009, ông là TBT nguyệt san Công giáo và Dân tộc. 

Mình phải viết điều này để anh em bò đỏ thấy rằng không phải vì LM Trương Bá Cần là người Công giáo mà viết thiên lệch. Bởi vì ông này có lập trường dân tộc, thiên tả, không phải người chống cộng. Hơn nữa, đây cũng là 1 luận án TS lịch sử tại Paris, nên nó phải có giá trị nhất định. Để phản biện 1 luận án TS LS thì không gì tốt hơn là dùng 1 luận án TS LS khác của 1 linh mục (rành Công giáo hơn Phật tử).

Lược sử việc truyền đạo và cấm đạo trước khi Pháp xâm lược

Như mọi người đã biết, việc truyền đạo vào VN không hề đơn giản. Những giáo sỹ đầu tiên đến VN là những cha người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, chứ không phải người Pháp. Ở các thuộc địa khác cũng như vậy, do 2 nước này là những nước thực dân đầu tiên, do họ có những nhà thám hiểm đầu tiên tìm ra châu Mỹ và đường biển sang châu Á. Các cha người TBN là đông hơn cả, do người TBN đã tìm ra Philippines để chiếm từ thế kỷ 16, vì thế họ tới VN từ rất sớm, từ thế kỷ 17.

Nổi bật nhất là 1 giáo sỹ người Pháp, thuộc dòng Tên Bồ Đào Nha là Alexandre De Rhodes. Sau khi Nhật cấm đạo và bế quan, các thừa sai Bồ Đào Nha từ Macao được lệnh chuyển hướng về An Nam, ông được cử tới Đàng Trong từ tháng 12/1624, sau đó ông ra Đàng Ngoài từ 1627-1630. Ông học tiếng Việt khá nhanh và quy đạo cho hàng ngàn người Việt, trong đó có cả quan lại và gia đình họ. Sự truyền đạo này khiến cho giới sư sãi và sủng thần của các chúa tức giận, do đạo Thiên chúa có quá nhiều khác biệt với đạo Phật và phong tục, tập quán của người Việt. Thế là nhanh chóng có sự truy bức và có những người tử vì đạo đầu tiên.

Năm 1630, A. D. Rhodes bị chúa Trịnh Tráng trục xuất khỏi Đàng Ngoài (ông có viết sách về Đàng Ngoài, có bản dịch tiếng Việt). Trở về Đàng Trong năm 1640, ông lại bị chúa Nguyễn trục xuất vào tháng 7/1645. Sau đó ông không bao giờ quay lại VN (Đại Việt) nữa. A. De Rhodes đã soạn được cuốn từ điển Việt - Bồ - La, là cống hiến lớn nhất cho việc hình thành chữ quốc ngữ của ông.

Quay về châu Âu, năm 1650, ông đã trình bày ở Rome về thành tựu trong việc truyền đạo ở An Nam và đề nghị giải phóng việc truyền đạo này ra khỏi người Bồ Đào Nha, thay vào đó là hướng sang sự bảo trợ của người Pháp.

A. De Rhodes đến Paris vào năm 1653 để vận động cho việc truyền giáo thông qua sự bảo trợ của người Pháp. Năm 1658, Rome tán thành kế hoạch của Rhodes lập ra 1 "Đoàn phương Đông". Hai người Pháp được bổ nhiệm làm Khâm mạng tòa thánh ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Năm 1660, Hội thừa sai Paris (SMEP) được thành lập với mục đích truyền giáo và đào tạo ở Xiêm và Đông Dương (sau này) các giáo sỹ bản xứ. Hội SMEP trực thuộc Rome nhưng phương tiện vật chất chủ yếu do Pháp cung cấp.

Ngay sau đó, công ty Đông Ấn Pháp được thành lập vào năm 1664, phụ trách việc thúc đẩy thương mại với Ấn Độ và các nước phương Đông. Họ là cặp bài trùng với các giáo sỹ thừa sai vì có trách nhiệm vận chuyển và trợ giúp các giáo sỹ. Lưu ý lúc đó còn có các công ty Đông Ấn Hà Lan (chiếm Indonesia) và Đông Ấn Anh (chiếm Ấn Độ và Malaysia). Xin nhớ là vào thời gian đầu, các công ty đó quản lý các thuộc địa nói trên chứ không phải là nhà nước Anh và Hà Lan. Nhưng công ty Đông Ấn Pháp ra đời muộn hơn nên lại không như thế. Nếu viết chi tiết con tằm đẻ ra tơ về câu chuyện này chắc cần 5 stt nữa!

