Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BÀN VỀ ĐỊNH NGHĨA DI SẢN LÀ GÌ CỦA TS TRẦN NGỌC KHÁNH

Bàn về định nghĩa Di Sản là gì của TS Trần Ngọc Khánh Theo bài viết này (xem >> https://tuoitre.vn/ca-hoi-thao-choang-vang-khi-b...

Bàn về định nghĩa Di Sản là gì của TS Trần Ngọc Khánh

Theo bài viết này (xem >> https://tuoitre.vn/ca-hoi-thao-choang-vang-khi-biet-18-di-san-noi-tieng-sai-gon-bien-mat-2019101908533808.htm), thầy TS Trần Ngọc Khánh giải thích về định nghĩa của Di Sản là “Di sản là tất cả các sản nghiệp con người thời trước để lại cho con cháu đời sau. Di sản, vì vậy, mang ý nghĩa nhân văn, tích chứa nhiều tiềm lực của đời sống, nên được gọi là di sản văn hóa”.



Thầy định nghĩa như thế, thật là làm cho độc giả đánh giá về trình độ TS của thầy.

Bởi vì thưa bạn, ví dụ, nếu pho tượng Phật Bamiyan khắc sâu vào núi nổi tiếng ở Afghanistan, đã bị chính quyền Talibạn năm xưa đặt mìn làm sụp đổ, thì xem ra như thế, chính quyền Taliban có để lại sản nghiệp gì cho con cháu người Afghans về pho tượng Phật gì đâu ?  Nhưng có phải vì thế mà pho tượng Phật Bamiyan không được gọi là di sản hay heritage không ? Thì xin thưa với bạn là không.  Di sản đâu phải chỉ là còn đó mới là di sản đâu bạn.  Trong Anh ngữ, người ta còn có cụm từ lost heritage tức di sản đã biến mất đấy chứ.

Và cái câu định nghĩa Di sản của thầy, nếu nó đúng, nó chỉ đúng với nghĩa hẹp của từ di sản.  Ví dụ ông bà mình để lại quyển sách gia phả, đó là di sản dòng tộc họ Wu đấy chứ.  Nhưng đem nó ra và nói rằng nó là Di sản Việt Nam, thì xin thú thật với bạn, mình thấy xấu hổ muốn chui xuống đất.  Còn bao nhiêu gia đình người Hoa khác đã từng hoặc đang sinh sống tại Sài Gòn, họ cũng có gia phả (sách vở và truyền miệng) đó thôi.  

Vậy di sản mà người ta bàn, khi bàn về di sản Sài Gòn, là những gì có sentimental value với người Sài Gòn kia, chứ chả phải cái thứ “sản nghiệp” dạng các quan tham bây giờ để lại tiền tỷ đô cho con cháu trong ngân hàng, và gọi đó là di sản Sài Gòn đâu đúng không bạn ?  

Thế nếu người ta phát hiện ra một di tích nào đó đã bị bỏ quên, bỏ quên cả mấy trăm năm, không hề có vụ “sản nghiệp con người thời trước để lại cho con cháu đời sau”, thế thì một di tích như thế có là một Di Sản Thế Giới World Heritage Site không ? Thì thưa bạn là có, và đầy luôn, một ví dụ là Di Sản Thế Giới Machu Picchu ở Peru được phát hiện ra, sau khi đã bị con người bỏ quên bao nhiêu năm đó thôi.  Đừng nói đâu xa, kế bên Việt Nam có Angkor Wat là nơi cũng đã bị quên lãng rồi sau này được phát hiện ra và được liệt kê là một World Heritage Site kìa.  Những Di Sản Thế Giới này, nào có liên quan gì đến “sản nghiệp con người thời trước để lại cho con cháu đời sau” như thầy Khánh định nghĩa đâu bạn nhỉ ? Chúng bị bỏ quên bao nhiêu thế kỷ đấy chứ.

Và có đúng là “Di sản là tất cả các sản nghiệp con người thời trước để lại cho con cháu đời sau” như thầy Khánh nêu ra không ? Thì xin thưa với bạn, ngay cả UNESCO cũng không dám viết thế.  Theo mạng chính thức của Di sản Thế giới (xem >> https://whc.unesco.org/en/faq/19), thì “World Heritage is the designation for places on Earth that are of outstanding universal value to humanity and as such, have been inscribed on the World Heritage List to be protected for future generations to appreciate and enjoy. Places as diverse and unique as the Pyramids of Egypt, the Great Barrier Reef in Australia, Galápagos Islands in Ecuador, the Taj Mahal in India, the Grand Canyon in the USA, or the Acropolis in Greece are examples of the 1007 natural and cultural places inscribed on the World Heritage List to date.”.  Như vậy theo UNESCO, thì Di sản Thế giới là một danh hiệu cho những nơi trên Trái Đất này mà có giá trị phổ quát nổi bật với loài người.  

