VŨ HÁN CORONAVIRUS - NÓI NGƯỜI, SAO KHÔNG NGHĨ ĐẾN TA? Trong những ngày vừa qua, cả thế giới người Việt ở khắp nơi trên quả đất đều nhố...
VŨ HÁN CORONAVIRUS - NÓI NGƯỜI, SAO KHÔNG NGHĨ ĐẾN TA?
Trong những ngày vừa qua, cả thế giới người Việt ở khắp nơi trên quả đất đều nhốn nháo về cái tin virus Vũ Hán và những mầm bịnh lây lan của nó, nhất là người dân trong nước. Bên cạnh những lời nguyền rủa, lại còn đầy rẫy những lời bỉ bôi, chê bai, khinh miệt đến sợ. Ngay cả những người có thể tự hào là ăn ở sạch sẽ đang được sinh sống ở một môi trường trong sạch cả về thực phẩm, về vệ sinh công cộng lẫn không khí hít thở hàng ngày ở Âu Mỹ, mà cũng còn chưa dám mở miệng ra chế diễu … môi trường sống của người Trung Quốc đến độ vậy, nói chi.
Tôi đã từng có cơ hội ghé thăm Bắc Kinh (Beijing), Trinh Châu (Zhengzhou), Thường Châu (Changzhou), Tô Châu (Suzhou), Nam Kinh (Nanjing), Hàng Châu (Hangzhou), Thượng Hải (Shanghai) … để tận mắt thấy những sinh hoạt và cuộc sống của người dân Trung Quốc. Nhờ đó, tôi mới có thể so sánh sự sinh hoạt khác biệt giữa … Tàu và Ta một cách trung thực hơn là đại đa số người Việt chưa từng đặt chân đến đất nước này.
Đọc những sự chê bai, khích bác trên Facebook, khiến tôi cứ ngỡ đây là những bài viết của những con người sống ở một môi trường hết sức văn minh, hết sức phát triển, sạch sẽ nhất nhì thế giới. Có lẽ những bài viết kia mang nặng những cảm tính, mang nặng sự thù hằn, căm ghét, bất kể mọi thứ. Hễ cứ bất kỳ thứ gì mang 2 chữ Trung Quốc là họ căm thù đến tận xương tủy, và cái hành động duy nhất mà họ có thể làm được là chê bai, khinh miệt, và sỉ vả, gác qua một bên những gì mà họ không hề biết. Qua những bài viết đó, tôi mới nhận ra được rằng, phần đông người Việt mình có một cái cố tật khó giải thích, đó là chê bai người khác đến thậm tệ, nhưng lại không nhìn lại chính mình.
Trong chuyến đi trên đất Trung Quốc đó, tôi có dịp ghé đến một số ngôi chợ nhỏ của vài thị trấn, cũng như các ngôi chợ lớn ở các tỉnh thành, những ngôi chợ bán các loại rau, trái, củ, quả, và đủ loại thực phẩm khô chỉ cách Vũ Hán chừng trên dưới 500 cây số. Giống như ở Việt Nam, hầu như chợ nào cũng có bán “thịt, cá tươi sống”, được người “ngoại quốc sống dài hạn ở Trung Quốc” đặt cho cái tên là WET MARKETS – NHỮNG NGÔI CHỢ ƯỚT.
Có lẽ các bạn có thể đã đoán ra được ý nghĩa của nó rồi khi nghe cái tên này. Ở những ngôi chợ này, ngoài rau, trái, củ, quả ra thì một phần của ngôi chợ, người ta còn bày bán đủ loại thủy hải sản, gia súc, gia cầm như gà, vịt, heo, dê, bò, ếch, nhái, và ngay cả những loại thú hoang như chồn, cáo, kỳ nhông, kỳ đà, rắn, chuột và dơi, mà họ bắt được, nhốt trong những cái lồng sắt, sẵn sàng được giết và làm sạch tại chỗ cho bất cứ ai muốn mua, không khác như bất kỳ ngôi chợ nào ở Việt Nam.