Có lẽ vì việc quảng bá, giới thiệu xứ An Nam sang châu Âu và việc lập kế hoạch truyền giáo 1 cách bài bản cho người Pháp nên Rhodes bị các sử gia CS VN quy chụp cho cái tội là nguyên nhân dẫn tới việc thực dân Pháp xâm lược VN?!

Tuy nhiên, lúc đó kế hoạch của Rhodes mới chỉ là truyền giáo, mà điều đó cũng không hề dễ dàng, do việc cấm đạo, nên phải mất tới 200 năm sau thì người Pháp mới nổ súng đánh Đà Nẵng cùng với người TBN. Vì thế việc quy chụp nói trên chỉ là thuyết âm mưu dựa trên hậu quả để suy diễn ngược lại quá khứ. Đại khái giống như quy chụp Einstein là nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật.

Từ năm 1678, dưới sức ép của TBN, tòa Khâm mạng phải chia làm 2, phía Tây Đàng Ngoài do SMEP (Hội thừa sai Paris) cai quản, phía Đông Đàng Ngoài thì giao cho dòng Đa Minh (Dominique) trực thuộc Manila (các cha Tây Ban Nha ở Philippines). Đây là 1 đặc điểm dẫn đến sự truy bức giáo dân ở 2 dòng này là khác nhau. Xem chi tiết ở phần sau. Giáo dân dòng Thừa sai Paris bị thù hận hơn dòng Đa Minh.

Còn ở Đàng Trong, khâm mạng Tòa thánh là giáo sỹ Pigneau de Behaines (Bá Đa Lộc), năm 1771. Ông này là nhân vật nổi tiếng ở VN, bị sử gia CS căm ghét còn hơn cả A. De Rhodes, cũng bị cho là người giúp Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà! Thực ra không phải thế. Bá Đa Lộc là người sát cánh cùng Nguyễn Ánh trong việc khôi phục vương quyền. Ông đã giúp cho Nguyễn Ánh ký 1 hiệp ước quân sự với Pháp, với cái giá phải trả là đảo Côn Lôn (Côn Đảo) và việc tự do thông thương ở Đà Nẵng. Nhưng hiệp ước này không bao giờ được thực hiện do phía Pháp "lật kèo". Vì thế, Bá Đa Lộc chỉ còn có thể giúp Nguyễn Ánh giành thắng lợi trước Tây Sơn với vai trò cá nhân trong việc mộ quân, sắm tàu chiến và vũ khí, không liên quan gì đến nước Pháp.

Hội thừa sai Paris bị giải tán trong cách mạng Pháp và thời tổng tài. Năm 1820 mới tái lập.

Nguyễn Ánh là người thân thiện với Thiên chúa giáo và người Pháp, vì những lý do trên. Trong số các tướng lĩnh của ông còn có 1 số người Pháp. Nhưng họ chả liên quan gì đến chủ nghĩa thực dân sau này. Những người Pháp này đều xin hồi hương sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua. Thái tử Cảnh, con trưởng của Nguyễn Ánh, là con tin của Nguyễn Ánh trong tay Bá Đa Lộc, cũng thân thiện với Thiên chúa giáo, nhưng ông này chết sớm.

Người kế vị Gia Long là Minh Mạng thì lại căm ghét Thiên chúa giáo. Năm 1825, ông đã có đạo dụ chống lại các nhà truyền giáo. Minh Mạng không ưa Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định, là 1 cánh tay phải của Gia Long, người bảo trợ cho những người theo đạo.  

Sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, năm 1835, Minh Mạng càng khắc nghiệt hơn. Trong số tù binh bị bắt có 1 linh mục Pháp là Marchand (tên Việt là cố Du). Ông này bị Minh Mạng khép tội lăng trì, bêu đầu ở các tỉnh, xác bị xé ra.

Năm 1836, 1 đạo dụ khác ban hành: "Tất cả các thày tu người Âu, bắt được trên tàu TQ, đậu trong vương quốc sẽ bị tử hình. Tất cả các thầy tu người Âu bị bắt trong nội địa cũng bị tử hình". Đạo dụ này cũng phạt tử hình những ai che giấu tu sỹ mà không khai báo. Từ năm 1836-1840 nhiều linh mục Pháp và TBN bị tra tấn và hành quyết. Nhiều giáo dân An Nam cũng bị giết.

