Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BA TƯ VÀ VNCH

BA TƯ VÀ VNCH Ba Tư (Iran) giống VNCH vì đã từng là đồng minh mật thiết với Hoa Kỳ và cùng bị Hoa Kỳ bỏ rơi. VNCH bị Quốc Hội Hoa Kỳ c...

BA TƯ VÀ VNCH
Ba Tư (Iran) giống VNCH vì đã từng là đồng minh mật thiết với Hoa Kỳ và cùng bị Hoa Kỳ bỏ rơi. VNCH bị Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm quân viện nên sụp đổ còn Iran bị chính quyền Jimmy Carter ngừng yểm trợ nên nền quân chủ Shah cáo chung vào năm 1979.
Hoàng tử Mohammad Reza Shah của Iran lên ngôi hoàng đế năm 1941 dưới sự yểm trợ của Hoa Kỳ và Anh Quốc. Năm 1953 vua Shah bị Thủ Tướng Mohammad Mossadegh lật đổ để thay thế bằng một chính thể dân chủ bầu phiếu đầu tiên ở Iran. Tuy nhiên tình báo CIA của Mỹ và MI6 của Anh Quốc đã mau chóng giúp lật đổ Mohammad Mossadegh để phục hưng nền quân chủ của Shah Hoàng.
Hoàng đế Shah có liên hệ mât thiết với Hoa Kỳ đặc biệt là với Tổng Thống Richard Nixon vì có cùng một kẻ thù ý thức hệ Cộng Sản, Liên Bang Sô Viết ở biên giới phía bắc. 
Trong thời gian chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ giúp Iran xây dựng một binh lực hùng mạnh xếp hàng thứ 5 thế giới. Khi ấy Iran rất giàu có vì kỹ nghệ xuất cảng dầu hỏa đang phát triển nên có ngân sách mua võ khí tối tân của Hoa Kỳ. Nhiều sỹ quan và phi công Quân Đội Hoàng Gia Iran được gởi đi du học ở Mỹ giống sỹ quan VNCH lúc trước.

Năm 1972 Không Lực Hoàng Gia Iran mua 80 chiến đấu cơ F-14 Tomcat tối tân nhứt của Hoa Kỳ vào thời ấy. Mỗi chiếc trị giá 38 triệu đô la. Vì sự quan hệ đồng minh mật thiết với Hoa Kỳ nên Iran là quốc gia duy nhứt được chính quyền Nixon bán bửu bối F-14. Sau khi triều đình Shah sụp đổ năm 1979, quân đội “cách mạng” Iran sử dụng F-14 trong cuộc chiến với Iraq năm 1980 và đã bắn rớt 160 máy bay của Iraq do Liên Xô chế tạo, đổi lại chỉ mất 12 chiếc F-14.

Một phi công Iran tên Jalil Zandi thuộc loại “ace” xuất sắc đã phá kỷ lục trong lịch sử của F-14 Tomcat là bắn hạ 11 chiếc MIG của Không Lực Iraq. 

Năm 1971 chính quyền Nixon đã bán cho Iran 202 trực thăng tấn công Cobra AH-1J hai động cơ, trong đó có 60 chiếc trang bị hỏa tiễn chống chiến xa TOW đã gây thương vong lớn lao cho các đơn vị thiết giáp của Iraq. 

Trong cuộc chiến với Iraq, phi công trực thăng Cobra của Iran đã không chiến bắn rớt nhiều trực thăng võ trang MI-24 của Không Lực Iraq. Đặc biệt trong lịch sử không chiến thế giới, trực thăng Cobra của Iran đã bắn rớt 3 chiến đấu cơ siêu âm MIG-21 bằng đại bác liên thanh 3 nòng 20 mm.

Về đối nội Vua Shah theo đuổi chính sách canh tân đất nước theo mô hình Âu Mỹ như lân bang Jordan. Tuy Iran theo chính thể quân vương nhưng quốc dân được tự do sống theo nền văn minh Tây phương và nền kinh tế thị trường, tư bản chủ nghĩa.

Vì muốn xây dựng đất nước mình văn minh như Âu Mỹ nên Shah Hoàng đã phải đối diện với mầm mống chống đối mỗi ngày lớn mạnh. Đó là các thành phần cánh tả thiên Cộng Mác-Xít và lực lượng Hồi Giáo cực đoan. Hai lực lượng nòng cốt này hợp tác với nhau hình thành cuộc cách mạng nổi dậy lật đổ chế độ quân chủ Iran 1979. 

