Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Bàn về việc dịch thuật thiếu nghiêm túc trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong của cô Thanh Thư

Bàn về việc dịch thuật thiếu nghiêm túc trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong của cô Thanh Thư Ví dụ trong Phần 1 Chương 1 có đoạn văn dưới đâ...

Bàn về việc dịch thuật thiếu nghiêm túc trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong của cô Thanh Thư

Ví dụ trong Phần 1 Chương 1 có đoạn văn dưới đây đã bị cô Thanh Thư dịch sai / thiếu hơi nhiều

****

Câu văn Anh ngữ “As to its extent, I shall here speak only of Cochin-China, which is part of the great kingdom of Tunchim, usurped by a king who was grandfather to him now reigning to Cochin-China, who rebelled against the great king of Tunchim for as yet the Portugueses have traded only in this province …”

Câu văn Pháp ngữ “Quant à son étendue, je ne parlerai ici que de la Cochinchine, qui est une partie du grand royaume du Tonkin, possédée par un roi, aïeul du roi régnant, qui se révolta contre le grand roi dudit Tonkin, et je ne parlerai que d’elle, parce que c’est la seule avec laquelle les Portugais ont commercé …”

Câu cô Thanh Thư dịch từ câu Pháp ngữ “Về lãnh thổ, tôi chỉ nói đến Đàng Trong, xưa kia là một phần của vương quốc rộng lớn Đàng Ngoài, nhưng do chúa Tiên nổi dậy chống lại chúa Đàng Ngoài nên giờ đây xứ nay được cai trị bởi cháu của ông.  Tôi sẽ chỉ nói đến Đàng Trong bởi vì chỉ với nơi đây người Bồ Đào Nha mới giao thương ….”

Câu Brian dịch theo câu Anh ngữ trên “Về phạm vi (đất đai) của nó, tôi chỉ đề cập ở đây về (xứ) Cochin-China, (Cochin-China) là một phần (đất đai) của cường quốc Tunchim, (nó) đã bị chiếm đoạt (từ Tunchim) bởi một vị vua, (vốn) là ông của người đang hiện thời cai trị (xứ) Cochin-China, (và vị vua hàng ông này là) người đã nổi dậy chống lại vị đại đế Tunchim, (và lý do mà tôi chỉ đề cập đến Cochin-China là) vì cho đến nay người Bồ Đào Nha vẫn chỉ mới giới hạn việc thương mại (của họ tập trung vào) khu vực (Cochin-China) này (mà thôi)…”.

*****

Như vậy, trong đoạn văn trên, vị vua chiếm đất Đàng Trong được nhắc đến, chưa bao giờ là chúa Tiên Nguyễn Hoàng như cô Thanh Thư đã dịch cả. Theo như câu văn trên, thì vị vua đó là ông của vị chúa Nguyễn đương cai trị thời đó (tức chúa Sãi), nghĩa là ngài Nguyễn Kim.  Và nếu vị vua ấy là ngài Nguyễn Kim, thì vị đại đế Bắc Hà được nhắc đến là một ông vua nhà Mạc. 

Vậy trong đoạn văn này, ông Borri đang viết về một “vị vua” là ông viết về ngài Nguyễn Kim, chứ chưa bao giờ là Chúa Tiên, tức ngài Nguyễn Hoàng, như cô Thanh Thư đã dịch cả.

Nhưng ngoài sự phân tích sai ở trên của cô Thanh Thư, điều đáng nói là khi cô dịch, thì danh từ “a king” trong Anh ngữ, lại bị cô, dựa vào sự phân tích sai của cô, mà lại dịch thành ra là “chúa Tiên” thay vì chỉ dịch chuẩn xác là “một vị vua”.  Và sự dịch thoát như thế này, nó lại dẫn độc giả đi sai còn xa hơn nữa trong việc nghiên cứu học thuật.  Đó là có khi độc giả lại ngộ nhận là 400 năm trước, ông Borri đã có viết chính xác danh từ “Chúa Tiên” nào đó.  Có khi độc giả lại nghĩ rằng đây là một phát hiện lớn trong ngành sử học Việt Nam cũng nên.  Nhưng thât ra, trong câu văn nguyên tác của ông Borri, làm gì có danh từ “Chúa Tiên” nào.  Mà thật ra, danh từ “Chúa Tiên” trong dịch phẩm này là do cô Thanh Thư, dựa vào sự phân tích sai của cô, mà  đã hoán đổi danh từ nguyên tác “a king” (một vị vua) thành ra là danh từ “Chúa Tiên” đó chứ.

