BÁO ĐỜI SỐNG & PHÁP LUẬT: TRÁO TRỞ, LƯU MANH, GẮP LỬA BỎ TAY NGƯỜI Cá nhân tôi, từ khi bị báo chí bôi nhọ một lần, tôi đã thề khô...
BÁO ĐỜI SỐNG & PHÁP LUẬT: TRÁO TRỞ, LƯU MANH, GẮP LỬA BỎ TAY NGƯỜI
Cá nhân tôi, từ khi bị báo chí bôi nhọ một lần, tôi đã thề không dây với báo chí. Nhưng trách nhiệm của một trí thức, công dân, những tờ báo lợi dụng quyền lực thông tin áp bức dân đen, đăng tin sai sự thật gây nhiễu loạn xã hội dẫn đến ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì phải lên tiếng.
Bài này dành riêng cho báo Đời sống & Pháp luật, cơ quan ngôn luận của Hội Luật gia Việt Nam.
Đêm qua, báo này đăng tin Facebooker Chu Mộng Long đã cố tình “Đăng tin giả bôi nhọ cơ quan báo chí và xúc phạm vong linh các chiến sĩ công an hy sinh vì nhiệm vụ, cần xử lý nghiêm”.
Sự thât, khi dùng những hình ảnh được chia sẻ lan tràn trên mạng, tôi có dùng trang Google search để kiểm chứng nhưng chưa có thời gian kiểm tra sâu trong bài viết của báo. Đó là lý do tôi rất thận trọng khi viết ba dòng trạng thái nói rằng, người chiến sĩ công an hy sinh đã bị báo chí lợi dụng đến ba lần, trong các hình ảnh được share đính kèm, hàm ý của tôi là chỉ trích trang Cánh cò đã lấy lại Đời sống & Pháp luật để áp đặt cho chiến sĩ đã hy sinh ở Đồng Tâm (mà chưa hề chỉ trích Đời sống & Pháp luật). Sự giả dối ấy đã gây nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia trong lúc xảy ra sự vụ nhạy cảm ở Đồng Tâm.
Khi bị báo Đời sống & Pháp luật chính thức đăng tin “tố cáo”, tôi vào thẳng trang bài của Đời sống & Pháp luật (và cả trang bài gốc Tiền phong) và không thấy hình ảnh “chiến sĩ hy sinh” như các trang mạng đã chia sẻ. Đó là lý do tôi viết bài cáo lỗi một cách tử tế và khóa Status trước.
Sáng nay, vào kiểm tra cẩn thận trên Lịch sử bộ nhớ của Google, tôi khẳng định, những hình ảnh chia sẻ tràn lan trên mạng là đúng sự thật chứ không cắt ghép gì cả. Chính Đời sống & Pháp luật đã dùng hai lần một hình ảnh chiến sĩ đã hy sinh: hy sinh vì chống ma túy ở Đăk Nông và hy sinh vì cứu dân thoát lũ ở Lâm Đồng!
Thì ra khi trang tôi được nhiều người chia sẻ và like, Ban biên tập báo Đời sống & Pháp luật đã tìm cách gỡ ảnh cũ và thay ảnh mới. Thay bằng cáo lỗi trước công luận theo đúng Luật báo chí và Luật An ninh mạng thì Ban biên tập ĐS&PL đã thêm một lần gian dối nữa. Họ tưởng phi tang và đăng tin đe dọa, bôi nhọ, chụp mũ tôi và mọi việc êm xuôi. Có hai chứng cứ Ban biên tập ĐS&PL phi tang để gắp lửa bỏ tay người:
Một là, trang chủ Google luôn lưu giữ bản gốc với hình ảnh ban đầu và các hình ảnh thay đổi sau đó. Có làm cách gì cũng không phi tang được. Các bạn bấm vào link bên dưới sẽ thấy hiện ra, Ban biên tập đã thay đổi 4 lần hình ảnh theo trật tự từ phải qua trái. Hình ảnh ban đầu là chiến sĩ công an hy sinh năm 2015 khi chống ma túy ở Đăk Nông được báo Đời sống & Pháp luật dùng lại và gán cho đồng chí công an hy sinh cứu dân trong đợt lũ ở Lâm Đồng. Khi bị dân mạng phát hiện và đăng trên trang của tôi, Ban biên tập hoảng hốt vội thay một loạt ba hình ảnh lôi lại từ trang gốc Tiền Phong để lấp vào và tìm cách chạy tội. Các bạn bấm vào đường link dưới 4 hình ảnh đó đều cho ra một bài báo nói về chiến sĩ công an hy sinh khi cứu dân trong nước lũ ở Lâm Đồng.
