Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THẾ GIỚI MÀU XÁM

THẾ GIỚI MÀU XÁM Đêm 13 tháng 2 năm 1945. Máy bay ném bom gầm rú trên bầu trời, mặt đất nứt toác ra theo từng tiếng nổ lớn. Lửa lớn nung chả...

THẾ GIỚI MÀU XÁM
Đêm 13 tháng 2 năm 1945. Máy bay ném bom gầm rú trên bầu trời, mặt đất nứt toác ra theo từng tiếng nổ lớn. Lửa lớn nung chảy cả nhựa đường, các khu phố lần lượt tan tành rồi cháy rụi, vang vọng những tiếng la hét thất thanh kinh hoàng, khung cảnh chẳng khác gì địa ngục. Tội ác quân Phát xít ư? 

Không. Đó là khung cảnh tại Dresden, một trong những thành phố lớn của nước Đức và người đang tàn sát họ là lực lượng được tôn vinh nhiều nhất chỉ sau Hồng quân Liên Xô - Không quân Hoàng gia Anh RAF. Chỉ trong vòng một đêm, ít nhất 20.000 dân thường Đức đã chết, để lại vết nhơ không thể xoá nhoà suốt chiều dài lịch sử thành lập của Không quân Hoàng Gia. Vết nhơ này lớn đến nỗi lễ vinh danh sau chiến thắng của phe Đồng minh hoàn toàn vắng bóng Đơn vị ném bom RAF. 

Tội ác, đôi khi lại đến từ bên gọi mình là Chính Nghĩa. 
Với người dân Đức, những phi công của lực lượng RAF vào đêm 13 tháng 2 định mệnh ấy là quỷ dữ. Nhưng cũng chính những người phi công ấy đã đóng vai trò quan trọng trong việc triệt tiêu phá huỷ các khu công nghiệp nước Đức, cắt đứt nguồn sống của cỗ máy chiến tranh khổng lồ dưới quyền Hitler. Không chính nghĩa nào có thể bao biện cho việc ném bom xuống nhà hàng trăm ngàn người vô tội, nhưng chẳng phải việc phá huỷ Dresden đã xoá sổ một trung tâm kinh tế - công nghiệp lớn, góp phần chấm dứt chiến tranh sớm hơn đó sao? 

Quá dễ dàng để chúng ta ở thời bình nhìn lại và nói rằng những gì xảy ra ở Dresden là Tội ác chiến tranh không bao giờ nên lặp lại. Nhưng với những người lính Đồng Minh lúc đó, kết thúc chiến tranh sớm ngày nào thì họ càng ít đổ máu, càng sớm trở về với vòng tay người mẹ, người vợ ngày đó. Giữa chiến trường thì không có đúng hay sai mà chỉ có anh giết tôi hoặc là tôi giết anh, cũng không thể nào phân biệt trắng đen rõ rệt.

Chính trị thế giới với tôi cũng là một màu xám. Việc người Mỹ nhúng tay vào Trung Đông nếu nhìn qua lăng kính toan tính thiệt hơn của một siêu cường muốn kiểm soát dầu mỏ - “dòng máu” của nền kinh tế thế giới, thì sẽ đầy nguỵ biện xuyên suốt nhiều đời Tổng Thống. Nhưng phải công tâm mà đặt vấn đề rằng, nếu Mỹ và Phương Tây không hiện diện ở Trung Đông thì khu vực này sẽ bất ổn như thế nào? Sự bất ổn của một Trung-Đông-không-Mỹ có mang đến hệ luỵ lớn hơn cho hoà bình thế giới?

Người Hồi luôn xung đột với nhau, giết lẫn nhau nhiều gấp vài lần người phương Tây giết người Hồi. Chỉ tính từ ngày 28 tháng 12 năm 2019 đến hôm nay đã có 27 vụ tấn công khủng bố nhân danh thánh chiến làm hơn 270 người chết và 180 người bị thương, đều diễn ra trên những đất nước Hồi giáo và số người thương vong kia cũng chủ yếu là dân thường. Nếu chỉ tính từ ngày 11 tháng 9 năm 2001 đến nay thì cả thế giới có đến 36000 vụ tấn công khủng bố, mà phần lớn nạn nhân vẫn là người Hồi.

Điều đặc biệt là Phương Tây không muốn một Trung Đông bất ổn, nhưng cũng hoàn toàn không muốn một Trung Đông hoà bình và đoàn kết. Bởi vì Đạo Hồi vừa là đức tin mà cũng vừa là công cụ chính trị. Thủ lãnh tối cao của người Hồi là “Nhà tiên tri” Muhammad nếu xét dưới góc độ lịch sử quân sự thì là một vị tướng tàn bạo, trong 9 năm cuối đời phát động hơn 65 cuộc chiến lớn nhỏ nhằm cướp bóc, mở rộng lãnh thổ, truyền bá đạo Hồi khắp Trung Đông, tất cả nhân danh Allah. 

Nếu như giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo có nhiều lời dạy bác ái tương đồng và cũng không có mâu thuẫn trong lịch sử, giữa Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tồn tại một giao ước hàng ngàn năm, thì mâu thuẫn giữa Phương Tây và người Hồi bắt đầu từ đức tin, từ ân oán quyện với nhau nhiều đến mức không còn biết ai đúng ai sai nữa. 

