VIỆT NAM SAU 2020 RỒI SẼ THÀNH MỘT TÂN CƯƠNG THỨ HAI NHƯNG CÓ MẤY CẦU THỦ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM NÀO DÁM LÀM NHƯ MESUT ZIL ? Liên đoàn...
VIỆT NAM SAU 2020 RỒI SẼ THÀNH MỘT TÂN CƯƠNG THỨ HAI NHƯNG CÓ MẤY CẦU THỦ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM NÀO
DÁM LÀM NHƯ MESUT ZIL ?
Liên đoàn Nhà báo Điều tra Quốc tế (International Consortium of Investigative Journalists, ICIJ) có bằng chứng khẳng định hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, theo Hồi Giáo, nói tiếng Thổ, ở vùng tự trị Tân Cương, bị giam giữ trong các trại tập trung, mà Trung Quốc gọi là « trung tâm dạy nghề ».
Chỉ trong vòng hai tuần, hàng loạt tài liệu mật về chiến dịch trấn áp của chính quyền Bắc Kinh, được tổ chức quy mô nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, bị tiết lộ cho báo chí phương Tây : đợt đầu gồm 403 trang được New York Times đăng ngày 16/11/2019, đợt tiếp theo được Liên đoàn Nhà báo Điều tra Quốc tế cho phép 17 tòa báo trên thế giới đăng từ hôm 24/11.
Trong một phóng sự ngày 25/11, đài France 24 đã gặp bà Guibahar Jelilova, một người Duy Ngô Nhĩ, hiện sống ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Bị bắt vào tháng 05/2017, bà Jelilova phải sống trong trại 1 năm, 3 tháng và 10 ngày :
« Tôi kiệt sức trong thời gian bị giam giữ. Họ dẫn tôi vào một căn phòng có cửa thép dầy và nặng. Tiếng cửa kêu rất lớn mỗi khi họ mở. Căn phòng chỉ rộng khoảng 20 mét vuông, không có cửa sổ. Bên trong có khoảng 40 phụ nữ, một nửa trong số đó phải đứng, những người khác thì nằm sát nhau trên sàn. Chúng tôi phải mang xích ở cổ chân. Cứ mỗi tuần một lần, họ cho chúng tôi xem một đoạn video về Tập Cận Bình. Sau đó, họ bắt chúng tôi viết tự kiểm điểm. Họ muốn chắc rằng ý thức hệ của chúng tôi đã thay đổi và tiến bộ hơn ».
Sau khi những tài liệu này bị lộ, chính quyền Bắc Kinh khó lòng phủ nhận được sự tồn tại của hệ thống trại giam, cũng như bản chất của chiến dịch trấn áp được áp dụng từ 2-3 năm nay. Những tài liệu đó khẳng định rằng người Duy Ngô Nhĩ, cũng như một số cộng đồng thiểu số khác theo Hồi Giáo ở Tân Cương, bị theo dõi trên diện rộng. Để làm được việc này, Bắc Kinh đã sử dụng đại trà công nghệ mới « big data », nhằm theo dõi, lập danh sách và trấn áp toàn bộ dân cư.
Mesut Ozil, sinh năm 1988, là tuyển thủ Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ và đang chơi bóng cho câu lạc bộ Arsenal tại giải Ngoại Hạng Anh. Bình luận của Ozil trên Twitter hôm 13/12 đã gọi người Duy Ngô Nhĩ là “những chiến binh chống lại cuộc đàn áp” và chỉ trích cả sự đàn áp của Trung Quốc và sự im lặng của cộng đồng Hồi giáo.
“Tại Trung Quốc, Kinh Quran đã bị đốt, nhà thờ hồi giáo bị đóng cửa, các lớp học về giáo lý đạo hồi và các lớp hướng đạo Hồi giáo đã bị cấm, các học giả tôn giáo bị giết từng người một. Bất chấp tất cả điều này, Cộng đồng Hồi giáo vẫn im lặng,” Ozil viết.
“Họ không biết rằng đồng tình với bức hại chính là bức hại hay sao?” tiền vệ ngôi sao của Arsenal đặt câu hỏi.
Câu lạc bộ Arsenal đã nhanh chóng cố gắng tách biệt phát ngôn của Ozil với quan điểm của đội bóng. Nhưng phản ứng của họ vẫn không xoa dịu được làn sóng giận dữ trên mạng của cổ động viên Trung Quốc.
Phản ứng với bài đăng của Arsenal trên Weibo là hàng loạt bày tỏ giận dữ của cổ động viên Trung Quốc. Trong đó, một người đăng ảnh một chiếc áo thi đấu của Ozil bị cắt vụn bên cạnh một chiếc kéo và những người khác yêu cầu ngôi sao này phải bị trục xuất khỏi câu lạc bộ Arsenal.
Từ khóa nóng tiếng Trung “Ozil đưa ra tuyên bố không phù hợp” trở thành cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo vào sáng Chủ Nhật, trước đó vào chiều thứ Bảy chưa có kết quả tìm kiếm nào của cụm từ này.
Arsenal không phải là CLB thể thao đầu tiên đối mặt với sự thịnh nộ của các đài truyền hình và khán giả Trung Quốc do quan điểm chính trị của một thành viên trong đội.
Hồi tháng 10, một phản ứng dữ dội ở Trung Quốc đã bùng lên sau khi Daryl Morey (tổng giám đốc của CLB Houston Rockets thuộc giải bóng rổ nhà nghề Mỹ - NBA) đăng tweet ủng hộ những người biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông. Đáp lại, CCTV đã hủy việc phát sóng các trận của Houston Rockets tại Trung Quốc và các trận của CLB này cũng không có trên mạng của Tencent.
Và Ozil cũng không phải là người duy nhất lên tiếng chỉ trích vấn đề Tân Cương. Hồi đầu tháng 12, với số phiếu ủng hộ áp đảo 407 và chỉ có 1 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật Duy Ngô Nhĩ 2019, cho phép chính quyền Tổng thống Trump lên tiếng chỉ trích và phản ứng cứng rắn hơn trước hành động của Trung Quốc với người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương.
Dự luật trên đã nêu đích danh Bí thư Tỉnh ủy Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) và quy trách nhiệm ông này trong việc tạo ra các "trung tâm giam giữ người thiểu số Hồi giáo", đồng thời kêu gọi trừng phạt thêm các quan chức cấp cao của Trung Quốc chịu trách nhiệm về các hoạt động đối với người Hồi giáo ở Tân Cương.
Dương Hoài Linh
Không có nhận xét nào