Một trong những lãnh tụ của cách mạng Hồi Giáo Iran là “cha già dân tộc” Giáo Chủ Ruhollah Khomeini.

Năm 1963 Vua Shah cho phát động chương trình Tây hóa gọi là “Cuộc Cách Mạng Trắng” (White Revolution). Trong đó có sáu điểm đã làm các học giả Hồi Giáo điên tiết phẫn nộ như: Cho phép phụ nữ đi bầu, cho phép người không theo đạo Hồi ra tham chính, bài trừ nạn mù chữ, chia sẻ lợi nhuận trong kinh doanh v.v.. Họ cho rằng Cuộc Cách Mạng Trắng của Vua Shah đe dọa trầm trọng đến thành trì Hồi Giáo “ưu việt”.

Giáo chủ Ruhollah Khomeini cực lực chống lại các chiến dịch này. Lão bắt đầu công khai sách động chống chính quyền và phong trào chống đối lớn dần. Khomeini bị bắt nhiều lần. Mỗi lần chính quyền Shah bắt lão là đám Hồi Giáo cuồng tín xuống đường bạo động. Có lúc 400 người bị giết.

Tháng 10 năm 1964 Ruhollah Khomeini bị bắt nữa và lần này lão được giải giao tới Thủ Tướng Hasan Ali Mansur. Ngài Thủ Tướng thuyết phục Khomeini thôi không chống đối nữa và hãy xin lỗi chính quyền thì sẽ được bỏ qua hết. Khomeini rất cứng đầu không xin lỗi rồi lời qua tiếng lại làm Thủ Tướng Hasan Ali Mansur giận quá mất khôn. Ông ta bợp tai Giáo Chủ Ruhollah Khomeini. Hai ngày sau Thủ Tướng Mansur bị ám sát chết. 

Sau khi Thủ Tướng Hasan Ali Mansur bị giết, chính quyền Shah xử tử mấy can phạm rồi đày “cha già dân tộc” Ruhollah Khomeini đi lưu vong qua Iraq 14 năm. Tại Iraq chứng nào tật nấy Ruhollah Khomeini bắt đầu quậy phá sách động quần chúng làm “cách mệnh”. 

Năm 1978 Phó Tổng Thống đương thời của Iraq là hung thần Saddam Hussein chịu hết nổi sự quấy nhiễu của Khomeini trên đất nước mình nên tính xuống tay giết ngài Giáo Chủ. Nhưng Shah Hoàng can ngăn yêu cầu đừng giết vì lòng nhân đạo. Saddam trục xuất Ruhollah Khomeini lưu vong qua Pháp.

Tại Pháp ngài Giáo Chủ Ruhollah Khomeini được báo chí thiên tả đón tiếp nồng hậu. Ruhollah Khomeini bắt chước bác Hồ ca bài con cá là mình đấu tranh chống lại chế độ độc tài áp bức Shah Hoàng để xây dựng một nền dân chủ cho dân tộc Iran. Trong số đông báo giới có ác cảm với “ngụy quyền Shah, tay sai của đế quốc Mỹ” là BBC.

Năm 1974 TT Nixon bạn của Vua Mohammad Reza Shah từ chức vì vụ nghe lén Watergate. Jimmy Carter của đảng Dân Chủ đắc cử lên làm tổng thống vào năm 1977. 

TT Carter không thích Shah Hoàng vì Carter tin vào lời đường mật của Giáo Chủ Ruhollah Khomeini là đấu tranh vì tự do dân chủ. Chính quyền Jimmy Carter đã từ chối bán cho Iran các đồ nghề chống biểu tình như lựu đạn cay, mặt nạ, khiên v.v.. Có tài liệu ghi TT Carter đã giúp Ruhollah Khomeini hồi hương để lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ Shah Hoàng.

Một số phân tích gia cho rằng nền kinh tế của Iran vào thập niên 70 có mức GDP tăng trưởng có lúc gần 15% vì kỹ nghệ bán dầu hỏa của Iran phát triển mạnh nên trở thành mối đe dọa cho các cường quốc và lân bang vì sự cạnh tranh. 

Một số phân tích khác cho rằng trong một cuộc phỏng vấn với ký giả Mike Wallace năm 1974, Vua Shah đã công khai chỉ trích các thế lực Do Thái đang khuynh đảo chính trường Hoa Kỳ. Vì thế Do Thái trả đũa, “vận động hành lang” (lobby) với chính giới Mỹ để triệt tiêu chính quyền Shah. 