Khi bị giết thịt, thì máu và mọi thứ dơ bẩn của các loại sinh vật này được người ta dùng một lượng nước vô cùng giới hạn để rửa. Cứ thế, những dòng nước trộn lẫn với máu và mọi thứ trong ruột con vật chảy trôi lênh láng, cũng chẳng khác chi tại những ngôi chợ trên đất Việt Nam, từ đó, cái tên Những Ngôi Chợ Ướt ra đời. Bên cạnh sự gớm ghiếc dơ bẩn, thì đó chính là nơi để các mầm mống bịnh tật phát triển.
Sự khác biệt duy nhất, có lẽ là do ở Việt Nam ngày nay, người ta không thể còn tìm đâu ra được những loại thú hoang như khoảng chục năm như trước đây, được bày bán ở nhiều ngôi chợ nữa, vì nhiều loại đã bị gần như là tuyệt chủng mất rồi. Tuy vậy, các loại thủy hải sản và động vật như chuột, rắn, cá sấu, chồn, sóc, cóc, nhái, gà, vịt, heo, dê, trâu , bò, và đủ động vật loại vật bò sát, chưa kể tới nhiều thứ ... côn trùng còn sống nhăn vẫn còn được bày bán, và giết tại chỗ ở nhiều ngôi chợ từ thành phố đến thôn quê trên đất nước Việt Nam, không thiếu và cũng chẳng khác ở Trung Quốc là bao.
Người Việt lên Facebook, chê bai, khinh miệt và cho rằng người Tàu có những kiểu cách ăn uống … man di, mọi rợ, và Trung Quốc là những ổ dịch bịnh trong mắt họ, nhưng lại không nghĩ ra được rằng, ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, những ngôi chợ, những ổ dịch bịnh như Vũ Hán cũng có đầy, và về thôn quê để thấy được rằng trong các bữa nhậu, những con vật mà bạn chưa từng thấy trong đời, được xào nấu trong vội vã được người Việt mình ăn ... vô tư.
Chẳng những thế, chỉ có ở Việt Nam, người ta có thể tìm thấy khá nhiều loại sinh vật hoặc thịt của chúng được bày bán ở những cái mẹt, cái thúng, cái khạp đặt thẳng trên mặt đất. Cái nền đất đóng lên nhiều lớp máu khô và đủ loại chất thải hoặc những thứ nước vừa được dùng để rửa con vật bị giết cách đó mươi phút đồng hồ. Ở Thái Lan, ở Mã Lai và nhất là ở Trung Quốc, KHÔNG có vậy.
Không như Việt Nam, những gian hàng thịt cá ở các ngôi chợ ở các quốc gia kể trên, được bày bán trên những cái sạp bằng xi măng hoặc bằng inox cao cỡ một mét từ mặt đất, mà rất hiếm thấy ở các ngôi chợ trên đất Việt Nam. Đó là chưa kể đến những gian hàng thịt tươi được bày bán nhiều tiếng đồng hồ dưới ánh mặt trời trong cái khí hậu nóng, ẩm ướt của miền nhiệt đới như ở Việt Nam. Bên cạnh đó là những gánh hàng rong với những loại thịt nửa sống nửa tái, được bán từ tờ mờ sáng tới chiều tối, mà thực phẩm được giữ ở nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn sinh sản.
Những mặt hàng rau, củ, quả tươi ở những quốc gia Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc, "hầu hết" đều được bày bán ở những cái sạp cũng cao ít là một mét tính từ dưới đất, nhìn rất sạch sẽ và bắt mắt. Tuy vậy, ở nhiều ngôi chợ trên các quốc gia này chứ không riêng ở Việt Nam, người ta vẫn còn thấy một số nơi, rau tươi được bày bán, nằm thẳng trên mặt đất.
Với con mắt của người từng đến những quốc gia ở Châu Á và nhất là các quốc gia ở trong vùng, thì Việt Nam cũng không khá hơn là bao, nếu không dám tự nhận là còn tồi tệ hơn. Ở Việt Nam, con gì nhúc nhích là cũng xơi ráo, có thua gì Trung Quốc đâu.
Cái vấn nạn về vệ sinh công cộng, thì còn khủng khiếp hơn. Rác rưới ngập đường, tràn ngập ở những quán ăn, ở những vỉa hè, ở những bãi biễn và ở ngay trước cửa nhà dân. Cống rãnh hôi thối, nghẹt đi vì rác. Vỉa hè được nhuộm hẳn màu đen vì những thứ nước thải từ các hàng quán xả ra từ ngày này sang ngày khác.