Hai là, cho đến lúc này, báo Đời sống & Pháp luật chỉ còn giữ lại một hình ảnh về công an cứu phụ nữ trên phao cao su. Đã gian dối thì khó che được cái đuôi gian dối. Trên trang gốc Tiền Phong, phần chú thích dưới hình ảnh là dòng chữ “dùng phao giúp phụ nữ chạy lũ”. Trong khi Đời sống & Pháp luật thì vẫn giữ nguyên dòng chú thích ban đầu mà quên phi tang: “Một chiến sĩ công an hy sinh khi gúp dân chạy lũ ở Lâm Đồng”. Không thể chối cãi “lỗi do thằng đánh máy” mà đó là dòng chú thích cho hình ảnh ban đầu. Hay là Ban biên tập sẽ bào chữa rằng, cái đồng chí kéo phao cho phụ nữ trong hình đã hy sinh? Có cố tình trù chết người ta không?
Báo Đời sống & Pháp luật đã dùng đến hai lần một hình chiến sĩ công an hy sinh, không phải trục lợi trên nỗi đau của liệt sĩ là gì? Ai xúc phạm vong linh liệt sĩ trong trường hợp này? Gắp lửa bỏ tay người thì là hạng người gì, liệu có trí trá, lưu manh và cố tình bôi nhọ, chụp mũ tôi không?
Kiến nghị:
1) Cơ quan chức năng vào cuộc thẩm tra điều tôi phản ánh trên và xử lý nghiêm Ban biên tập báo Đời sống & Pháp luật (cả báo Cánh cò dùng lại để áp đặt cho chiến sĩ công an hy sinh ở Đồng Tâm) tội xào nấu thông tin, đăng hình giả mạo gây nhiễu loan dư luận, gây mất lòng tin vào báo chí Việt Nam.
2) Báo Đời sống & Pháp luật (và những trang báo đăng lại) lập tức gỡ bài và đăng công khai lời cáo lỗi Facebooker Chu Mộng Long và bạn đọc, nếu không, tôi sẽ chính thức phát đơn khởi kiện Ban biên tập báo Đời sống & Pháp luật và những trang báo có liên quan.
Tôi ủng hộ Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch lại báo chí, sáp nhập hoặc xóa sổ những trang báo nguy hiểm như báo Đời sống & Pháp luật.
Chu Mộng Long
------------
1. Link lịch sử của về bài báo của Đời sống & Pháp luật:
https://www.google.com/search?rlz=1C1SQJL_enVN879VN879&sxsrf=ACYBGNRce7MN2gwtN5TBszSyLGaZ8benlg%3A1578699147198&q=https%3A%2F%2Fwww.doisongphapluat.com%2Ftin-tuc%2Ftin-trong-nuoc%2Fchien-si-cong-an-hy-sinh-khi-giup-dan-chay-lu-o-lam-dong-a288137.html&tbm=isch&source=univ&sa=X&ved=2ahUKEwi_v4DPmPrmAhWbX30KHa0dA1kQsAR6BAgCEAE&biw=1366&bih=657&fbclid=IwAR2jhW9O-gWfBtCvIUj_mN7Sgna_RIOPEpqSv8B8_iUMvA1Fq_2gXuzxLhg#imgrc=_
2. Link lịch sử về bản gốc của Tiền Phong. Tiền Phong hoàn toàn trung thực khi vẫn giữ nguyên hình ảnh ban đầu:
https://www.google.com/search?rlz=1C1SQJL_enVN879VN879&sxsrf=ACYBGNTA3G8FBAnQZ00l420_1SPowcK2Rg%3A1578701315277&q=https%3A%2F%2Fwww.tienphong.vn%2Fxa-hoi%2Flam-dong-mot-chien-si-cong-an-hy-sinh-khi-giup-dan-chay-lu-1451138.tpo&tbm=isch&source=univ&sa=X&ved=2ahUKEwjR1OnYoPrmAhVZWX0KHd58BrUQsAR6BAgCEAE&biw=1366&bih=657&fbclid=IwAR3Dppq9cfDfq4GeTAfiCFxusptHfilPF8kOogq_jl-LHf9HC2O8SBaYfO8
3. Link bài bôi nhọ và "tố cáo" tôi ở còm 1.
4. Các hình ảnh liên quan:
Không có nhận xét nào