Và sự dịch thoát sai đáng sợ như thế này, có phải chỉ trong trường hợp Chúa Tiên này trong dịch phẩm Xứ Đàng Trong của cô Thanh Thư không ? Đáng buồn là KHÔNG.  Ví dụ cô Thanh Thư đã dịch danh từ “the governor of Pulucambi” là “quan tuần phủ Quy Nhơn”, vì cô dựa vào câu văn trong Đại Nam Thực Lục là Chúa Tiên có lập ra phủ Quy Nhơn với các chức tuần phủ, khám lý nên cô nghĩ dịch như thế mới đúng.  Và vì cô nghĩ vậy, nên cô cho rằng ông Borri viết danh từ province là ông không phân biệt được đâu là tỉnh, đâu là phủ, đâu là xứ nên cô cho rằng dịch province trong ý câu văn này là phủ mới đúng.  Nhưng đáng tiếc, nếu cô Thanh Thư chịu khó tra từ province, thì trong lịch sử La Mã, nó có nghĩa là chỉ cho một khu vực lãnh thổ ở ngoài nước Ý dưới sự thống trị của một vị trấn thủ người La Mã (province - a territory outside Italy under a Roman governor).  Như vậy với bản nguyên tác được viết bằng tiếng Ý, rất có thể ông Borri khi viết danh từ province, là ông muốn nói đến môt khu vực lãnh thổ nằm ngoài vương quốc Đàng Ngoài được cai trị bởi một người (vốn) thuộc Đàng Ngoài, chứ ý ông Borri chưa bao giờ viết rõ là tỉnh, phủ hay xứ gì cả.

Nhưng do cô Thanh Thư chỉ biết danh từ province ngày nay với ý nghĩa cận đại là tỉnh nên cô mới suy luận ra rằng ông Borri viết lung tung, không phân biệt được đâu là tỉnh, là xứ, hay là phủ, và theo cô là phải dùng phủ mới đúng.  Nhưng đọc kỹ lại những gì ông Borri viết trong đoạn văn trên, ông viết rất rõ ràng các khu vực lãnh thổ rộng lớn khác nhau, ví dụ Thuận Hoá là một xứ, trong khi Phú Yên có thể là phủ hay dinh.  Vậy dùng danh từ province để chỉ cho các khu vực lãnh thổ, có các phạm vi khác nhau, nằm ngoài Đàng Ngoài do người (vốn là người) Đàng Ngoài cai trị là rất đúng.  Làm gì mà sai như cô Thanh Thư phân tích ? 

Và nếu province mà ông Borri dùng là chỉ để về một khu vực lãnh thổ chung chung nằm ngoài Đàng Ngoài, thì như thế danh từ “the governor of Pulucambi” chưa bao giờ là “quan Tuần phủ Quy Nhơn” như cô Thanh Thư đã dịch, mà đáng ra cần dịch là “quan trấn thủ Pulucambi”.  

Và dĩ nhiên đó là còn chưa nói, chúng ta chưa bàn đến về mô hình hành chính thời chúa Nguyễn, là các khu vực rộng lớn được gọi là dinh, với quan trấn thủ đứng đầu đấy chứ.

Và như vậy, khi đọc dịch phẩm Xứ Đàng Trong của cô Thanh Thư, khi mà bạn thấy đầy rẫy những danh từ “quan Tuần phủ Pulucambi”, bạn cảm thấy đau lòng cho tác phẩm Xứ Đàng Trong này lắm.  Phải chi mà cô Thanh Thư đừng tự lấy những gì cô suy diễn là đúng mà dịch đổi luôn cả cá danh từ viết trong nguyên tác ra thành các danh từ theo ý cô, và cô cứ dịch là “quan Trấn thủ Pulucambi” chẳng hạn, có phải là hay không ? Tại sao cô lại cần phải dịch thành “quan Tuần phủ Quy Nhơn” để mà đọc tới đâu thấy ngứa mắt tới đó vậy ? Dịch như vậy, có là nghiêm túc không ? Dịch như vậy, có là phụ lòng độc giả không ? Dịch như vậy, có là giết chết dịch phẩm không ? Thì mình để cho bạn tự suy gẫm vậy.

Đêm cuối tháng 2 năm 2020 @ San Jose, California

Brian






Không có nhận xét nào