Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VAI TRÒ CỦA VIN TRONG VIỆC TẠO DỰNG HÌNH ẢNH ĐÔ THỊ

VAI TRÒ CỦA VIN TRONG VIỆC TẠO DỰNG HÌNH ẢNH ĐÔ THỊ Hôm qua, trong stt trước, có mấy người bảo là VIN đầu tư ở tỉnh nào thì cũng góp p...

VAI TRÒ CỦA VIN TRONG VIỆC TẠO DỰNG HÌNH ẢNH ĐÔ THỊ

Hôm qua, trong stt trước, có mấy người bảo là VIN đầu tư ở tỉnh nào thì cũng góp phần làm đẹp đô thị. Đại khái là VIN có công lớn về việc phát triển kiến trúc, đô thị...Vì tút kia dài rồi, cmt cũng quá nhiều, sợ loãng, nên mình khất sang tút này để phân tích cho rõ về kiến trúc của VIN và vai trò của VIN trong việc phát triển đô thị. Tút này không chỉ nhằm vào 1 mình VIN mà với đa số các chủ đầu tư khác nữa.

10 năm nay, do vấn đề luật lệ không được phép bán nền đất ở ở các đô thị lớn nữa, nên kiến trúc nhà ở xây mới hầu hết là ở các khu đô thị, khu dân cư mới phải theo 1 số mẫu giống nhau. Nhà dân tự xây chủ yếu chỉ còn ở các lô đất xây chen cũ.

Điều đó có cái hay là tạo nên sự đồng bộ. Nhưng nhược điểm là giết chết sự sáng tạo trong thiết kế nhà ở. Bởi vì kiến trúc mặt ngoài của các khu này hoàn toàn chỉ do chủ đầu tư quyết định, chủ nhà rất ít được can thiệp. Kiến trúc lúc này cũng giống như quần áo may sẵn, không còn may đo nữa. Khả năng tùy biến lúc đó chỉ còn là phần bên trong nhà mà thôi.

Như vậy, chính các chủ đầu tư là kẻ quyết định bộ mặt kiến trúc đô thị, trong đó VIN là 1 trong các chủ đầu tư lớn nhất, nên vai trò cũng thuộc loại lớn nhất trong việc tạo lập bộ mặt đô thị.

Đầu tiên phải nhắc đến câu nói của KTS hàng đầu thế giới Le Corbusier: "Không có KTS giỏi, chỉ có chủ nhà thông minh". Có nghĩa là, công trình kiến trúc đẹp hay xấu thì vai trò chính là ở chủ nhà, KTS chỉ là phụ. Sau mấy chục năm hành nghề, mình xác nhận điều này. Vì tác phẩm kiến trúc không phải bức tranh mà là căn nhà, chủ nhà quyết định việc chọn KTS thiết kế, chọn phương án thiết kế, chọn vật liệu xây dựng và hoàn thiện, KTS chỉ tư vấn thôi.

Những dự án đầu tiên của VIN đều là ở các lô đất trung tâm, có mật độ XD và độ cao lớn, tạo nên sự ngột ngạt và quá tải cho hạ tầng đô thị và xã hội. Nhiều dự án tạo nên các điểm tắc đường ở cửa ngõ. Dự án Giảng Võ còn gây bức xúc dư luận khi có tới 50 tầng ở vị trí rất chật chội.

Về kiến trúc chung cư của VIN, mình đã viết nhiều, đăng tạp chí Kiến trúc Việt Nam, là tạp chí chuyên ngành dạng hàn lâm của giới KTS VN. Tất nhiên bây giờ anh em search sẽ không ra đâu, vì bị xóa cả rồi, nhưng vẫn còn ở đâu đó trên thế giới mạng. Search từ khóa tên mình và tên tạp chí là ra. Viết thế để anh em ngoài nghề hiểu là chuyện này mình không phải chém gió phét lác, mà đã qua sự thẩm định của Ban biên tập, toàn GS TS tóc bạc, trán hói trong nghề!

Hai sản phẩm đầu tiên của VIN là Royal City và Times City là sản phẩm lỗi của anh Vượng. Căn hộ thiết kế rất tệ, bí, nhiều phòng ngủ bị tịt, không có cửa sổ. Mình phân tích chuyện này từ khi Royal City mới đang ép cọc, tầm 2011, lúc đó FB chưa phổ biến, chả mấy ai quan tâm. Kiến trúc mặt ngoài của 2 khu này cũng chả có gì đáng nói, khá thô, nói chung là không có giá trị kiến trúc gì đáng kể.

Sau "tai nạn" này, anh Vượng chỉ lặng lặng sửa sai chứ không nhận sai. Anh tặng phí dịch vụ cho cư dân 10 năm và không tự nuôi KTS thiết kế nữa, đồng thời rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo. 

Khu Park hill Time City và Central Park (Tân Cảng) đã có thiết kế mặt bằng mới, không còn phòng ngủ tịt nữa, nhưng cũng chỉ có chất lượng thiết kế ở mức trung bình. Về kiến trúc mặt ngoài khu Central Park khá hiện đại, kiến trúc không có gì ấn tượng, mang tính thực dụng thôi. Có lẽ vì thị hiếu của người miền Nam thích hiện đại nên kiến trúc khu đó không tệ. Nhưng mật độ XD và hệ số sử dụng đất (tổng diện tích sàn chia cho diện tích đất) quá cao, nên trông ngột ngạt như Hongkong.