Thời Thiệu Trị, kế vị Minh Mạng, thì việc cấm đạo có giảm bớt nhưng theo luật lệ thì vẫn còn. Năm 1845, 1 linh mục bị bắt giam. Quân Pháp phái tàu chiến đến ĐN để đe dọa đòi người. Linh mục này được thả nhưng lại quay lại An Nam vào năm sau và bị kết án tử, sau đó trốn thoát...

Năm 1847, khi không còn người Pháp nào ở An Nam, tàu Pháp đã nổ súng bắn chìm 1 số tàu của An Nam để đe dọa khiến Thiệu Trị tức giận. Ngay sau đó, 1 đạo dụ khác quy định giá 1 cái đầu nhà truyền giáo là 30 lạng bạc và tử hình không cần xét xử tất cả những người Âu trên lãnh thổ.

Tự Đức, kế vị Thiệu Trị, lại càng ác cảm với Thiên chúa giáo với các đạo dụ khắc nghiệt hơn với Thiên chúa giáo. Đặc biệt là sau khi có kẻ nổi loạn là Tạ Văn Phụng, người này vốn là 1 giáo dân, khá thân thiết với các thừa sai.

Cùng với việc cấm đạo và cấm giao thương với người Pháp của Tự Đức. Giới giáo sỹ đề nghị Paris phải can thiệp quân sự để chống lại sự áp bức tôn giáo của nhà Nguyễn.

Pháp xâm lược Nam Kỳ

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã tấn công Đà Nẵng với lý do kể trên, nhưng không thành. Liên quân quay sang tấn công Gia Định và chiếm được thành này. Nhiều sách sử chính thống của VN quên mất vai trò của Tây Ban Nha. Lý khiến họ có mặt là do việc phân chia vùng ảnh hưởng ở Bắc Kỳ như đã viết bên trên và các cha của cả 2 quốc tịch bị bức hại. Hơn nữa, TBN có hạm đội ở Philippines, rất tiện để kéo tới Đà Nẵng.

Do thua trận, Tự Đức phải ký hiệp ước hòa bình 1862, phải "nhượng" 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp kèm với việc bồi thường chiến phí và điều khoản về việc tự do truyền đạo Thiên chúa.

Sách sử chính thống VN lờ đi chi tiết là hiệp ước này được thai nghén đến 4 năm (từ 1858) Tự Đức cũng không dễ khuất phục, nhất là điều khoản về tự do truyền đạo (điều 2) mãi mấy năm mới chịu chấp nhận. Có nghĩa là triều đình Huế rất ngoan cố với việc cấm đạo.

Sau khi đoàn sứ thần Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Ngụy Khắc Đản sang Pháp điều đình về việc chuộc lại 3 tỉnh miền Đông bất thành, người Pháp tiếp tục chiếm tiếp 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, với lý do là Huế đã dung túng quân nổi dậy chống Pháp (không thực hiện được hiệp ước hòa bình), khiến Phan Thanh Giản phải tự vẫn. Thực ra bản chất vấn đề là do Pháp đã bảo hộ được Campuchia không tốn 1 viên đạn, mà Campuchia và 3 tỉnh miền Đông lại không liền vào nhau được do cách biệt bởi 3 tỉnh miền Tây.

1 hiệp ước thứ 2 được ký năm 1874 Tự Đức nhượng nốt 3 tỉnh miền Tây cho Pháp cũng kèm theo điều khoản tự do truyền giáo vào không phân biệt đối xử với giáo dân.

Pháp chiếm HN

Sau khi thám hiểm sông Mekong để sang TQ không thành vì quá xa và hiểm trở. Người Pháp quay ra thám hiểm theo con sông Hồng để sang TQ và thấy con đường đó khả thi. 1 lái buôn Pháp thích phiêu lưu là Jean Dupuis đã đi thuyền sang TQ để buôn bán nhưng bị quan quân nhà Nguyễn chặn lại ở HN. Vụ này bị coi là nhà Nguyễn cấm giao thương. Nên trung úy Garnier đem quân ra HN và dễ dàng đánh úp được thành này với chỉ khoảng 1 đại đội lính. Nguyễn Tri Phương bị thương rồi tự vẫn. Đó là ngày 20/11/1873.