Cũng ghi chú thêm là CIA Mỹ và tình báo Mossad của Do Thái có công giúp xây dựng cơ quan mật vụ SAVAK cho chính quyền Shah lúc ban đầu. Và công bằng mà phê bình thì TT Jimmy Carter là một trong những vị tổng thống đạo đức ít bị tai tiếng và đã có lòng nhân đạo khi ông ra lịnh Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ vớt tất cả thuyền nhân Việt Nam trên biển Đông Hải.

Tuy nhiên TT Jimmy Carter không có chính sách đối ngoại cứng rắn và đã rất tiêu cực bất lực khi Liên Xô xâm lược Afghanistan năm 1979, để Liên Xô nhuộm đỏ Trung và Nam Châu Mỹ La Tinh, Phi Châu v.v.

Số phận của Shah Hoàng đã được an bài khi giáo chủ Ruhollah Khomeini được chính quyền Jimmy Carter bật đèn xanh để trở về lãnh đạo cuộc cách mạng lật đổ thể chế quân chủ “độc tài” và xây dựng một nền “dân chủ”.

Các cuộc biểu tình dấy lên dữ dội khi Ruhollah Khomeini trở lại quê nhà vào năm 1978. Vua Shah không có dụng cụ để kềm chế đám đông bạo động vì cấm vận của chính quyền Jimmy Carter. Quân đội Hoàng Gia Iran được tung ra trấn áp người biểu tình bạo động với súng trường tấn công G-3 của Tây Đức chỉ để hù dọa vì không được phát đạn. Rồi họ được lịnh rút về căn cứ để mặc cho người biểu tình chiếm lần lần các cơ sở của chính quyền.

Vua Shah đã không có những quyết định dứt khoát sắt máu để kềm chế người biểu tình vì lòng nhân đạo. Ông sa thải các chỉ huy trưởng quân đội và cảnh sát thuộc khuynh hướng cực hữu để hy vọng phe “cách mạng” Ruhollah Khomeini chịu ngồi vào đàm phán cho giải pháp ôn hòa và nhà vua hứa hẹn sẽ có nhiều nhượng bộ. Nhưng ông chỉ tạo thêm hình ảnh yếu thế của hoàng gia và Ruhollah Khomeini thừa thắng xông lên.

Có hai vị tướng lãnh của Vua Shah phản bội theo quân “cách mạng”. Các kho súng được mở tung ra cho người biểu tình ùa vào chôm. Giống các ông 30 ở Việt Nam, thiếu niên tuổi “teen” chôm súng máy G-3 ra bắn nhau với quân chính phủ. Có kho súng chứa 50 ngàn khẩu súng liên thanh đã bị đám đông hốt trọn. 

Trong một cuộc xung đột võ trang giữa người biểu tình và quân đội hoàng gia. Có khoảng 80 người biểu tình và 30 binh sỹ thiệt mạng. Nhà vua kinh hoàng trước con số thương vong và ra lịnh quân đội không được chạm trán với quần chúng nữa. 

Chế độ quân vương Mohammad Reza Shah sụp đổ vì Shah Hoàng từ chối không đàn áp thẳng tay tiêu diệt phe đối lập và vì bị chính quyền Hoa Kỳ trói tay rồi bỏ rơi. Vua Shah rời Iran đi lưu vong, chấm dứt một thời hoàng kim của Iran.

Coi lại cuốn phim phỏng vấn của nhà báo Mỹ Mike Wallace dành cho Vua Shah đang tại vị vào năm 1974 và 1976 mà không khỏi ngậm ngùi vì cách nói của ông cay đắng như những lời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước khi miền Nam bị Cộng Sản thôn tính. Nhưng Vua Shah đi sâu hơn vào sự thối nát của chính trường Hoa Kỳ.

Shah Hoàng nói thế lực Do Thái đã lũng đoạn khuynh loát báo chí, ngân hàng, các nguồn tài chánh và họ lèo lái chính quyền Hoa Kỳ đi theo khuynh hướng có lợi cho Do Thái. Và họ rất mạnh.

Vua Shah còn nói thêm trong cuộc phỏng vấn vào năm 1976 là sự thối nát ở guồng máy (cầm quyền) Hoa Kỳ từ dưới thấp lên thượng tầng. Điều đó không ngoa, vì hệ thống “vận động hành lang” rất tinh vi và quy mô của các phe nhóm lợi ích tung tiền mua ảnh hưởng các ứng cử viên tổng thống và quốc hội v.v. làm theo ý họ. 