Còn lại kiến trúc mặt ngoài của các dự án CC ở miền Bắc và đặc biệt là biệt thự và shophouse của VIN chỉ có 1 kiểu tân cổ điển, màu trắng, trải khắp tất cả các tỉnh, giống hệt nhau, loanh quanh khoảng 4-5 mẫu. Về mặt kinh tế, tính thực dụng, thì đúng là phải như thế, sẽ giảm được chi phí và thời gian để thiết kế và thi công. KTS thiết kế cho VIN thì làm việc giống robot, tính sáng tạo gần bằng không. Đổi lại, thiết kế sẽ rất nhanh, kiểu sản xuất công nghiệp.

Việc VIN giết chết sáng tạo của các KTS thiết kế cho họ cũng không quá nguy hiểm, vì số lượng KTS đó không đông. Điều nguy hiểm hơn là nó tạo nên bộ mặt đô thị vô hồn, lặp lại, thiếu sáng tạo, không còn tính thời đại (thế kỷ 21 mà sử dụng kiến trúc của mấy trăm năm trước). Sự khác biệt chỉ là thay cửa gỗ bằng cửa nhôm.

Nhưng theo mình, nguy hiểm hơn cả là VIN đã làm thay đổi thị hiếu của người dân Bắc. Nói thế cũng không hoàn toàn chính xác, bởi vì có sự tác động qua lại giữa thị hiếu của người dân và mẫu nhà của VIN.

Dân Bắc, nhất là quan Bắc, vốn bảo thủ, thích kiến trúc Pháp. Cho dù người Pháp lẽ ra còn phải ảnh hưởng tới miền Nam nhiều hơn do Nam Kỳ mới là thuộc địa Pháp.

Đa số dân VN không được giáo dục đầy đủ về nghệ thuật tạo hình, nên khả năng cảm thụ thẩm mỹ tạo hình là không cao. Tranh, tượng thì thường là dòng tả thực, cổ điển, thích bày bình lọ, tượng Quan Công, Phật, đồ Đồng Kỵ...chứ không ưa điêu khắc hiện đại. Không hiểu về điêu khắc hiện đại thì tất nhiên cũng khó cảm thụ kiến trúc, nội thất hiện đại.

Thế là VIN chạy theo thị hiếu của người dân bằng kiến trúc tân cổ điển. Đồng thời, do sự phổ biến và độ sang chảnh của các dự án Vinhomes, phong cách kiến trúc này thành dấu hiệu nhận biết cho kiến trúc nhà ở, nhất là biệt thự sang trọng. Kể cả các nhà ở riêng lẻ, được tự thiết kế, chủ nhà vẫn bị định hướng bởi lối kiến trúc này, do chả hiểu gì về nghệ thuật, nên thích bắt chước những thứ đã có tràn lan, giống như chạy theo mốt. Lý luận của họ rất buồn cười, xây nhà cổ thì không sợ bị lạc hậu, vì kiểu cách đã quá cũ, thì không thể cũ thêm nữa!

Mấy năm trước, Hội KTS đã phải lên tiếng khá nặng nề để phê phán lối kiến trúc này, chỉ trích trực tiếp chính trụ sở Bộ Tài chính. Nhưng giờ đây, phong cách kiến trúc này thậm chí còn tràn lan hơn nữa, Hội KTS cũng bất lực, KTS thì tặc lưỡi chạy theo thị hiếu của chủ đầu tư. Vai trò của các chủ đầu tư như VIN, FLC...là không nhỏ. 

Trước kia, khi không có mấy KTS, thì kiến trúc dân gian ở các địa phương còn có chút bản sắc vùng miền. Bây giờ, Vinhomes cả nước giống hệt nhau, không còn tính địa phương nữa, bất chấp khí hậu, lối sống.

Những hệ lụy kể trên mình thấy quá bế tắc, với cả Hội KTS, Bộ XD, vì không thể can thiệp. Ai có thể giáo dục thẩm mỹ cho anh Vượng, anh Quyết? Thẩm mỹ nào, luật lệ nào đè được tính thực dụng về kinh tế của các anh?

Trong 1 hoàn cảnh gần giống, hãng Apple đã có công lao vô cùng lớn để áp đặt phong cách thiết kế tối giản cho sản phẩm công nghệ của họ. Trước khi iPhone phổ biến, thiết kế điện thoại rất nhiều chi tiết. Nhưng kể từ khi có iPhone, iPad, Macbook, thiết kế của các hãng khác cũng chạy theo phong cách tối giản. Nếu được chọn, người Việt cũng sẽ chọn điện thoại có nhiều phào chỉ diêm dúa, mạ vàng. Nhưng các hãng công nghệ đã ép người dùng phải thích phong cách tối giản, vốn không gần gũi với sở thích của người Việt.

Ở tầm của VIN, anh Vượng hoàn toàn đã đủ khả năng áp đặt phong cách thiết kế khác, hiện đại hơn, cho kiến trúc của họ, rồi dần dần sẽ định hướng được thẩm mỹ cho người dân. Nhưng anh không làm. Chỉ có thể dự đoán là thẩm mỹ của chính anh cũng rất xôi thịt, trọc phú?

Hội KTS VN từng dám phê phán kiến trúc của Bộ Tài chính, 1 cơ quan quyền lực lớn, đưa vào trang đen của tạp chí Kiến trúc, nhưng cũng không dám phê phán kiến trúc của VIN! 

Như thường lệ, dự là có 1 số anh em bò VIN vào cmt là: "Mày đã được ở Vinhomes chưa mà đòi chê bai?". Anh trả lời trước cho cả lũ nhé, để bọn mày đỡ bi bô: "Thế chúng mày đã có tút ngàn like chưa mà đòi chê anh? Chúng mày có phải tự ăn cư't mới biết là không nên ăn cái đó không?"

Dương Quốc Chính









Không có nhận xét nào