Sau đó Garnier bị quân Cờ Đen chém đầu. Qua thương thuyết, người Pháp quyết định trả lại thành HN và rút quân. Trận đánh trước đó chỉ mang tính cảnh cáo, chứ không phải để chiếm đóng HN. Nhưng việc quân Pháp tấn công và rút lui lại là vấn đề nghiêm trọng với giáo dân mà Giám mục Tây Bắc Kỳ là Puginier đã dự báo.

Văn Thân khởi nghĩa

Sau khi mất Nam Kỳ với 2 hiệp ước bất bình đẳng, giới sỹ phu ở Trung và Bắc Kỳ rất bất bình. 1 phần là do TCG có giáo lý trái với phong tục nên giới Nho sỹ bất bình. Họ cho rằng Tây là Đạo, Đạo là Tây, nên thù Tây là ghét Đạo.

Năm 1874 Nghệ An có 2 tú tài là Trần Tấn và Đặng Như Mai hội các văn thân trong hạt truyền hịch Bình Tây, sát tả, rồi kéo nhau đi đốt phá các làng theo đạo. Bình Tây thì không nổi, do quân Pháp quá mạnh, nên văn thân chủ yếu là sát tả (giết đạo). Triều đình phải đem quân đánh dẹp thì mới tạm yên. Nhưng phong trào này vẫn ngấm ngầm lan ra các tỉnh miền Trung và Bắc.

Văn thân Nam Định đốt nhiều làng Công giáo.  Harmand phải dốc toàn lực để đánh dẹp. Sau khi nghe tin Garnier chết, Văn Thân lại quay về đánh phá Nam Định và Ninh Bình. Đặc biệt là khi quân Pháp rút khỏi đây.

Giáo phận Tây Bắc Kỳ là vùng lõi bị Pháp chiếm nên bị đánh phá ác liệt nhất. Nhưng giáo phận Đa Minh Tây Ban Nha thì lại không bị văn thân tàn sát, do ít liên quan tới quân Pháp.

Giáo dân các nơi phải tổ chức tự vệ, đánh giết, báo thù các vùng dân lương. Số giáo dân thiệt mạng lên tới hàng ngàn. Chi tiết xem ảnh đính kèm.

Trái với tư liệu của Cao Huy Thuần, sách của Trương Bá Cần cho rằng người Pháp lúc đó lại không hề bao che cho giáo dân. Sách của linh mục Cần viết khá khách quan, 2 chiều, khi phân tích rõ lý do khiến Văn Thân sát tả cũng như việc giáo dân tự vệ quá khích. Ông cũng không ngần ngại cho thấy là các giáo sỹ thừa sai như Puginier và nhiều giáo dân tích cực giúp quân Pháp, cũng là để tự bảo vệ tính mạng mình. LM Trần Lục, được biết đến là người thiết kế nhà thờ đá Phát Diệm, cũng là người hợp tác chặt chẽ với người Pháp.

Trong giai đoạn này Giám mục Puginier là 1 nhân vật chính. Ông đã viết nhiều bức thư kêu gọi người Pháp tấn công. Đây là lý do khiến sử gia CS căm phẫn các giáo sỹ nói chung.

Khi có phong trào Cần Vương, Văn Thân lại nổi lên tiếp để hưởng ứng, lại tiếp diễn việc sát tả. Chỉ trong năm 1885, có khoảng 30 ngàn giáo dân đã bị giết. Số liệu cụ thể xem ảnh đính kèm. Nếu tính từ năm 1874, khi bắt đầu có Văn Thân thì tổng số người chết có thể gấp nhiều lần.

Tóm lại, việc giáo sỹ và giáo dân giúp đỡ, kêu gọi người Pháp xâm chiếm VN là có thật. Điển hình nhất là GM Puginier. Nhưng phải thấy là việc họ làm trước tiên là để tự vệ trước việc cấm đạo, sát đạo của triều đình, sau đó là Văn Thân. Rõ ràng, bảo vệ tính mạng mình luôn quan trọng hơn việc bảo vệ đất nước. Tất nhiên, đây cũng không phải là sự lựa chọn của 100% giáo dân. Chỉ những vùng mà họ bị đe dọa tính mạng, nơi tâm điểm của giao tranh, thì giáo dân hay lựa chọn việc theo Pháp. Còn 1 số nơi yên bình hơn, như vùng giáo phận Đa Minh, thì họ lại có cách cư xử khác.

Stt có liên quan, lý do Tự Đức để mất nước: VÌ SAO NHÀ NGUYỄN ĐỂ MẤT NƯỚC?

