Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

“NGƯỜI DÂN CHỦ” VÀ “ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ”

“NGƯỜI DÂN CHỦ” VÀ “ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ” Hôm nay BBC Việt Ngữ đăng một bài viết về vụ Đồng Tâm làm tôi chú ý và có nhiều suy nghĩ tương đồng...

“NGƯỜI DÂN CHỦ” VÀ “ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ”

Hôm nay BBC Việt Ngữ đăng một bài viết về vụ Đồng Tâm làm tôi chú ý và có nhiều suy nghĩ tương đồng nên đọc kỹ và muốn nói ra vài điều.

Cách đây 2 năm, sau khi sự kiện người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 CSCĐ xảy ra thì tôi từng có bài viết nói rằng “từ giờ trở đi, cần xem vụ Đồng Tâm là cuộc đấu tranh chính trị”. 

Khi đăng bài viết đó ra, nhiều người vào phê bình dữ dội, nói tôi là “dư luận viên của đảng đưa ra lập luận để đảng có cớ đàn áp Đồng Tâm mạnh tay”.  Những người phản đối tôi nhiều nhất cũng là thành viên tích cực của “phong trào dân chủ chửi Trump”. Kể từ thời điểm đó, thấy nhiều người có dây mơ rễ má với “phong trào dân chủ chửi Trump” dính vào nhóm cụ Kình, tôi đã im lặng không nói gì nữa về vụ Đồng Tâm cho đến hôm nay.

Trong bối cảnh đảng CSVN kiên quyết loại trừ các tổ chức đối lập thì từ việc tranh đấu về đất đai rồi dần dần nhóm Đồng Tâm bị biến thành tổ chức đấu tranh chính trị. Nhưng cái bi kịch của vấn đề là dù là đấu tranh chính trị nhưng những người bên ngoài sát cánh với nhóm Đồng Tâm lại không thừa nhận đây là đấu tranh chính trị. 

Chính vì cách làm và lý luận “đầu Ngô mình Sở” của đội “cố vấn chính trị nửa vời bên ngoài đến” cũng góp một phần vào hậu quả hôm nay. Tôi không nói tất cả những người bên ngoài đến phụ giúp đều sai, nhưng phần lớn là thiếu tầm, hoặc là có động cơ khác chứ không hẳn chỉ để giúp nhóm cụ Kình một cách vô tư. 

Tranh đấu dân sinh thì nó có những quy tắc của tranh đấu dân sinh và buộc phải nằm trong luật pháp. Còn đấu tranh chính trị nó đôi khi có thể bước ra ngoài luật pháp, nhưng buộc phải áp dụng các quy luật chính trị để cân bằng lại. Nửa này nửa kia theo kiểu ba rọi chỉ tổ làm tình hình chung thêm tệ hại mà thôi.

Thế là những người nông dân chất phác của thôn Hoành ban đầu tranh đấu dân sinh, đã bức xúc hơn sau khi cụ Kình bị đạp gãy chân rồi lắp ghép với những người đấu tranh chính trị (nhưng lại chưa sâu sắc và chưa nhiều kiến thức đấu tranh chính trị) làm vụ Đồng Tâm có diễn biến ngày càng xa và có những biểu hiện vi phạm pháp luật (đe doạ giết người, trữ hàng cấm...) làm dư luận chung khó lòng ủng hộ như xưa.

Những quan chức cấp trung trong hệ thống đảng CSVN lâu nay “không thích” nhóm Đồng Tâm đã không trông chờ gì hơn là những biểu hiện vi phạm pháp luật và vi phạm chính trị của nhóm Đồng Tâm để cắt ghép các chất liệu trong đó để trình lên lãnh đạo cấp cao. Trong bối cảnh kiên định XHCN và sợ ma, nhiều lãnh đạo cấp cao sẽ ký phê chuẩn đàn áp một khi nghe đến đoạn “có chất nổ, xăng và sẵn sàng giết 300-500 người”.

Như đã nói thì đứng xung quanh nhóm Đồng Tâm của cụ Kình là nhiều “thành viên của phong trào dân chủ chửi Trump” nên nội tình của làng Đồng Tâm thì e rằng đảng CSTQ còn biết rõ hơn cả đảng CSVN. Thế nên đến gần sát thời điểm EU họp về EVFTA với VN (21/1/2020) thì việc giật dây để tiến hành vụ Đồng Tâm có thể xảy ra. 

Khi đó chỉ cần một tin báo giả là “Đồng Tâm sắp có biểu tình bạo loạn lớn” thì đảng CSVN sẽ phải hành động. Kết quả như thế nào thì ngày 9/1/2020 đã thể hiện ra.

Vụ Đồng Tâm là một bài học kinh nghiệm lớn để những người quan tâm đến chính trị quốc gia nâng tầm nhìn lên hơn nữa. Đã đến lúc cần phân biệt giữa “người đấu tranh dân chủ” và “người đấu tranh chính trị” để hiểu rằng mình sẽ cần ai cố vấn khi cần. 

Tôi chỉ lưu ý là nếu đấu tranh dân chủ thì nên lấy mục tiêu và lợi ích của người dân làm chủ. Còn nếu muốn bước vào cấp đấu tranh chính trị để thay đổi toàn diện một quốc gia, một nhà nước... thì đừng xem đó là chuyện để đùa vui. Cái khổ của chính trị Việt Nam là nhiều người chỉ nhìn ngang mặt đất nhưng khoái bàn chuyện vĩ mô.

Đôi khi im lặng trước những vấn đề quá tầm chính trị của mình cũng là góp phần vào sự thay đổi của chính trị quốc gia.

H.M



Không có nhận xét nào