Riêng về hệ thống kinh rạch trong thành phố thì khỏi nói, nó dơ dáy khủng khiếp, vì tất cả mọi thứ nước thải được người dân, được bạn hàng xả thẳng ra đó. Hệ thống ống cống, thực ra chỉ là những nơi để mọi thứ vi trùng, vi khuẩn và các loại vật chuyên truyền bịnh cho người, những mầm mống dịch bịnh sinh sôi nẩy nở như dán, kiến, ruồi, bọ, chuột và là những Ổ DỊCH chờ dịp bùng nổ ....
Các bạn nếu có dịp, thử đi ngang kênh Nhiêu Lộc dài cả chục cây số, chạy từ sông Sài Gòn vào đến đường Lê Bình thì đủ hiểu. Nước lên cũng như nước ròng, số lượng nước dơ ở đó chẳng bao giờ thoát ra được tới sông Đồng Nai. Nó luôn có màu xám nhờ nhờ, mùi hôi thối đến lợm giọng bao trùm khắp khu vực. Nếu chưa đủ hãi, thì hãy ghé kênh Nước Đen ở khu vực Bình Hưng Hòa, một nhánh tịt của con sông Vàm Thuật chạy dài ngoàn nghoèo vài chục cây số thì đủ biết.
Hệ thống Y Tế trên cả nước thì lại cỡ 1000% quá tải và lạc hậu. Bác sĩ trong giới Y Khoa và nhân viên Y Tế thì chỉ giỏi về … “giải phẫu thẩm mỹ” mà thôi. Dịch bịnh truyền nhiễm mà xảy ra ở Việt Nam thì cũng chỉ có chờ chết ...
NGƯỜI VIỆT VẪN CHƯA BIẾT CHẾT LÀ GÌ, VÌ CHƯA CÓ “SỰ CỐ” LỚN LAO NÀO XẢY RA CẢ.
Dịch bịnh ở Việt Nam hãy cứ để khi nào tới hẵng tính.
Phạm Thành Giao
Trong những ngày vừa qua, cả thế giới người Việt ở khắp nơi trên quả đất đều nhốn nháo về cái tin virus Vũ Hán và những mầm bịnh lây lan của nó, nhất là người dân trong nước. Bên cạnh những lời nguyền rủa, lại còn đầy rẫy những lời bỉ bôi, chê bai, khinh miệt đến sợ. Ngay cả những người có thể tự hào là ăn ở sạch sẽ đang được sinh sống ở một môi trường trong sạch cả về thực phẩm, về vệ sinh công cộng lẫn không khí hít thở hàng ngày ở Âu Mỹ, mà cũng còn chưa dám mở miệng ra chế diễu … môi trường sống của người Trung Quốc đến độ vậy, nói chi.
Tôi đã từng có cơ hội ghé thăm Bắc Kinh (Beijing), Trinh Châu (Zhengzhou), Thường Châu (Changzhou), Tô Châu (Suzhou), Nam Kinh (Nanjing), Hàng Châu (Hangzhou), Thượng Hải (Shanghai) … để tận mắt thấy những sinh hoạt và cuộc sống của người dân Trung Quốc. Nhờ đó, tôi mới có thể so sánh sự sinh hoạt khác biệt giữa … Tàu và Ta một cách trung thực hơn là đại đa số người Việt chưa từng đặt chân đến đất nước này.
Đọc những sự chê bai, khích bác trên Facebook, khiến tôi cứ ngỡ đây là những bài viết của những con người sống ở một môi trường hết sức văn minh, hết sức phát triển, sạch sẽ nhất nhì thế giới. Có lẽ những bài viết kia mang nặng những cảm tính, mang nặng sự thù hằn, căm ghét, bất kể mọi thứ. Hễ cứ bất kỳ thứ gì mang 2 chữ Trung Quốc là họ căm thù đến tận xương tủy, và cái hành động duy nhất mà họ có thể làm được là chê bai, khinh miệt, và sỉ vả, gác qua một bên những gì mà họ không hề biết. Qua những bài viết đó, tôi mới nhận ra được rằng, phần đông người Việt mình có một cái cố tật khó giải thích, đó là chê bai người khác đến thậm tệ, nhưng lại không nhìn lại chính mình.
