Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN ( dành cho GV Ngữ văn)

VỀ ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN ( dành cho GV Ngữ văn) Tôi định không nói gì về đề thi văn HSG lớp 12 toàn quốc vừa diễn ra, vì có thể bị hiểu nhầ...

VỀ ĐỀ THI HSG MÔN NGỮ VĂN ( dành cho GV Ngữ văn)

Tôi định không nói gì về đề thi văn HSG lớp 12 toàn quốc vừa diễn ra, vì có thể bị hiểu nhầm, rằng “đẻ thì không đẻ toàn cục tác”; thậm chí còn bị coi là "ghen ăn tức ở". Nhưng sau thấy nhiều người khen, nên dành 1 buổi để xem và lại thấy cần có vài nhận xét về đề văn ấy.

1. Không có gì mới cả. Đề thi HSG mấy năm nay của Bộ GD có cấu trúc 2 câu: NLXH và NLVH. Đề thi năm nay vẫn thế. Câu 1, tuy lấy nhan đề cuốn sách của 1 doanh nhân Nhật dịch ra tiếng Việt, nhưng cái mà HS cần nghị luận vẫn là 1 vấn đề XH, chẳng cần đọc cuốn sách ấy vẫn làm tốt. Vấn đề nằm ngay trong nhan đề:“con đường thành công bằng sự tử tế”. Như thế có khác gì đề văn: có người cho rằng “có con đường thành công bằng sự tử tế”. Anh chị có suy nghĩ gì về ý kiến ấy. Nghĩa là hình thức mượn nhan đề cuốn sách có vẻ mới nhưng thực chất yêu cầu nghị luận thì chẳng có gì khác các năm trước cả. Còn nếu nói mới là do nội dung cụ thể liên quan đến “starup và sự tử tế” thì năm nào vấn đề nghị luận cụ thể chẳng mới.
Câu 2 NLVH cũng không có gì mới cả. Vấn đề nghị luận ở câu này chỉ là: liệu văn học có giúp con người giải toả được các áp lực trong đời sống tinh thần hiện nay? Với câu này HS phải vận dụng những hiểu biết về nhiệm vụ của nhà văn, về vai trò và chức năng văn học để lí giải vấn đề. Kiến thức lí luận văn học ở câu này chẳng có gì mới cả. Nếu có chăng là HS phải xác định được các áp lực trong đời sống tinh thần của con người trong xã hội hiện nay là những gì?(1 vấn đề XH). Từ đó vận dụng các kiến thức lí luận văn học vừa nêu để lí giải. Tóm lại, tôi thấy đề thi HSG năm nay không có gì sai, câu chữ chuẩn xác, nhưng bảo mới mẻ và rất hay thì không phải.

2. Đánh giá 1 đề thi cần căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của kì thi đó. Mục tiêu và yêu cầu thi HSG quốc gia là tìm ra được HSG Ngữ văn. Thế nào là 1 HSG Ngữ văn? Tôi nghĩ trước hết HS phải có năng lực văn học. Năng lực VH thể hiện ở: a) HS phải biết tiếp nhận, lí giải, cảm thụ, thưởng thức, đánh gía tác phẩm văn học…(năng lực đọc VBVH); b) HS phải tạo ra được bài văn nghị luận đúng và hay, có ý tưởng mới mẻ, độc đáo...(năng lực viết); c) Năng lực vận dụng các hiểu biết về đời sống, về lí luận VH và văn học sử để phân tích làm sáng tỏ 1 vấn đề.
Với đề thi năm nay, chúng ta chỉ có thể đánh giá được năng lực viết và năng lực vận dụng các hiểu biết để bàn luận về 1 vấn đề XH ( thành công bằng sự tử tế) và VH (vai trò của VH trong việc giải tỏa áp lực tinh thần). Còn yêu cầu đánh giá năng lực hiểu, cảm thụ, phân tích, nhận xét, thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học…thì bị bỏ qua. Với đề thi này, chúng ta sẽ thu được 1 loạt bài viết nêu lên nhan nhản các kiến thức lí luận văn học, có thể rất uyên bác nhưng không hiểu văn hay là gì. Sẽ rất khó đánh giá được năng lực tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học. 
Một năm thì còn được, năm nào cũng thế này thì có nên không?

HN ngày 29-12- 2019
ảnh: đề HSG Ngữ văn năm nay và năm ngoái.





Không có nhận xét nào