BĂNG ĐẢNG WHO Cuối cùng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phải đưa ra các hướng dẫn xung quanh các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng...
BĂNG ĐẢNG WHO
Cuối cùng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phải đưa ra các hướng dẫn xung quanh các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (PHEIC). Và đây là Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Các tuyên bố PHEIC trước đây đã được dành riêng cho dịch bệnh ở các quốc gia có thu nhập từ trung bình đến thấp như Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea và Uganda vì hai vụ dịch Ebola riêng biệt, Brazil và các quốc gia Mỹ Latinh khác có virus Zika, sự trở lại của bệnh bại liệt như Syria và Afghanistan bị chiến tranh tàn phá, và đại dịch cúm lợn toàn cầu năm 2009 bắt đầu ở Mexico.
Trung Quốc có thể không cần trợ giúp tài chính giống như các quốc gia trước đây đã chịu cảnh báo PHEIC. Tuy nhiên, cảnh báo biểu thị rằng căn bệnh đã vượt quá tầm kiểm soát của một chính phủ. Loại tuyên bố đáng báo động này sẽ đi trái ngược hoàn toàn với các phương thức thường được sử dụng bởi các quan chức Trung Quốc, những người được sử dụng để kiểm soát chặt chẽ thông tin được truyền đi ở trong và ngoài nước.
WHO đã từng bị chỉ trích vì không hành động đủ nhanh để tuyên bố PHEIC ở Tây Phi bởi dịch Ebola vào năm 2014, vì sợ rằng nó sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của các quốc gia bị ảnh hưởng, bao gồm Guinea. Trong một cuộc phỏng vấn với, người đứng đầu cơ quan kiểm soát các dịch bệnh tại WHO, Sylvie Briand, đã bảo vệ hành động này :
“Nói chung, những gì tôi thấy là đối với các nước đang phát triển, đó là một lệnh tử hình (PHEIC) mà bạn đang ký”- Briand nói.
Các định chế quốc tế như WHO và các tổ chức khác của LHQ đã để cho trò chơi chính trị thao túng những quyết định của mình, và, người chơi càng lớn thì áp lực càng mạnh. Ông Tedros Adhanom, cựu bộ trưởng Y tế của Ethiopia, một quốc gia tham nhũng phụ thuộc vào Trung cộng đã được Bắc Kinh ủng hộ nắm chức Tổng giám đốc của WHO.
Những ảnh hưởng về kinh tế sau những thảm họa thế này luôn có nhiều kịch bản được dự đoán nhưng nó thường sai, sự phục hồi của những quốc gia sau thảm họa thường nhanh hơn, thậm chí còn mạnh mẽ hơn như Hồng Kông sau đại dịch SARS. Nhưng lần này là Trung Quốc, điều mà thế giới chưa bao giờ đối mặt.
Mark Humphrey-Jenner, giáo sư tài chính tại Đại học South Wales, nói rằng tác động vật chất của cảnh báo khẩn cấp toàn cầu sẽ là tối thiểu, nhưng tác động tinh tế hơn sẽ là những gì nó thể hiện.
Trong trường hợp cảnh báo sức khỏe toàn cầu của WHO, sẽ không áp đặt các nghĩa vụ đối với các quốc gia hạn chế du lịch đến Trung Quốc.
Sau đại dịch sốt lợn năm 2009 bắt nguồn từ Mexico, các hãng vận tải bao gồm United Airlines ở Mỹ và Thomas Cook ở Anh chỉ giảm các chuyến bay tới Mexico.
Vào năm 2014, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã bị Đảng Dân chủ của mình chỉ trích vì không cấm các chuyến bay đến Tây Phi khi đại dịch Ebola bùng phát.
Nhưng lần này thì khác, hầu như tất cả quốc gia đã ngừng các chuyến bay đến TQ, thậm chí đóng cửa biên giới.
Có thể điều này một phần do tác động tâm lý khi một chính phủ với một quyết định khinh khủng bất chất tất cả các quy tắc về nhân quyền bỏ tù 60 triệu dân của mình trong vùng dịch bệnh và từ chối mọi sự giúp đỡ từ bên ngoài.
Cùng với sự che giấu thông tin, nó cũng làm nảy sinh những “thuyết âm mưu” khi cho rằng sự xuất hiện của Coronavirus không phải là ngẫu nhiên.
Việc ông Tổng giám đốc WHO chậm trễ thông báo tình trạng khẩn cấp vì tin rằng chính phủ TQ sẽ dập tắt dịch bệnh bằng “các cam kết chính trị” cho thấy tổ chức này đã bị băng đảng hóa.
Nhưng sau thảm họa, nhân loại cũng thấy rằng, trật tự thế giới phải được thay đổi, một bộ Quy tắc ứng xử mới giữa các quốc gia cần phải được xây dựng và theo nguyện vọng của nhân dân. Cái tổ chức đã bị tha hóa như LHQ cần phải giải tán.
Ngay cả ở VN, mặc dù chính phủ đã ký vô số những Công ước về Nhân quyền với LHQ, nhưng nhân dân vẫn bị đàn áp, nhân quyền vẫn bị vi phạm, và, LHQ vẫn làm ngơ ngoài việc tuyên bố “quan ngại”.
Ngô Nhật Đăng
Không có nhận xét nào