Trong chuyến đi trên đất Trung Quốc đó, tôi có dịp ghé đến một số ngôi chợ nhỏ của vài thị trấn, cũng như các ngôi chợ lớn ở các tỉnh thành, những ngôi chợ bán các loại rau, trái, củ, quả, và đủ loại thực phẩm khô chỉ cách Vũ Hán chừng trên dưới 500 cây số. Giống như ở Việt Nam, hầu như chợ nào cũng có bán “thịt, cá tươi sống”, được người “ngoại quốc sống dài hạn ở Trung Quốc” đặt cho cái tên là WET MARKETS – NHỮNG NGÔI CHỢ ƯỚT.
Có lẽ các bạn có thể đã đoán ra được ý nghĩa của nó rồi khi nghe cái tên này. Ở những ngôi chợ này, ngoài rau, trái, củ, quả ra thì một phần của ngôi chợ, người ta còn bày bán đủ loại thủy hải sản, gia súc, gia cầm như gà, vịt, heo, dê, bò, ếch, nhái, và ngay cả những loại thú hoang như chồn, cáo, kỳ nhông, kỳ đà, rắn, chuột và dơi, mà họ bắt được, nhốt trong những cái lồng sắt, sẵn sàng được giết và làm sạch tại chỗ cho bất cứ ai muốn mua, không khác như bất kỳ ngôi chợ nào ở Việt Nam.
Khi bị giết thịt, thì máu và mọi thứ dơ bẩn của các loại sinh vật này được người ta dùng một lượng nước vô cùng giới hạn để rửa. Cứ thế, những dòng nước trộn lẫn với máu và mọi thứ trong ruột con vật chảy trôi lênh láng, cũng chẳng khác chi tại những ngôi chợ trên đất Việt Nam, từ đó, cái tên Những Ngôi Chợ Ướt ra đời. Bên cạnh sự gớm ghiếc dơ bẩn, thì đó chính là nơi để các mầm mống bịnh tật phát triển.
Sự khác biệt duy nhất, có lẽ là do ở Việt Nam ngày nay, người ta không thể còn tìm đâu ra được những loại thú hoang như khoảng chục năm như trước đây, được bày bán ở nhiều ngôi chợ nữa, vì nhiều loại đã bị gần như là tuyệt chủng mất rồi. Tuy vậy, các loại thủy hải sản và động vật như chuột, rắn, cá sấu, chồn, sóc, cóc, nhái, gà, vịt, heo, dê, trâu , bò, và đủ động vật loại vật bò sát, chưa kể tới nhiều thứ ... côn trùng còn sống nhăn vẫn còn được bày bán, và giết tại chỗ ở nhiều ngôi chợ từ thành phố đến thôn quê trên đất nước Việt Nam, không thiếu và cũng chẳng khác ở Trung Quốc là bao.
Người Việt lên Facebook, chê bai, khinh miệt và cho rằng người Tàu có những kiểu cách ăn uống … man di, mọi rợ, và Trung Quốc là những ổ dịch bịnh trong mắt họ, nhưng lại không nghĩ ra được rằng, ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, những ngôi chợ, những ổ dịch bịnh như Vũ Hán cũng có đầy, và về thôn quê để thấy được rằng trong các bữa nhậu, những con vật mà bạn chưa từng thấy trong đời, được xào nấu trong vội vã được người Việt mình ăn ... vô tư.
Chẳng những thế, chỉ có ở Việt Nam, người ta có thể tìm thấy khá nhiều loại sinh vật hoặc thịt của chúng được bày bán ở những cái mẹt, cái thúng, cái khạp đặt thẳng trên mặt đất. Cái nền đất đóng lên nhiều lớp máu khô và đủ loại chất thải hoặc những thứ nước vừa được dùng để rửa con vật bị giết cách đó mươi phút đồng hồ. Ở Thái Lan, ở Mã Lai và nhất là ở Trung Quốc, KHÔNG có vậy.
