ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ CŨ Mấy hôm nay mình thấy xuất hiện 1 bài, được cho là, dịch từ SGK lịch sử của Anh dành cho học sinh học chương trình tú ...
ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ CŨ
Mấy hôm nay mình thấy xuất hiện 1 bài, được cho là, dịch từ SGK lịch sử của Anh dành cho học sinh học chương trình tú tài quốc tế. Bài này viết 1 cách rất sơ lược về chế độ Quốc gia VN và VNCH. Mình không giỏi tiếng Anh nên không dò lại lỗi dịch thuật của "dịch giả". Mình thấy bạn ấy chụp cả ảnh trang sách gốc lên nên cho là bạn ấy không cố tình dịch sai. Xem stt gốc ở cmt đầu tiên.
Với tâm lý sính Tây của phần đông người Việt, công thêm kiến thức thiếu hụt 1 cách "rất sâu sắc" của người Việt trẻ hiện nay (người Việt già sinh ra ở miền Bắc cũng không hơn gì) về các chế độ cũ, nên bài viết này được nhiều người hưởng ứng. Cơ bản vì nó tương đối khớp với những gì người ta được học và bị tuyên truyền. Tâm lý sính Tây và kiến thức Tây này cũng rất phổ biến ở Việt kiều. Họ cho là Tây, nhất là các nước tư bản, đồng minh với chế độ cũ, thì không thể nói sai về chế độ cũ. Thoạt nhìn thì như thế. Nhưng không phải hoàn toàn như thế. Có thể chính dịch giả cũng chả biết những chỗ sai lầm của cuốn sách.
Về tổng thể, tác giả cho là 2 chế độ này đều hỗn loạn, tham nhũng, bất tài, chế độ ông Diệm thì còn "tàn ác" với đối lập. Đánh giá thế là quá chung chung và phiến diện, cơ bản thì không sai nhưng chỉ nhìn mặt xấu, không nhìn mặt tốt. Đánh giá về con người hay thể chế chính trị không thể đơn giản như thế được vì mỗi người, mỗi thể chế đều có tính 2 mặt, tùy góc độ mà đánh giá, mọi thứ đều có lý do, nếu lý do đó là tất yếu thì xấu hay tốt đều có thể biện minh và chấp nhận được. Đây là mình nói tổng quát, với chế độ nào cũng thế. Tác giả viết tổng quát thế nên mình cũng chỉ trả lời tổng quát. Ví dụ thì có thể vô vàn, ai thắc mắc thì cmt.
Về đánh giá ông Diệm, ông Thiệu tham nhũng. Mình đã nhiều lần hỏi các bạn bò đỏ lẫn VK là nếu các ông ấy tham nhũng nhiều thế thì hậu duệ các ông ấy phải giàu lắm, họ đều ở nước ngoài ăn chơi phè phỡn nhà cao cửa rộng. Thực tế thì ông Thiệu khi đi lưu vong sống cuộc đời khép kín, cũng không tỏ ra giàu có gì hết. Vợ con ông Nhu cũng vậy, bà Nhu chỉ có 1 căn nhà để ở và 1 căn hộ CC được tặng sau khi đã lưu vong. Ông Diệm không vợ không con, sống khắc khổ, nên mình không tin là ông ấy tham nhũng. Các bạn bò đỏ nên nhớ là các ông ấy thừa điều kiện để chuyển tiền ra nước ngoài lúc còn đương chức. Vậy số tiền đó đâu? Tham nhũng thế thì còn thua xa các ông cấp Bộ bây giờ, trong khi họ sống trên 1 đống đô la viện trợ.
Tác giả viết "Dưới sự chỉ đạo của Mỹ, Bảo Đại cho mời Diệm về làm thủ tướng năm 1954" là phủ nhận hoàn toàn tính chủ động của ông Diệm. Thực ra, Diệm lên làm thủ tướng là 1 quá trình phức tạp, khởi đầu từ tư tưởng chống thực dân từ những năm 30, khi làm quan đến chức thượng thư bộ Lại của triều đình Bảo Đại, rồi tìm cách dựa vào người Nhật để đánh Pháp. Cũng như Phan Bội Châu, ông theo phò hoàng thân Cường Để, cháu 4 đời của hoàng tử Cảnh. Khi Nhật đảo chính Pháp, NĐ D là người đầu tiên mà Bảo Đại mời làm thủ tướng. Nhưng vì người Nhật không ủng hộ, do quá khứ theo Cường Để, 1 giải pháp mà Nhật không còn hỗ trợ, nên bức thư của Bảo Đại đã bị người Nhật giấu đi. Nhân vật số 2 là Trần Trọng Kim được vời như chúng ta đã biết.
