Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THỂ CHẾ VÀ CHÍNH QUYỀN.

THỂ CHẾ VÀ CHÍNH QUYỀN. Người Việt của chúng ta do ảnh hưởng của các nền quân chủ cầm quyền trong hơn 2000 năm sau công nguyên nên khô...

THỂ CHẾ VÀ CHÍNH QUYỀN.

Người Việt của chúng ta do ảnh hưởng của các nền quân chủ cầm quyền trong hơn 2000 năm sau công nguyên nên không phân biệt được thể chế và chính quyền.

Thể chế chính trị : đó  là những cơ cấu tổ chức cách thức nắm quyền lực, quy định về phân chia quyền lực.

Chính quyền : là quyền lực đang chấp chính.

Nhiều người lầm tưởng chữ "chính" ở đây có nghĩa là "chính đáng" nên thường gọi chính quyền cộng sản là "tà quyền". Cách gọi đó  xuất phát từ chỗ không hiểu rõ nghĩa của từ Hán Việt.Một thế lực, đảng  phái nào đó giành được quyền lãnh đạo một đất nước, bất kể do dân bầu hay không do dân bầu người ta đều gọi nó là chính quyền. "Chính" ở đây có nghĩa là đang nắm giữ quyền lực.

Dưới chế độ quân chủ , một dòng họ này tranh giành quyền lực, đánh bại một dòng họ khác để một ông vua lên ngôi, ta gọi ông vua này đang chấp chính.

Tuy nhiên từ khi thể chế chính trị dân chủ ra đời thì trong thể chế đó  không còn một chính quyền duy nhất nữa. Nó có hai hay nhiều chính quyền song song cùng tồn tại.

Ví dụ trong thể chế dân chủ của Mỹ hiện nay thì ngoài chính quyền đảng cộng hòa của ông Trump đang nắm quyền còn tồn tại một chính quyền ẩn ở bên trong của đảng Dân chủ với những ứng cử viên tổng thống tiềm năng như Biden....Chính quyền này cạnh tranh lá phiếu của người dân một cách hòa bình và sẵn sàng thay thế chính quyền của ông Trump theo các cách thức mà hiến pháp quy định .

Đệ nhất VNCH chỉ có một chính quyền duy nhất.

Đệ nhị VNCH có hai chính quyền song song tồn tại. Và theo hiến pháp thì đến năm 1975 chính quyền của ông Thiệu hết nhiệm kỳ. Đảng của ông Thiệu có thể tùy vào phiếu dân bầu để  nắm quyền nhưng ông Thiệu thì không vì hiến pháp quy định  tổng thống không thể nắm quyền quá hai nhiệm kỳ. Sửa đổi hiến pháp để ở lại trong cơ chế dân chủ là một điều khó khăn vì nó có đối lập và tòa án bảo hiến, tư pháp độc lập và tam quyền phân lập. Vì vậy ông Diệm có thể sửa đổi hiến pháp chứ ông Thiệu thì không thể.

Chính quyền là do một đảng  phái hoặc do một tầng lớp yêu mến một đảng  phái tạo nên nhưng thể chế chính trị lại do cả dân tộc tạo nên.

Vì vậy khi một người nào đó  nói VNCH sao không về VN giành lại giang sơn mất vào tay CS là do họ quá quen với nếp nghĩ xưa nay dưới các nền quân chủ. Nguyễn Ánh mất chính quyền vào tay nhà Tây Sơn, vua Lê mất chính quyền vào tay nhà Mạc...mới cầu viện để  đòi lại.

Ông Nguyễn Văn Thiệu không mất chính quyền vào tay CS (vì đằng  nào năm 1975 ông cũng hết nhiệm kỳ) mà nhân dân Việt Nam mất một thể chế, mất cái quyền được bỏ phiếu để bầu ra những chính quyền như chính quyền ông Thiệu.Như vậy năm 1975 không phải VNCH mất mát mà chính nhân dân miền Nam đang mất mát thứ quý giá nhất : quyền năng của lá phiếu.

Chính nhờ cái quyền năng này mà dân Mỹ hiện nay đang được hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tranh nhau phục vụ để  mong họ bỏ phiếu cho để cầm quyền.

VNCH không hề đánh mất quyền lực vào tay chính quyền cộng sản mà chính nhân dân Việt Nam đang đánh mất quyền lực của họ . Vậy nên bây giờ họ phải đòi lại cái quyền lực đó từ tay CS chứ không phải là các thế hệ sau của VNCH.

Những thế hệ sau của VNCH đang là công dân Mỹ chỉ có quyền đấu  tranh, thay đổi thể chế chính trị của nước Mỹ, bầu ra những chính quyền chấp chính nước Mỹ. Với Việt Nam họ chỉ dùng quyền tự do ngôn luận để  can thiệp, về mặt luật pháp họ không có quyền gì vì thể chế đôc  tài tại Việt Nam không hề làm hại đến  họ để  họ phải đấu  tranh bằng hành động .

Dương Hoài Linh



Không có nhận xét nào