Hôm nọ có 1 bạn, hình như là SV, có hỏi ý kiến mình về vấn đề này. Sau khi trao đổi với bạn ấy, mình muốn tổng hợp lại nội dung để post lên đây để mọi người có thể thêm ý kiến.

Câu hỏi này quá kinh điển mà học sinh hay SV khoa Sử nào cũng phải thuộc lòng câu trả lời, đại khái thế này (theo sách GK chính thống bây giờ): 

Triều Nguyễn bạc nhược, chủ hòa, không được lòng dân, không chịu canh tân đất nước, quân đội thì lạc hậu, hèn yếu. Thực dân Pháp thì quyết tâm chiếm nước ta làm thuộc địa, đã cho các giáo sỹ đi thăm dò, biến giáo dân làm tay trong...

Quan điểm của mình thì khác, với góc nhìn rộng hơn, để so sánh với các nước trong khu vực đã bị chiếm và không bị chiếm. Đầu tiên là so sánh với Thái và Nhật là 2 nước châu Á không bị làm thuộc địa.

Thái, lúc đó gọi là Xiêm (Siam), có kinh tế và quân sự tương đối cân bằng với Đại Nam (tên nước ta vào thời Minh Mạng đến Bảo Đại). 2 nước giao chiến với nhau lần cuối là vào thời Thiệu Trị (ngay trước vua Tự Đức), để giành quyền bảo hộ Chân Lạp (Campuchia). Kết quả là 2 bên ký hòa ước sau khi Nguyễn Tri Phương đánh bại quân Xiêm, Chân Lạp đồng ý nhận sự bảo hộ của cả Xiêm và Đại Nam và 1/3 nước Chân Lạp vẫn bị sáp nhập vào Xiêm, còn 2/3 còn lại đã được Đại Nam cho tái lập nước Chân Lạp sau gần 10 năm bị sáp nhập.

Tuy nhiên, Xiêm lại không bị chiếm làm thuộc địa. Như vậy tiềm lực quân sự và kinh tế không phải là yếu tố quyết định mà là vấn đề ngoại giao. 

Xiêm lúc đó bị kẹp mặt Bắc và Nam bởi Malaysia và Miến Điện, đều là thuộc địa Anh, mặt Đông giáp Lào và Campuchia thì là thuộc địa Pháp. Anh và Pháp đều muốn chiếm nốt Xiêm. Vua Xiêm đã phải mở cửa giao thương với các cường quốc, bao gồm cả Anh, Pháp, Mỹ, Đức... Nhưng không phải chỉ có mở của mà thoát, họ cũng phải trả giá, cũng phải "bán nước" không khác gì vua Tự Đức đã cắt 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp để cầu hòa.

Trước mối đe dọa về chủ quyền từ hai cường quốc phương Tây vào những năm cuối của thế kỷ XIX, Xiêm đã buộc phải ký hoà ước năm 1907 đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ ở Lào và Campuchia và một khoản tiền lớn cho Pháp. Cái giá phải trả cho Anh cũng đắt tương tự, khi Xiêm buộc phải trả lại 4 tỉnh Kedah, Perlis, Kelantan và Trengganu cho Anh. Những hiệp ước này đã phần nào làm giảm áp lực của các cường quốc đối với chủ quyền của Xiêm và đảm bảo sự an toàn biên giới lãnh thổ của một quốc gia được quốc tế thừa nhận.

Tổng diện tích Xiêm phải cắt cho Anh và Pháp cũng không nhỏ hơn đất Nam Kỳ. Vậy sao vua Xiêm lại được coi là minh quân mà vua Tự Đức lại thành kẻ bán nước?

Sự khác biệt giữa Tự Đức và Rama III và Rama IV là mấy ông vua Thái đã chịu canh tân đất nước, còn vua Tự Đức thì không, nhưng đó không phải lý do quyết định, đã phân tích bên trên. 1 lý do mà ít ai nhắc đến, đó là sự may mắn là do Thái bị 4-5 cường quốc nhòm ngó, nên không nước nào muốn Thái thuộc về hẳn 1 nước. Thái năm cơ hội đó để đu dây về ngoại giao. Trong khi VN lúc đó chủ yếu bị Pháp nhòm ngó và nhà Thanh là nước bảo hộ lâu đời nhưng lại quá yếu so với Pháp. 