Những con số làm người Phương Tây lo sợ:
89% Người Palestine ủng hộ phóng tên lửa vào lãnh thổ Israel.
Một phần năm người Hồi giáo ở Anh cho rằng vụ đánh bom xe buýt tại Luân Đôn ngày 7/7/2005 làm chết hơn 50 người là "chấp nhận được".
31% Người Hồi ở Thổ Nhĩ Kì ủng hộ những cuộc đánh bom liều chết vào người phương Tây ở Iraq, mặc cho những nỗ lực của chỉnh phủ Thổ Nhĩ Kì để gia nhập Liên minh Châu Âu.
63% người Hồi ở Ai Cập cho rằng những vụ tấn công vào các đại sứ quán Mỹ là để "thực thi công lý"
Ở rất gần chúng ta thôi, 43% người Indonesia ủng hộ Hezbollah, nhóm cực đoan chịu trách nhiệm cho hàng ngàn cái chết và bất ổn ở Trung Đông. Nhóm khủng bố Hamas khét tiếng thì lại nhận được sự tin tưởng của 60% người Jordan.

Vậy thì sẽ ra sao nếu tồn tại một Trung Đông đoàn kết, sự đoàn kết đó có tốt cho thế giới hay không? Sẽ ra sao nếu người Hồi cùng “đoàn kết” viết những chữ “Vì Allah” thật đẹp lên các hoả tiễn rồi phóng đến Châu Âu? Đây không phải là trò chơi, là phép thử mà mang sinh mạng con người đi đánh cược. Nếu bắt buộc phải chọn một, liệu rằng những người Phương Tây sẽ chọn hoà bình cho bản thân hay hoà bình cho người Hồi giáo? Bởi vì Thế giới đại đồng chỉ là ước vọng của kẻ ngây thơ! 

Một cộng đồng Hồi giáo đoàn kết là mối lo ngại của rất nhiều quốc gia, từ đó mới có chuyện Mỹ - Nga chia nhau “xẻ thịt” Trung Đông. Anh, Pháp, Đức thường đăng đàn lên án chiến tranh nhưng Mỹ đánh đến đâu thì đều nối gót theo sau ổn định hậu phương và khai thác dầu mỏ đến đó. Tuỳ từng trường hợp, từng thời điểm mà Mỹ - Nga – Iran làm ngơ, hỗ trợ hay tiệu diệt tổ chức IS. Chiến lược không nhất quán của Mỹ tại Afghanistan, IRAQ, Syria… cũng là vì lí do đó. 

Giữa một Trung Đông bất ổn hay hoà bình, có lẽ các cường quốc đã quyết định với nhau từ lâu rằng họ sẽ chọn sự bất ổn có kiểm soát. 

Mỹ thường bị lên án là kẻ thù số một của người Hồi, nhưng người ta quên mất rằng chính người Mỹ cũng trực tiếp hay gián tiếp đảm bảo an ninh và tạo môi trường tương đối ổn định để hàng trăm triệu người Hồi dòng Sunni phát triển. Những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, UAE, Oman sở dĩ có thể “ăn no, ngủ ấm”, thậm chí phát triển thành những trung tâm tài chính, mang lại sự thịnh vượng cho quốc gia đều đến từ việc họ là đồng minh của Mỹ hay được Mỹ bảo trợ. Trong chuỗi sự kiện khủng hoảng vịnh Ba Tư vào thập niên 80, chính Hải quân Mỹ đã bảo vệ hàng ngàn tàu chở dầu an toàn ra khỏi vùng xung đột. Các nước Hồi giáo dần nhận ra rằng mặc cho những khác biệt về tư tưởng và tôn giáo, không có điều gì tốt hơn khi lợi ích quốc gia mình gắn liền với lợi ích của một siêu cường quốc.

Hành động của Trump khi ra lệnh giết Soleimani do đó cũng không thể đơn giản mà cho là Đúng hay Sai. Với nhiều người hành động này thật liều lĩnh - và họ có lý, nhưng ở một góc nhìn khác mà theo tôi là hợp lý hơn, thì chuyện tiêu diệt Soleimani hoàn toàn phù hợp với chính sách răn đe của một siêu cường mà đặc biệt là Mỹ. Ở đằng sau quyết định ấy là rất nhiều những toan tính thiệt – hơn cho cả khu vực. Cho đến khi nào nhân loại tìm được lời giải cho gốc rễ xung đột Trung Đông là mâu thuẫn tôn giáo, thì những người lãnh đạo như Trump vẫn phải chọn lựa giữa Cái xấu và Cái xấu hơn.


Ngô Anh Vũ

-------------------------------------------------------------------------------------
http://www.jihadwatch.org/2014/08/poll-89-of-palestinians-support-jihad-terror-attacks-on-israel/
http://www.telegraph.co.uk/news/uknews/1510866/Poll-reveals-40pc-of-Muslims-want-sharia-law-in-UK.html 
http://people-press.org/report/206/a-year-after-iraq-war
http://worldpublicopinion.net/most-americans-believe-majorities-in-egypt-libya-did-not-support-attacks/
http://pewglobal.org/2010/12/02/muslims-around-the-world-divided-on-hamas-and-hezbollah/




Không có nhận xét nào