Còn thầy Khánh từ đâu mà đem ra cái định nghĩa “Di sản là tất cả các sản nghiệp con người thời trước để lại cho con cháu đời sau”, thì có lẽ bạn nên về mà hỏi lại thầy vậy.  Định nghĩa một cách chung chung như thế, hoá ra là tiền bạc rủng rỉnh của các quan tham Sài Gòn đang để ở các ngân hàng cho con cháu cũng là di sản Sài Gòn cơ đấy.

Và đáng buồn hơn, phần lớn các di sản trên thế giới, đều rất ít liên quan đến việc là “sản nghiệp con người thời trước để lại cho con cháu đời sau” như thầy Khánh đã định nghĩa bạn ạ.  Một ví dụ là công viên quốc viên Mesa Verde National Park ở bên Mỹ, là một di sản thế giới, chắc chưa bao giờ là “sản nghiệp” nào mà do con người đời trước để lại cho con cháu đời sau cả. Nếu có, là chỉ có chính phủ Mỹ trước đây ký sắc lệnh biến nơi này thành ra một công viên quốc gia cho các thế hệ sau này của nước Mỹ có nơi mà biết văn hoá người bản xứ nước Mỹ là gì, chứ chưa bao giờ có vụ “sản nghiệp” nào ở đây cả bạn ạ. 

Như vậy, nếu một TS như thầy Khánh khi bàn về di sản, mà xem ra ngay cả cái định nghĩa của ông về di sản là có đầy vấn đề trong đó, vì nó chung chung và bậy quá, thì chúng ta có cần bàn tiếp theo về sự khác nhau giữa di sản và di tích như ông đã nêu ra không ?

Và mình thật là sửng sốt cho cái câu định nghĩa của thầy Khánh, rằng là “Một đặc điểm nổi trội của di sản văn hóa là giá trị sử dụng, "nếu không có giá trị sử dụng, di sản chỉ là di vật hoặc kỷ vật, mang giá trị lịch sử của di tích, mà khó phát huy các giá trị về văn hóa" - TS Trần Ngọc Khánh nhấn mạnh”.

Thưa bạn, thế pho tượng Status of Liberty (Nữ thần Tự Do) ở New York bên Mỹ, được gắn danh hiệu là Di sản Thế giới có giá trị sử dụng vào việc gì không ? Nếu bạn lên coi trên trạng World Heritage (xem >> https://whc.unesco.org/en/list/307/), thì di sản này được gắn danh hiệu Di sản Thế giới là vì “This colossal statue is a masterpiece of the human spirit” và “She endures as a highly potent symbol – inspiring contemplation, debate, and protest – of ideals such as liberty, peace, human rights, abolition of slavery, democracy, and opportunity.”.  Thế giá trị sử dụng ở đây là giá trị sử dụng như thế nào bạn nhỉ ? Nếu bạn phân tích rằng, giá trị sử dụng là giá trị tinh thần của bức tượng đấy, thì mình xin bạn, nói thế người ta cười cho, vì ngay cả cái cầu tiêu cũng có giá trị sử dụng là cho bạn đi cầu, thế trên thế giới này có cái gì mà không có giá trị sử dụng hả bạn ? Viết và giải thích như thích có là vẽ rắn thêm chân, và cho thiên hạ thấy cái dốt của một vị TS về văn hoá ở Việt Nam không ? Phát biểu như thế, có khác nào bạn ra ngoài chợ mà hỏi anh quét chợ về giá trị sử dụng cây chổi là gì.  Hỏi thế là dốt đúng không bạn ?

Làm sao mà môt TS bên Việt Nam lại có thể giảng định nghĩa Di Sản chung chung và tác hại đến thế hả bạn ? Chả lẽ thầy Khánh không đủ kiến thức để giảng Di Sản cho ngươì trí thức biết sao ? Chả lẽ thầy là TS lại đi giảng Di Sản chung chung như thế sao ? 

Mà thầy chỉ có kiến thức về Di Sản như thế, sao thầy lên tiếng giảng cho thiên hạ về Di Sản để làm gì nhỉ ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.

Thanks

Brian

Không có nhận xét nào