Tự Đức đã từng cử phái đoàn sang Pháp để đàm phán xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông nhưng không thành, sau đó cho người đi cầu viện Mỹ, Đức là những nước từng thắng trận trước Pháp, nhưng bị từ chối (do các nước này không quan tâm tới VN). Số phận đã buộc Tự Đức phải đi cầu viện nhà Thanh. Thực tế quân Thanh đã kéo sang đánh Pháp, cũng có 1 số trận thắng nhỏ. Quân Thanh từng kéo sang đóng khắp mấy tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang (Phủ Lạng Thương) và Bắc Ninh để đánh Pháp. Nhưng kết quả là quân Pháp đánh sang tận Quảng Đông và Đài Loan, khiến Thanh phải nhượng bộ để ký hiệp ước Pháp Thanh công nhận sự bảo hộ của Pháp ở VN. Như vậy Tự Đức không phải là không cố gắng bảo vệ nền độc lập, nhưng số phận không mỉm cười với Đại Nam như với Xiêm.

Sự không may mắn thứ 2 với Tự Đức đó là quân dân Đại Nam không thuần như quân dân Xiêm. Khi vua đã ký hòa ước nhưng quân dân Đại Nam lại vẫn kháng chiến,gây thiệt hại cho Pháp, khiến họ có cớ để tiếp tục gây chiến ở HN (chiếm Hn 2 lần) trong khi mục đích của họ chỉ là tìm đường ngược sông Hồng sang buôn bán ở TQ. Kể từ khi vua Tự Đức ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp thì quân dân VN chưa bao giờ ngưng chiến. Pháp sẽ quy trách nhiệm đó cho vua Nguyễn và quyết tâm bình định toàn bộ nước VN cho đến khi không còn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào. Trong khi đó, quân dân Xiêm lại tuân lệnh vua, không khởi nghĩa, thế nên Thái mới được hòa bình với Anh và Pháp cho dù vẫn bị mất đất.

Trường hợp của Nhật thì khác hẳn, Nhật chủ động canh tân đất nước, nhưng thời gian đầu cũng phải chịu nhục với Mỹ, bị Mỹ áp bức về thương mại, để học hỏi họ. Nhật không có tài nguyên, cũng không phải có vị trí then chốt trên con đường giao thương quốc tế như Malaysia, Thái Lan hay VN. Nhật canh tân từ sớm nên nhanh chóng tự cường để đi đánh nước khác và thoát bị chiếm vì có sức mạnh ngang hàng với các cường quốc châu Âu. Vì vậy so sánh VN với Nhật là khập khiễng, so với Thái sẽ gần giống hơn.

Tóm lại, vua Tự Đức và các vua nhà Nguyễn tiếp theo như Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh (ký hiệp ước cuối cùng với Pháp Patenotre, hoàn chỉnh việc xâm lược của thực dân Pháp) đã để mất nước vì các lý do là thiếu năng lực chủ động canh tân để quốc gia giàu mạnh, tự cường nhưng lý do cơ bản nhất vẫn là ngoại giao cứng nhắc khi giết cố đạo (gây bất hòa với Pháp), cản trở tự do thương mại với các nước phương Tây. Lý do thiếu may mắn thường ít được các sử gia nhắc đến. 

Quân dân VN với tinh thần dân tộc quá cao cũng là lý do cơ bản dẫn đến mất nước. Lý do đó khá oái oăm nhưng là thực tế, bởi vì có đánh nhau nữa thì cũng không thể thắng được Pháp, do tiềm lực quân sự chênh lệch quá lớn. Nếu đổ lỗi đó hoàn toàn cho nhà Nguyễn thì quá bất công vì dù sao so với khu vực thì Đại Nam lúc đó còn là hổ báo cáo chồn, trong khi VN bây giờ mới là yếu kém về kinh tế ngay cả trong khu vực. Hồi đó cả châu Á (trừ Nhật) là kém châu Âu, bị làm thuộc địa, chứ đâu phải mình Đại Nam. TQ còn bị 13 đại cường hấp diêm cơ mà. Ấn Độ cũng bị Anh xâm chiếm. May mà dân VN vẫn còn hiền lành chịu hàng Pháp đấy, không thì chắc dân VN bị xóa sổ gần như dân Maya bên châu Mỹ!

Biết bao giờ các sử gia VN mới có thể nhìn nhận khách quan về lý do mất nước?

Dương Quốc Chính




























Không có nhận xét nào