Ở đoạn cuối phỏng vấn với Wallace, sự từ tốn lịch thiệp của Vua Shah vẫn không che mờ cái dứt khoát lạnh lùng của nhà vua đối với người Cộng Sản. Wallace tố cáo: “Có ba người bất đồng chính kiến bị chính quyền của ngài bắt và đang chờ án tử hình”. Vua Shah đính chánh: “Còn sáu người nữa đang đợi bị bắn. Họ là Mác-Xít. Tôi có thể tha thứ những người muốn giết tôi, muốn bắt cóc vợ và con tôi. Nhưng tôi không thể tha những người phản bội lại đất nước của tôi”.

TT Donald Trump thường hô hào xả đầm lầy (drain the swamp) ở Washington DC. Nhưng rất khó vì thế lực của người Do Thái vẫn còn đó và họ chỉ muốn Hoa Kỳ làm những điều có lợi cho họ hơn là cho nước Mỹ và người Mỹ. Đầm lầy vẫn còn đó, chỉ thay nước mới mà thôi. 

Đừng quên các thế lực báo chí cánh tả của người Do Thái ở Mỹ chưa bao giờ hổ trợ cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa Cộng Sản của quân dân miền Nam trước 1975. Rất dễ hiểu vì người Mỹ gốc Do Thái muốn tài nguyên và nhân lực của Hoa Kỳ dồn về Trung Đông để bảo vệ quê hương của họ. Có khác gì hơn khi một số người Việt muốn Hoa Kỳ bỏ rơi các đồng minh của Mỹ ở Trung Đông để dồn tiềm năng kinh tế và quân sự về biển đông Á Châu.

Và cuộc cách mạng “dân chủ” của Giáo Chủ Ruhollah Khomeini đã thành công năm 1979. Sau khi lên ngôi độc tài, Ruhollah Khomeini đã giết sạch hết đám thiên tả thân Cộng, giết sạch hết các đảng phái đối lập khác. Hàng ngàn tướng tá binh sỹ hoàng gia Iran và người chống đối chính kiến đã bị xử bắn hay treo cổ như thời trung cổ. Giống y hệt Cộng Sản Bắc Việt đã vắt chanh bỏ vỏ, đá đít, cho ra rìa đám Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và các “thành phần thứ ba” ngu dốt dại khờ nhưng hữu ích.

Dân tộc Việt Nam và Iran có cùng một cảnh ngộ. Cùng có một loại “cha già dân tộc” lừa đảo và tàn ác. Có cùng một đồng minh bất lực bị các nhóm lợi ích vận động khuynh đảo. Bị cùng một đám báo chí bất lương nói xấu và không bao giờ biết hối lỗi. Và chính quyền Jimmy Carter phải chịu một phần trách nhiệm cho những gì xảy ra ở Iran ngày hôm nay. Sau cùng, Vua Shah cho chúng ta một bài học nhân nhượng với kẻ thù sẽ đưa dân tộc của mình xuống vực thẳm.

Bong Lau
Vua Mohammad Reza Shah của Iran lên ngôi năm 1941 và thoái vị đi lưu vong năm 1979.

Giáo Chủ Ruhollah Khomeini lãnh đạo cuộc cách mạng Hồi Giáo lật đổ chế độ quân chủ Shah Hoàng năm 1979.

Giáo chủ Ruhollah Khomeini đi lưu vong bên Iraq bị Saddam Hussen trục xuất qua Pháp năm 1978. Ruhollah Khomeini được báo chí Tây phương đón tiếp nồng hậu và tin vào cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ của ông là có thiệt.

Sau khi cuộc cách mạng Hồi Giáo thành công. Các tướng lãnh của Shah Hoàng bị xử bắn và tạm yên nghỉ trong tủ lạnh.

Những người "phản động" bất đồng chính kiến với nhà nước Hồi Giáo Ruhollah Khomeini thì được cho ăn kẹo đồng. Nền dân chủ đã không lên ngôi như lời hứa.

Số phận của những người Iran yêu nước dám chống lại Giáo Chủ Ruhollah Khomeini.

Phi công Jalil Zandi của Iran do Hoa Kỳ huấn luyện đã lái F-14 bắn rớt 11 chiến đấu cơ của Không Lực Iraq. Phá kỷ lục thế giới.

Không Lực Hoàng Gia Iran mua của Hoa Kỳ 202 trực thăng võ trang Cobra AH-1J năm 1971.



Không có nhận xét nào