Không như Việt Nam, những gian hàng thịt cá ở các ngôi chợ ở các quốc gia kể trên, được bày bán trên những cái sạp bằng xi măng hoặc bằng inox cao cỡ một mét từ mặt đất, mà rất hiếm thấy ở các ngôi chợ trên đất Việt Nam. Đó là chưa kể đến những gian hàng thịt tươi được bày bán nhiều tiếng đồng hồ dưới ánh mặt trời trong cái khí hậu nóng, ẩm ướt của miền nhiệt đới như ở Việt Nam. Bên cạnh đó là những gánh hàng rong với những loại thịt nửa sống nửa tái, được bán từ tờ mờ sáng tới chiều tối, mà thực phẩm được giữ ở nhiệt độ tối ưu cho vi khuẩn sinh sản.
Những mặt hàng rau, củ, quả tươi ở những quốc gia Thái Lan, Mã Lai và Trung Quốc, "hầu hết" đều được bày bán ở những cái sạp cũng cao ít là một mét tính từ dưới đất, nhìn rất sạch sẽ và bắt mắt. Tuy vậy, ở nhiều ngôi chợ trên các quốc gia này chứ không riêng ở Việt Nam, người ta vẫn còn thấy một số nơi, rau tươi được bày bán, nằm thẳng trên mặt đất.
Với con mắt của người từng đến những quốc gia ở Châu Á và nhất là các quốc gia ở trong vùng, thì Việt Nam cũng không khá hơn là bao, nếu không dám tự nhận là còn tồi tệ hơn. Ở Việt Nam, con gì nhúc nhích là cũng xơi ráo, có thua gì Trung Quốc đâu.
Cái vấn nạn về vệ sinh công cộng, thì còn khủng khiếp hơn. Rác rưới ngập đường, tràn ngập ở những quán ăn, ở những vỉa hè, ở những bãi biễn và ở ngay trước cửa nhà dân. Cống rãnh hôi thối, nghẹt đi vì rác. Vỉa hè được nhuộm hẳn màu đen vì những thứ nước thải từ các hàng quán xả ra từ ngày này sang ngày khác.
Riêng về hệ thống kinh rạch trong thành phố thì khỏi nói, nó dơ dáy khủng khiếp, vì tất cả mọi thứ nước thải được người dân, được bạn hàng xả thẳng ra đó. Hệ thống ống cống, thực ra chỉ là những nơi để mọi thứ vi trùng, vi khuẩn và các loại vật chuyên truyền bịnh cho người, những mầm mống dịch bịnh sinh sôi nẩy nở như dán, kiến, ruồi, bọ, chuột và là những Ổ DỊCH chờ dịp bùng nổ ....
Các bạn nếu có dịp, thử đi ngang kênh Nhiêu Lộc dài cả chục cây số, chạy từ sông Sài Gòn vào đến đường Lê Bình thì đủ hiểu. Nước lên cũng như nước ròng, số lượng nước dơ ở đó chẳng bao giờ thoát ra được tới sông Đồng Nai. Nó luôn có màu xám nhờ nhờ, mùi hôi thối đến lợm giọng bao trùm khắp khu vực. Nếu chưa đủ hãi, thì hãy ghé kênh Nước Đen ở khu vực Bình Hưng Hòa, một nhánh tịt của con sông Vàm Thuật chạy dài ngoàn nghoèo vài chục cây số thì đủ biết.
Hệ thống Y Tế trên cả nước thì lại cỡ 1000% quá tải và lạc hậu. Bác sĩ trong giới Y Khoa và nhân viên Y Tế thì chỉ giỏi về … “giải phẫu thẩm mỹ” mà thôi. Dịch bịnh truyền nhiễm mà xảy ra ở Việt Nam thì cũng chỉ có chờ chết ...
NGƯỜI VIỆT VẪN CHƯA BIẾT CHẾT LÀ GÌ, VÌ CHƯA CÓ “SỰ CỐ” LỚN LAO NÀO XẢY RA CẢ.
Dịch bịnh ở Việt Nam hãy cứ để khi nào tới hẵng tính.
Phạm Thành Giao
Không có nhận xét nào