Sau năm 45, ông Diệm sang Mỹ để học tập và vận động hành lang thông qua giới chức Công giáo để được người Mỹ hỗ trợ. Ông thông qua người em là Ngô Đình Luyện (bạn của Bảo Đại) vận động Bảo Đại mời ông làm thủ tướng. Ông Diệm nhận lời với Bảo Đại là có điều kiện, đó là phải cho ông được toàn quyền về chính trị và quân sự với Quốc gia VN. Lúc đó Bảo Đại chỉ giống như vua 1 nước quân chủ lập hiến, quyền lực tượng trưng. Trước đó, Bảo Đại đã vài lần mời ông Diệm làm thủ tướng nhưng ông chưa đồng ý, do các điều kiện chưa được thỏa mãn. Tóm lại, lúc đó ông Diệm là nhân vật số 1 của phe không CS, là người có xuất thân có học thức, gia thế (bố và anh đã làm thượng thư và tổng đốc) và có mối tư thù với CS do bố con ông Ngô Đình Khôi bị VM giết không cần xử, lại là dân Công giáo chống cộng. Như vậy là Bảo Đại và người Mỹ đều cần đến Diệm và ngược lại, Diệm cũng cần họ để nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Ông Diệm cũng "yêu nước, chống thực dân, ra đi tìm đường cứu nước" theo cách của ông ấy, chứ hoàn toàn không phải kẻ cha căng chú kiết, bị động, được Mỹ dựng lên làm bù nhìn. Cái chết của ông ấy đã cho thấy điều ngược lại. Thực tế Mỹ cũng không chỉ đạo Bảo Đại mà do Diệm tự thân vận động.
Tác giả viết "Diệm hất cẳng Bảo Đại", về cơ bản cũng không sai, nhưng viết tóm tắt và dùng từ (oust) như vậy có thể làm độc giả hiểu sai bản chất, sẽ đánh giá Diệm là kẻ lừa thầy phản bạn. Thực ra quyết định trưng cầu dân ý và vận động hạ uy tín Bảo Đại của Diệm không hề là chủ đích từ đầu. Sau quá trình "dẹp loạn sứ quân" thân Pháp ở miền Nam, các phe phái thân Pháp và người Pháp vì muốn giữ lại quyền lợi phe nhóm nên kêu với Bảo Đại (tất nhiên thân Pháp hơn Mỹ nhiều) để Bảo Đại phế truất chức Ttg QGVN của Diệm. Diệm đã suýt bị đảo chính bởi tướng Hinh (thân Pháp) nhưng vì người Mỹ không ủng hộ nên tướng Hinh không dám ra tay và phải sang Pháp ra nhập quân đội Pháp. Sau đó Bảo Đại đã trao quyền tổng tham mưu trưởng cho tướng Nguyễn Văn Vỹ (cũng thân Pháp và Hinh), thực tế là để nắm hết quân đội, nhưng bị các tướng thân Diệm vô hiệu hóa. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc như thế nên ông Diệm phải dùng biện pháp cuối cùng là trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại/tín nhiệm NĐ D (bây giờ gọi là bỏ phiếu bất tín nhiệm). Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra thì có chiến dịch hạ uy tín của BĐ và cuộc bỏ phiếu do phe ông Diệm tiến hành nên dĩ nhiên là ông ấy thắng. Đó là thủ đoạn chính trị cho chắc ăn nhưng không thể vì điều đó để phủ nhận uy tín của NĐ D lúc đó.
Đánh giá về cuộc trưng cầu dân ý này, mình cho là nó cũng tương đối giống với bầu cử QH năm 46 do VNDCCH tổ chức. Chắc chắn việc tổ chức bầu cử là không khách quan, công bằng vì không có đối lập hay quốc tế giám sát, cử tri thì đa phần mù chữ (năm 46). Nhưng không thể vì điều đó mà phủ nhận uy tín của ông Hồ năm 46 và ông Diệm năm 55 ở miền Nam. Nếu không dùng thủ đoạn thì 2 ông này vẫn thắng thôi, nhưng tỷ lệ trúng cử sẽ thấp hơn.
Tác giả viết "Năm 1956, Diệm từ chối tổ chức tổng tuyển cử theo hiệp định Giơ ne vơ với lý do rằng những người dân miền Bắc sẽ bị bắt buộc phải bỏ phiếu cho cộng sản." là không đầy đủ. Lý do khác là chính quyền Quốc gia VN và Mỹ không hề ký hiệp định, nên không có trách nhiệm thực hiện.
Tác giá đánh giá hời hợt và sai lầm hoàn toàn về "Cải cách điền địa" dưới chế độ ông Diệm:
"Khi đóng chiếm miền Nam năm 1945, Việt Minh đã giúp người dân phân chia lại khoảng 600 nghìn héc ta đất, nhờ đó mà vô số nông dân được sở hữu đất, chấm dứt việc phải đóng tô. Năm 1955 Diệm bãi bỏ điều này và bắt nông dân phải tiếp tục đóng tô. Năm 1958, nông dân bắt buộc phải mua đất canh tác với thời hạn 6 năm. Chi phí này rất tốn kém và khiến người nông dân trở nên bất mãn bởi họ đã mặc nhiên coi đó là đất của mình."
Mình sẽ viết về cải cách điền địa dưới chế độ VNCH trong stt khác, vì quá dài. Thực ra cách họ làm văn minh và không bị xáo trộn xã hội như cách miền Bắc đã làm.
Dương Quốc Chính
Không có nhận xét nào